Được dùng “biện pháp mạnh” trong tái cơ cấu ngân hàng
Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn rủi ro
Các bộ, ngành địa phương phải tập trung, nỗ lực đẩy mạnh việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục tập trung vào 3 lĩnh vực đầu tư công, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Theo nghị quyết về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2016 vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án cơ cấu lại ngành, lĩnh vực và của địa phương còn lại, chậm nhất trong quý 2/2016. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trong quý 3/2016.
Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư và những tác động đến kinh tế vĩ mô của vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các khoản vốn vay khác của nhà nước. Tập trung vốn tín dụng đầu tư của nhà nước để đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khuyến khích huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn của Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, bằng các hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP), đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết...
Về tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng, bao gồm cả các tổ chức tín dụng yếu kém, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính; cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ; từng bước cơ cấu lại hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của Nhà nước. Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại theo nguyên tắc tự nguyện giữa các tổ chức tín dụng; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài có năng lực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Kiểm soát và xử lý hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, cổ đông lớn chi phối; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả, đặc biệt các ngành, lĩnh vực phi tài chính.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu để có giải pháp củng cố, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước.
Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện triển khai các Nghị quyết Trung ương về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tập trung triển khai phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ động xây dựng phương án và tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần, vốn góp.
Cùng với đó là rà soát, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần trình Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo bộ quản lý ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo nghị quyết về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2016 vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án cơ cấu lại ngành, lĩnh vực và của địa phương còn lại, chậm nhất trong quý 2/2016. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trong quý 3/2016.
Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu tư và những tác động đến kinh tế vĩ mô của vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các khoản vốn vay khác của nhà nước. Tập trung vốn tín dụng đầu tư của nhà nước để đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khuyến khích huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để bổ sung nguồn vốn của Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, bằng các hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP), đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết...
Về tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng, bao gồm cả các tổ chức tín dụng yếu kém, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính; cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ; từng bước cơ cấu lại hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chính phủ yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của Nhà nước. Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại theo nguyên tắc tự nguyện giữa các tổ chức tín dụng; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nước ngoài có năng lực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Kiểm soát và xử lý hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, cổ đông lớn chi phối; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả, đặc biệt các ngành, lĩnh vực phi tài chính.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu để có giải pháp củng cố, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước.
Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện triển khai các Nghị quyết Trung ương về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tập trung triển khai phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ động xây dựng phương án và tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần, vốn góp.
Cùng với đó là rà soát, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần trình Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo bộ quản lý ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.