Được “cứu”, lãi suất vẫn đột biến
Ngân hàng Nhà nước “bơm” tiền, cuộc đua lãi suất trên thị trường vẫn tiếp tục gấp rút và quyết liệt hơn
Ngân hàng Nhà nước “bơm” tiền, cuộc đua lãi suất trên thị trường vẫn tiếp tục gấp rút và quyết liệt hơn.
Ngày 21/2, thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ 10.000 tỷ đồng vốn cho các ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nâng tổng lượng tiền đưa ra từ đầu tuần lên 33.000 tỷ đồng.
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận thông tin này nhưng từ chối đưa ra bình luận. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng đã hạ nhiệt, chỉ còn giao động quanh mức 12%.
Tuy nhiên, trên thị trường ngân hàng, lãi suất VND tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt theo từng ngày, bởi phía sau những thông báo mới lượng tiền đổ về càng lớn.
Trong ngày 20/2, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tung “bom tấn” bằng chương trình tiết kiệm “siêu lãi suất”, kỳ hạn 1 tháng lên tới 12%/năm. Mức lãi này được áp dụng từ 13 giờ cùng ngày lập tức khiến một số chi nhánh ngân hàng quá tải, lượng tiền gửi trong ngày tăng đột biến khoảng trên 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, ước tính bình quân lượng tiền gửi ở một ngân hàng cổ phần có mạng lưới rộng hơn SeABank, thâm niên hơn, có chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng chỉ huy động được khoảng 40 tỷ đồng/ngày giao dịch.
Những con số trên chắc chắn đã được các ngân hàng trong hệ thống cập nhật, quan tâm. Và ngay sau khi SeABank công bố mức “siêu lãi suất”, một số ngân hàng khác lập tức họp bàn quyết định và tiếp tục “theo đến cùng” cuộc đua.
Sáng ngày 21/2, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình tiết kiệm lãi suất “siêu hấp dẫn”. Đây là lần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp của SHB trong vòng 10 ngày qua. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng chính thức soán ngôi của SeABank, lên 12,5%/năm. Các kỳ hạn ngắn cũng tăng mạnh như 2 tháng lên 12% và 3 tháng là 11,5%.
Nhưng đó chưa phải là kỷ lục của đợt biến động hiện nay. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) quyết định tạo một cách biệt lớn khi nâng lãi suất kỳ hạn 12 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) lên tới 13,8%/năm, áp dụng từ ngày 21/2, tạo một thách thức lớn đối với các ngân hàng khác. Đáng chú ý đây là lần điều chỉnh thứ 5 liên tiếp của SCB trong vòng một tháng qua và là lần thứ 3 liên tiếp tính theo ngày.
Căng thẳng và dồn dập, những đỉnh cao trên buộc một số thành viên khác vốn đang khá ung dung phải vào cuộc, bởi quyền lợi của khách hàng mình bị so sánh. Đây cũng là nguyên do khiến ngày 21/2 thị trường tiếp tục đón nhận loạt thông báo lãi suất mới.
Trong loạt thông báo trên, có một điểm chung là cùng mục tiêu bảo vệ khách hàng trước lạm phát tăng cao. Và sau VPBank, SCB cũng đã triển khai chính sách huy động mới “Lạm phát vẫn có lãi”, cam kết bảo toàn giá trị tiền gửi bằng mức chênh lệch Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thực tế tại thời điểm đến hạn so với thời điểm gửi cộng (+) % biên độ trong suốt thời gian gửi tiền.
Như vậy, qua ngày 21/2, đỉnh lãi suất huy động VND được xác lập ở mốc 13,8%. Đây là đích khó phá bởi chênh lệch quá lớn và dự báo sẽ tạm chốt trong ngắn hạn. Bản thân các ngân hàng cũng mong sớm xác định mức cao nhất để sớm ổn định hoạt động. Ngoài ra, lãi suất không thể tăng quá cao vì ngoài chi phí còn phải xét đến khả năng cắt giảm khi nguồn vốn sung túc trở lại.
