“Đừng nghĩ ODA sẽ biến mất hoàn toàn”
Nội dung cuộc trò chuyện với ông Ajay Chhibber, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam
Năm nay, Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) sẽ tổ chức hội nghị hàng năm vào hai ngày 6 và 7/12/2007 tại Hà Nội. Hội nghị lần này sẽ tập trung vào chủ đề tạo lập nền tảng cho phát triển bền vững.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Ajay Chhibber, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về sự kiện này.
Tại sao Hội nghị CG năm nay lại có chủ đề tạo lập nền tảng cho phát triển bền vững, thưa ông?
Qua các con số về tăng trưởng, chúng tôi cùng Chính phủ đều nhận thấy Việt Nam rất thành công về cả mức tăng trưởng cũng như mức độ ổn định của sự tăng trưởng. Trên thực tế, có nước năm nay thì tăng trưởng 9-10% nhưng năm tiếp theo lại chỉ ở mức 4-5%. Nhưng Việt Nam ấn tượng ở chỗ, đặc biệt với tôi là người mới đến Việt Nam, không chỉ tăng trưởng cao mà còn rất ổn định. Điểm thú vị nữa là tăng trưởng nhanh nhưng cũng giảm nhanh tỉ lệ nghèo.
Tuy nhiên, khi Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao để chuyển sang một nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, thậm chí còn sớm hơn thì có điểm chúng ta cần lưu tâm là quản lí quá trình tăng trưởng đó như thế nào để đảm bảo mọi người đều được hưởng tăng trưởng, không làm gia tăng bất bình đẳng như đã xảy ra ở một số nước khác.
Một vấn đề nữa cũng đặt ra là những tác động đến môi trường. Nhiều nước có thể có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng cái giá phải trả về mặt môi trường, chi phí để làm sạch môi trường lại rất lớn và phải trả trong tương lai.
Kinh nghiệm những nước trong khu vực đã qua giai đoạn phát triển như Việt Nam cho thấy họ đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề đặt ra cho cải cách thể chế như làm thế nào để hệ thống tài chính vững mạnh hơn, quản lí phát triển hạ tầng tốt hơn, thu hút đầu tư tư nhân nhiều hơn nữa vào phát triển hạ tầng, xây dựng thể chế an sinh xã hội... Đó là giai đoạn khác hẳn, những người bị bỏ rơi, tụt hậu sẽ được chăm lo như thế nào; vấn đề giáo dục đại học làm sao đáp ứng được nhu cầu lao động của một nền kinh tế phát triển mạnh, nhanh.
Chúng tôi nghĩ, nếu nhìn xa Việt Nam sẽ cần phải có giải quyết ngay từ bây giờ. Điều đó cũng giải thích tại sao chúng tôi chọn chủ đề chính của CG cuối kỳ năm nay là tạo lập nền tảng cho phát triển bền vững.
Ông đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của Việt Nam từ Hội nghị CG trước cho đến nay, những cam kết của Chính phủ Việt Nam thực hiện trong sử dụng hiệu quả viện trợ ODA?
2007 là một năm đáng ghi nhớ với con số kỷ lục về FDI, phát hành trái phiếu quốc tế, gia nhập WTO... Tất cả những điều này đã đem đến niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. ODA năm ngoái cam kết cũng cao hơn năm trước đó và con số sử dụng ODA cũng cho thấy đã tăng tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những yếu tố tác động làm chậm các giải ngân ODA trong ngành giao thông do ảnh hưởng của vụ PMU 18.
Như vậy, bức tranh cũng rất khác nhau về vấn đề sử dụng hiệu quả ODA. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhận ra. Thủ tướng Việt Nam trong bài phát biểu trước Quốc hội cũng nhấn mạnh cần tập trung khắc phục những ách tắc, vướng mắc trong quá trình thực hiện ODA.
Sau một năm thực hiện phân cấp quản lí ODA về địa phương, ông nhận thấy tình hình sử dụng ODA có gì thay đổi không?
