“Đuội” như cổ phiếu chứng khoán!
Cổ phiếu ngành chứng khoán - nhóm từng được xem là chỉ báo sớm cho xu hướng thị trường - đang rơi vào cảnh chợ chiều
Vai trò dẫn dắt thị trường và chỉ báo sớm của nhóm cổ phiếu chứng khoán đã không còn khi thị trường chứng khoán tiếp tục kéo dài thời gian đi ngang. Thanh khoản sụt giảm, giao dịch nguội lạnh khiến kết quả kinh doanh quý 3 của các tổ chức khó “đẹp”.
Điểm sáng lẻ loi
Ngày 13/10, trong nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán niêm yết, duy nhất AGR của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng kịch trần lên mức 12.800 đồng/cổ phiếu. Trong 7 phiên gần đây, AGR cũng tỏ ra mạnh hơn thị trường khi có tới 5 phiên tăng kịch trần. Ngay trong thời điểm VN-Index đảo chiều đi xuống khi gặp mức kháng cự 470 điểm, AGR vẫn tiếp tục tăng giá và chỉ điều chỉnh duy nhất một phiên ngày 11/10.
Tuy nhiên, điểm sáng lẻ loi của AGR cũng không “cứu nguy” được cho nhóm cổ phiếu này.
Hiện trên cả hai sàn có chẵn 25 công ty chứng khoán niêm yết cổ phiếu. Trong số này, có tới 13 mã đang giao dịch loanh quanh mức mệnh giá (dưới 12.000 đồng/cổ phiếu). Cá biệt, có 4 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá là AVS, CTS, HPC và TAS, chưa kể 7 mã khác đang ở mức 10.x đồng/cổ phiếu.
Nếu nhóm 25 cổ phiếu ngành chứng khoán đang niêm yết tại HOSE và HNX để tạo nên một chỉ số riêng thì bức tranh biến động giá cho thấy một gam màu tối. Do biên độ giá của hai sàn khác nhau nên chỉ số này không thể so sánh với VN-Index hay HNX-Index, nhưng so với diễn biến của chính nó, chỉ số đã giảm khoảng 36% trong vòng 3 tháng qua và đã giảm xuống dưới đáy ngày 25/8.
Tính riêng với VN-Index, kể từ khi chạm đáy 423,89 điểm (tính từ đầu năm đến nay) vào ngày 25/8 vừa qua, hiện chỉ số này đã tăng 7,18%. Trong khi đó, AGR tăng 11,93%, SBS tăng 13,72%, SSI tăng 1,98%, riêng HCM giảm 4,89%.
Tương tự, với HNX-Index, kể từ khi xác lập đáy 118,28 điểm vào ngày 27/8, hiện chỉ số này đã tăng 1,29%. Một số cổ phiếu giảm mạnh trong cùng thời gian và rơi xuống dưới đáy trước đó phải kể đến như WSS, VND, VIX, VIG, TAS, SME, SHS…
Khó vực dậy nhờ kết quả kinh doanh quý
Với bối cảnh thị trường chung ảm đạm của quý 3, kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán khó có sự đột phá. Báo cáo sớm của một số công ty cũng bắt đầu hé lộ những con số không đẹp.
VND công bố lợi nhuận trước thuế ước tính khoảng 53 tỷ đồng. Con số này dù chưa chính thức nhưng cũng thấp hơn đáng kể so với mức 116,7 tỷ đồng của quý 2 và 109,1 tỷ đồng trong quý 1/2010. TAS trong quý 3 dự kiến lỗ trên 2 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2010, TAS ghi nhận lãi sau thuế khoảng 7,6 tỷ đồng. APS báo cáo nhanh quý 3 lãi khoảng 12 tỷ đồng, một con số sụt giảm mạnh so với 35 tỷ đồng của quý 2.
“Hoành tráng” thứ hai sau VND trong số vài công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh sơ bộ đến thời điểm này, là PSI với mức lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 22,2 tỷ đồng. Tuy nhiên mức lợi nhuận này vẫn giảm mạnh so với 36,1 tỷ đồng của quý trước.
Các mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu cho đa số công ty chứng khoán đến nay vẫn là tự doanh; dịch vụ đi kèm như ứng trước tiền; tư vấn niêm yết; môi giới… Tuy nhiên các hoạt động này chịu ảnh hướng lớn của yếu tố thị trường. Theo thống kê thì khoảng 14/25 công ty chứng khoán đang niêm yết vẫn phụ thuộc nhiều vào mảng tự doanh. Từ con số dự phòng giảm giá ghi nhận vào thời điểm 30/6/2010, có thể thấy khá nhiều công ty vẫn đang "kẹp" hàng. Diễn biến giá trong quý 3 không thuận lợi nên khả năng đạt lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sẽ không cao.
Theo kết quả kinh doanh quý 2, một số công ty chứng khoán có khoản dự phòng giảm giá đầu tư cao phải kể đến như KLS lỗ 22,3 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng 73 tỷ đồng, CTS lỗ 5,3 tỷ đồng và HPC lỗ 2,7 tỷ đồng, BVS lỗ 0,7 tỷ đồng, HPC lỗ 2,7 tỷ. Thường các công ty có mảng tự doanh mạnh đều gặp khó khăn dẫn đến việc thị trường định giá ở mức thấp do khả năng hoàn nhập thấp.