Ở một hướng khác, các nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng cũng mong lãi suất ổn định, hoạt động sớm trở lại cân bằng, bởi họ là những người “ít việc” trong suốt thời gian qua, khi hoạt động cho vay gần như chốt hẳn.
Ngày 21/2, thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ 10.000 tỷ đồng vốn cho các ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nâng tổng lượng tiền đưa ra từ đầu tuần lên 33.000 tỷ đồng.
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận thông tin này nhưng từ chối đưa ra bình luận. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng đã hạ nhiệt, chỉ còn giao động quanh mức 12%.
Tuy nhiên, trên thị trường ngân hàng, lãi suất VND tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt theo từng ngày, bởi phía sau những thông báo mới lượng tiền đổ về càng lớn.
Trong ngày 20/2, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tung “bom tấn” bằng chương trình tiết kiệm “siêu lãi suất”, kỳ hạn 1 tháng lên tới 12%/năm. Mức lãi này được áp dụng từ 13 giờ cùng ngày lập tức khiến một số chi nhánh ngân hàng quá tải, lượng tiền gửi trong ngày tăng đột biến khoảng trên 120 tỷ đồng.
Trong khi đó, ước tính bình quân lượng tiền gửi ở một ngân hàng cổ phần có mạng lưới rộng hơn SeABank, thâm niên hơn, có chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng chỉ huy động được khoảng 40 tỷ đồng/ngày giao dịch.
Những con số trên chắc chắn đã được các ngân hàng trong hệ thống cập nhật, quan tâm. Và ngay sau khi SeABank công bố mức “siêu lãi suất”, một số ngân hàng khác lập tức họp bàn quyết định và tiếp tục “theo đến cùng” cuộc đua.
Sáng ngày 21/2, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình tiết kiệm lãi suất “siêu hấp dẫn”. Đây là lần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp của SHB trong vòng 10 ngày qua. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng chính thức soán ngôi của SeABank, lên 12,5%/năm. Các kỳ hạn ngắn cũng tăng mạnh như 2 tháng lên 12% và 3 tháng là 11,5%.
Nhưng đó chưa phải là kỷ lục của đợt biến động hiện nay. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) quyết định tạo một cách biệt lớn khi nâng lãi suất kỳ hạn 12 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) lên tới 13,8%/năm, áp dụng từ ngày 21/2, tạo một thách thức lớn đối với các ngân hàng khác. Đáng chú ý đây là lần điều chỉnh thứ 5 liên tiếp của SCB trong vòng một tháng qua và là lần thứ 3 liên tiếp tính theo ngày.
Căng thẳng và dồn dập, những đỉnh cao trên buộc một số thành viên khác vốn đang khá ung dung phải vào cuộc, bởi quyền lợi của khách hàng mình bị so sánh. Đây cũng là nguyên do khiến ngày 21/2 thị trường tiếp tục đón nhận loạt thông báo lãi suất mới.
Trong loạt thông báo trên, có một điểm chung là cùng mục tiêu bảo vệ khách hàng trước lạm phát tăng cao. Và sau VPBank, SCB cũng đã triển khai chính sách huy động mới “Lạm phát vẫn có lãi”, cam kết bảo toàn giá trị tiền gửi bằng mức chênh lệch Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thực tế tại thời điểm đến hạn so với thời điểm gửi cộng (+) % biên độ trong suốt thời gian gửi tiền.
Như vậy, qua ngày 21/2, đỉnh lãi suất huy động VND được xác lập ở mốc 13,8%. Đây là đích khó phá bởi chênh lệch quá lớn và dự báo sẽ tạm chốt trong ngắn hạn. Bản thân các ngân hàng cũng mong sớm xác định mức cao nhất để sớm ổn định hoạt động. Ngoài ra, lãi suất không thể tăng quá cao vì ngoài chi phí còn phải xét đến khả năng cắt giảm khi nguồn vốn sung túc trở lại.
Ở một hướng khác, các nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng cũng mong lãi suất ổn định, hoạt động sớm trở lại cân bằng, bởi họ là những người “ít việc” trong suốt thời gian qua, khi hoạt động cho vay gần như chốt hẳn.