Ở đây bức tranh cũng khác nhau. Một số tỉnh, một số nơi sử dụng hiệu quả ODA hơn sau khi phân cấp, một số tỉnh khác lại không. Một phần do năng lực cán bộ cấp tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu.
Do đó, chúng ta phải sử dụng một phần ODA để nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh. Trong quá trình xây dựng năng lực, chúng tôi cũng muốn chỉ ra xem tỉnh nào còn yếu, tỉnh nào sử dụng ODA tốt và rút kinh nghiệm từ đó để phổ biến cho các tỉnh thực hiện còn chậm hơn.
Có ý kiến lo ngại rằng khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ bị cắt và Việt Nam chỉ có thể trông chờ vào nguồn vốn FDI để đầu tư phát triển, ông nghĩ sao về điều này?
Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các nhà tại trợ sẽ giảm mạnh viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, đừng nghĩ ODA sẽ biến mất hoàn toàn và FDI sẽ tăng. Không phải như vậy, vì vẫn có những lĩnh vực Việt Nam cần phải có ODA mà khó có thể thu hút được FDI, như đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn...
Ngay như trong lĩnh vực hạ tầng cũng vẫn cần cả hai nguồn vốn. Kinh nghiệm của các nước khác cho chúng ta thấy đầu tư tư nhân nước ngoài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như lĩnh vực mạng lưới giao thông cơ bản, còn liên quan đến đường truyền dẫn điện thì khu vực công vẫn phải đảm nhiệm chính. Do đó, Việt Nam vẫn cần phải có thêm ODA khi chuyển đổi nền kinh tế của mình. WB sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ của mình và cho vay ưu đãi thông qua kênh ngân hàng tái thiết (IBRD).
Tại cuộc họp CG này, chúng tôi sẽ làm sao thuyết phục các đối tác phát triển đối với Việt Nam rằng Việt Nam trong vòng 3-4 năm tới vẫn cần hỗ trợ rất nhiều ODA. Qua các cuộc thảo luận với các nhà tài trợ, chúng tôi thấy rằng các nhà tài trợ vẫn tiếp tục cam kết hỗ trợ ODA rất mạnh cho Việt Nam trong vài năm sắp tới.
Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông Ajay Chhibber, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về sự kiện này.
Tại sao Hội nghị CG năm nay lại có chủ đề tạo lập nền tảng cho phát triển bền vững, thưa ông?
Qua các con số về tăng trưởng, chúng tôi cùng Chính phủ đều nhận thấy Việt Nam rất thành công về cả mức tăng trưởng cũng như mức độ ổn định của sự tăng trưởng. Trên thực tế, có nước năm nay thì tăng trưởng 9-10% nhưng năm tiếp theo lại chỉ ở mức 4-5%. Nhưng Việt Nam ấn tượng ở chỗ, đặc biệt với tôi là người mới đến Việt Nam, không chỉ tăng trưởng cao mà còn rất ổn định. Điểm thú vị nữa là tăng trưởng nhanh nhưng cũng giảm nhanh tỉ lệ nghèo.
Tuy nhiên, khi Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao để chuyển sang một nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, thậm chí còn sớm hơn thì có điểm chúng ta cần lưu tâm là quản lí quá trình tăng trưởng đó như thế nào để đảm bảo mọi người đều được hưởng tăng trưởng, không làm gia tăng bất bình đẳng như đã xảy ra ở một số nước khác.
Một vấn đề nữa cũng đặt ra là những tác động đến môi trường. Nhiều nước có thể có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng cái giá phải trả về mặt môi trường, chi phí để làm sạch môi trường lại rất lớn và phải trả trong tương lai.
Kinh nghiệm những nước trong khu vực đã qua giai đoạn phát triển như Việt Nam cho thấy họ đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề đặt ra cho cải cách thể chế như làm thế nào để hệ thống tài chính vững mạnh hơn, quản lí phát triển hạ tầng tốt hơn, thu hút đầu tư tư nhân nhiều hơn nữa vào phát triển hạ tầng, xây dựng thể chế an sinh xã hội... Đó là giai đoạn khác hẳn, những người bị bỏ rơi, tụt hậu sẽ được chăm lo như thế nào; vấn đề giáo dục đại học làm sao đáp ứng được nhu cầu lao động của một nền kinh tế phát triển mạnh, nhanh.
