"Đừng quá lo với nhập siêu"
"Nhập siêu lớn hiện nay là cảnh giác, không coi thường. Nhưng chúng tôi không hoảng hốt và cũng khuyên mọi người đừng hoảng hốt"
Trong tám tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu lên gần 7 tỉ USD, tăng hơn 50% so với năm 2006. Thế nhưng, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, đừng nên hoảng hốt trước nhập siêu...
Thứ trưởng Nhuyễn Cẩm Tú cho biết: “Quan điểm của Bộ Công Thương trong tình hình nhập siêu lớn hiện nay là cảnh giác, không coi thường. Nhưng chúng tôi không hoảng hốt và cũng khuyên mọi người đừng hoảng hốt.
Biện pháp cơ bản để giảm nhập siêu không phải là giảm nhập khẩu mà căn cơ nhất là phải tăng cường xuất khẩu. Hiện có nhiều ý kiến yêu cầu phải giảm nhập khẩu. Biện pháp này ngày xưa đúng nhưng bây giờ không đúng nữa.
Trước ta nhập để ăn, để tiêu và không có gì bù lại ngoài đi vay nên để giảm nhập siêu phải giảm nhập khẩu. Nhưng bây giờ nhập siêu để phát triển sản xuất, ta có tiền để trả. Một số nguồn vốn để nhập khẩu đúng là cũng phải đi vay nhưng đó là vay bền vững, còn vay không bền vững dù có nhưng không nhiều. Vì vậy, rủi ro trong nhập khẩu ở Việt Nam không nhiều.
Dự kiến sẽ giảm nhập siêu từ nguồn xuất khẩu nào?
Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam thời gian qua tăng về lượng, bây giờ đã chững lại. Dệt may, da giày đang gặp nhiều cản trở trên thị trường thế giới. Vì vậy, tăng xuất khẩu phải tập trung vào tăng chất lượng hàng xuất khẩu, đưa ra những mặt hàng mới, sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao.
Muốn thế phải có thời gian. Mà thời gian ấy chính là lúc này, với những việc ta đang làm như triển khai dự án, xây dựng nhà máy... nên chúng ta phải chịu khó để 1 - 2 năm nữa sẽ thu sản phẩm.
Vì vậy, nên nhìn nhập siêu với con mắt tích cực. Nhập siêu là để tăng xuất khẩu ngày mai, thậm chí để tăng xuất khẩu hôm nay, vì có nhập nguyên liệu thì ngành dệt may mới có thứ để làm rồi xuất khẩu...
Như vậy Việt Nam còn nhập siêu cao trong một vài năm nữa?
Việt Nam mới vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư tăng kéo nhu cầu nhập khẩu tăng theo nên phải chấp nhận. Nếu nhập siêu chỉ để tiêu xài, chúng tôi sẽ tìm biện pháp cắt ngay. Nhưng nhập siêu để sản xuất, nếu giảm sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế.
Phần tăng nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng vừa qua là 67,08% thuộc bảy nhóm mặt hàng gồm máy móc, thiết bị, máy tính, dầu, sắt thép... Về nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhiều người kêu lớn nhưng điện tử tiêu dùng cũng chỉ tăng hơn 300 triệu USD...
Tổng các mặt hàng tiêu dùng thời gian qua, Việt Nam nhập tăng so với cùng kỳ chỉ 852 triệu USD so với khoảng 10 tỉ USD tổng nhập khẩu tăng thêm so với 2006 thì rõ ràng không đáng kể.
Nhập siêu tăng có lý do từ giảm thuế khi vào WTO?
Cái đó là có nhưng không cơ bản. Phần tăng hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 8,52% tổng mức tăng hàng nhập khẩu. Ta đang nhận được lợi ích từ WTO vì nhập được nguyên vật liệu, máy móc với giá rẻ hơn...
Thứ trưởng Nhuyễn Cẩm Tú cho biết: “Quan điểm của Bộ Công Thương trong tình hình nhập siêu lớn hiện nay là cảnh giác, không coi thường. Nhưng chúng tôi không hoảng hốt và cũng khuyên mọi người đừng hoảng hốt.
Biện pháp cơ bản để giảm nhập siêu không phải là giảm nhập khẩu mà căn cơ nhất là phải tăng cường xuất khẩu. Hiện có nhiều ý kiến yêu cầu phải giảm nhập khẩu. Biện pháp này ngày xưa đúng nhưng bây giờ không đúng nữa.
Trước ta nhập để ăn, để tiêu và không có gì bù lại ngoài đi vay nên để giảm nhập siêu phải giảm nhập khẩu. Nhưng bây giờ nhập siêu để phát triển sản xuất, ta có tiền để trả. Một số nguồn vốn để nhập khẩu đúng là cũng phải đi vay nhưng đó là vay bền vững, còn vay không bền vững dù có nhưng không nhiều. Vì vậy, rủi ro trong nhập khẩu ở Việt Nam không nhiều.
Dự kiến sẽ giảm nhập siêu từ nguồn xuất khẩu nào?
Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam thời gian qua tăng về lượng, bây giờ đã chững lại. Dệt may, da giày đang gặp nhiều cản trở trên thị trường thế giới. Vì vậy, tăng xuất khẩu phải tập trung vào tăng chất lượng hàng xuất khẩu, đưa ra những mặt hàng mới, sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao.
Muốn thế phải có thời gian. Mà thời gian ấy chính là lúc này, với những việc ta đang làm như triển khai dự án, xây dựng nhà máy... nên chúng ta phải chịu khó để 1 - 2 năm nữa sẽ thu sản phẩm.
Vì vậy, nên nhìn nhập siêu với con mắt tích cực. Nhập siêu là để tăng xuất khẩu ngày mai, thậm chí để tăng xuất khẩu hôm nay, vì có nhập nguyên liệu thì ngành dệt may mới có thứ để làm rồi xuất khẩu...
Như vậy Việt Nam còn nhập siêu cao trong một vài năm nữa?
Việt Nam mới vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư tăng kéo nhu cầu nhập khẩu tăng theo nên phải chấp nhận. Nếu nhập siêu chỉ để tiêu xài, chúng tôi sẽ tìm biện pháp cắt ngay. Nhưng nhập siêu để sản xuất, nếu giảm sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế.
Phần tăng nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng vừa qua là 67,08% thuộc bảy nhóm mặt hàng gồm máy móc, thiết bị, máy tính, dầu, sắt thép... Về nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhiều người kêu lớn nhưng điện tử tiêu dùng cũng chỉ tăng hơn 300 triệu USD...
Tổng các mặt hàng tiêu dùng thời gian qua, Việt Nam nhập tăng so với cùng kỳ chỉ 852 triệu USD so với khoảng 10 tỉ USD tổng nhập khẩu tăng thêm so với 2006 thì rõ ràng không đáng kể.
Nhập siêu tăng có lý do từ giảm thuế khi vào WTO?
Cái đó là có nhưng không cơ bản. Phần tăng hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 8,52% tổng mức tăng hàng nhập khẩu. Ta đang nhận được lợi ích từ WTO vì nhập được nguyên vật liệu, máy móc với giá rẻ hơn...