Chúng tôi nghĩ, nếu nhìn xa Việt Nam sẽ cần phải có giải quyết ngay từ bây giờ. Điều đó cũng giải thích tại sao chúng tôi chọn chủ đề chính của CG cuối kỳ năm nay là tạo lập nền tảng cho phát triển bền vững.
Ông đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của Việt Nam từ Hội nghị CG trước cho đến nay, những cam kết của Chính phủ Việt Nam thực hiện trong sử dụng hiệu quả viện trợ ODA?
2007 là một năm đáng ghi nhớ với con số kỷ lục về FDI, phát hành trái phiếu quốc tế, gia nhập WTO... Tất cả những điều này đã đem đến niềm tin mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam. ODA năm ngoái cam kết cũng cao hơn năm trước đó và con số sử dụng ODA cũng cho thấy đã tăng tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những yếu tố tác động làm chậm các giải ngân ODA trong ngành giao thông do ảnh hưởng của vụ PMU 18.
Như vậy, bức tranh cũng rất khác nhau về vấn đề sử dụng hiệu quả ODA. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhận ra. Thủ tướng Việt Nam trong bài phát biểu trước Quốc hội cũng nhấn mạnh cần tập trung khắc phục những ách tắc, vướng mắc trong quá trình thực hiện ODA.
Sau một năm thực hiện phân cấp quản lí ODA về địa phương, ông nhận thấy tình hình sử dụng ODA có gì thay đổi không?
Ở đây bức tranh cũng khác nhau. Một số tỉnh, một số nơi sử dụng hiệu quả ODA hơn sau khi phân cấp, một số tỉnh khác lại không. Một phần do năng lực cán bộ cấp tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu.
Do đó, chúng ta phải sử dụng một phần ODA để nâng cao năng lực cho cán bộ cấp tỉnh. Trong quá trình xây dựng năng lực, chúng tôi cũng muốn chỉ ra xem tỉnh nào còn yếu, tỉnh nào sử dụng ODA tốt và rút kinh nghiệm từ đó để phổ biến cho các tỉnh thực hiện còn chậm hơn.
Có ý kiến lo ngại rằng khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ bị cắt và Việt Nam chỉ có thể trông chờ vào nguồn vốn FDI để đầu tư phát triển, ông nghĩ sao về điều này?
Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các nhà tại trợ sẽ giảm mạnh viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, đừng nghĩ ODA sẽ biến mất hoàn toàn và FDI sẽ tăng. Không phải như vậy, vì vẫn có những lĩnh vực Việt Nam cần phải có ODA mà khó có thể thu hút được FDI, như đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn...
Ngay như trong lĩnh vực hạ tầng cũng vẫn cần cả hai nguồn vốn. Kinh nghiệm của các nước khác cho chúng ta thấy đầu tư tư nhân nước ngoài chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như lĩnh vực mạng lưới giao thông cơ bản, còn liên quan đến đường truyền dẫn điện thì khu vực công vẫn phải đảm nhiệm chính. Do đó, Việt Nam vẫn cần phải có thêm ODA khi chuyển đổi nền kinh tế của mình. WB sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ của mình và cho vay ưu đãi thông qua kênh ngân hàng tái thiết (IBRD).
Tại cuộc họp CG này, chúng tôi sẽ làm sao thuyết phục các đối tác phát triển đối với Việt Nam rằng Việt Nam trong vòng 3-4 năm tới vẫn cần hỗ trợ rất nhiều ODA. Qua các cuộc thảo luận với các nhà tài trợ, chúng tôi thấy rằng các nhà tài trợ vẫn tiếp tục cam kết hỗ trợ ODA rất mạnh cho Việt Nam trong vài năm sắp tới.