Các công ty còn lại tuy báo cáo lãi trong quý 2 tính cả khoản trích lập dự phòng nhưng thiếu vắng sự đột biến trong quý 3. SSI là công ty dẫn đầu mảng chứng khoán về lợi nhuận, nhưng giá từ đầu tháng 9 đến nay vẫn sụt giảm mạnh hơn thị trường chung.
AGR là trường hợp hiếm hoi tăng giá cũng không hẳn vì sự ổn định trong mảng kinh doanh trái phiếu mà nhờ thông tin hỗ trợ tốt. Ngày 13/10, AGR ra tin dự kiến mua lại 3 triệu cổ phiếu quỹ. Trước đó Chủ tịch Hội đồng Quản trị AGR cũng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu từ ngày 18/10 tới. AGR đã “nhanh chân” tăng giá trước khi tin được công bố và trong 8 phiên từ đầu tháng 10 đến nay, giá đã tăng 26,7%.
Mặc dù hoạt động kinh doanh quý 3 không nhiều triển vọng, nhưng đa số cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết hiện rơi về mức hỗ trợ rất “cứng” quanh mệnh giá. Nếu xu hướng thị trường tốt lên trong thời điểm cuối năm và đầu năm tới, khả năng đầu tư dài hạn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn lướt sóng. Mặt khác, tính đầu cơ cao ở một số mã như KLS cũng kỳ vọng tạo sóng.
Thực tế trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp lỗ nhưng giá cổ phiếu vẫn cao hơn cả cổ phiếu công ty chứng khoán làm ăn có lãi. Điều đó cho thấy, yếu tố kỳ vọng trong thời điểm hiện tại mang tính dẫn dắt nhiều hơn là các yếu tố cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh doanh.
Điểm sáng lẻ loi
Ngày 13/10, trong nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán niêm yết, duy nhất AGR của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng kịch trần lên mức 12.800 đồng/cổ phiếu. Trong 7 phiên gần đây, AGR cũng tỏ ra mạnh hơn thị trường khi có tới 5 phiên tăng kịch trần. Ngay trong thời điểm VN-Index đảo chiều đi xuống khi gặp mức kháng cự 470 điểm, AGR vẫn tiếp tục tăng giá và chỉ điều chỉnh duy nhất một phiên ngày 11/10.
Tuy nhiên, điểm sáng lẻ loi của AGR cũng không “cứu nguy” được cho nhóm cổ phiếu này.
Hiện trên cả hai sàn có chẵn 25 công ty chứng khoán niêm yết cổ phiếu. Trong số này, có tới 13 mã đang giao dịch loanh quanh mức mệnh giá (dưới 12.000 đồng/cổ phiếu). Cá biệt, có 4 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá là AVS, CTS, HPC và TAS, chưa kể 7 mã khác đang ở mức 10.x đồng/cổ phiếu.
Nếu nhóm 25 cổ phiếu ngành chứng khoán đang niêm yết tại HOSE và HNX để tạo nên một chỉ số riêng thì bức tranh biến động giá cho thấy một gam màu tối. Do biên độ giá của hai sàn khác nhau nên chỉ số này không thể so sánh với VN-Index hay HNX-Index, nhưng so với diễn biến của chính nó, chỉ số đã giảm khoảng 36% trong vòng 3 tháng qua và đã giảm xuống dưới đáy ngày 25/8.
Tính riêng với VN-Index, kể từ khi chạm đáy 423,89 điểm (tính từ đầu năm đến nay) vào ngày 25/8 vừa qua, hiện chỉ số này đã tăng 7,18%. Trong khi đó, AGR tăng 11,93%, SBS tăng 13,72%, SSI tăng 1,98%, riêng HCM giảm 4,89%.
Tương tự, với HNX-Index, kể từ khi xác lập đáy 118,28 điểm vào ngày 27/8, hiện chỉ số này đã tăng 1,29%. Một số cổ phiếu giảm mạnh trong cùng thời gian và rơi xuống dưới đáy trước đó phải kể đến như WSS, VND, VIX, VIG, TAS, SME, SHS…
Khó vực dậy nhờ kết quả kinh doanh quý
Với bối cảnh thị trường chung ảm đạm của quý 3, kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán khó có sự đột phá. Báo cáo sớm của một số công ty cũng bắt đầu hé lộ những con số không đẹp.
VND công bố lợi nhuận trước thuế ước tính khoảng 53 tỷ đồng. Con số này dù chưa chính thức nhưng cũng thấp hơn đáng kể so với mức 116,7 tỷ đồng của quý 2 và 109,1 tỷ đồng trong quý 1/2010. TAS trong quý 3 dự kiến lỗ trên 2 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2010, TAS ghi nhận lãi sau thuế khoảng 7,6 tỷ đồng. APS báo cáo nhanh quý 3 lãi khoảng 12 tỷ đồng, một con số sụt giảm mạnh so với 35 tỷ đồng của quý 2.
“Hoành tráng” thứ hai sau VND trong số vài công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh sơ bộ đến thời điểm này, là PSI với mức lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 22,2 tỷ đồng. Tuy nhiên mức lợi nhuận này vẫn giảm mạnh so với 36,1 tỷ đồng của quý trước.
Các mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu cho đa số công ty chứng khoán đến nay vẫn là tự doanh; dịch vụ đi kèm như ứng trước tiền; tư vấn niêm yết; môi giới… Tuy nhiên các hoạt động này chịu ảnh hướng lớn của yếu tố thị trường. Theo thống kê thì khoảng 14/25 công ty chứng khoán đang niêm yết vẫn phụ thuộc nhiều vào mảng tự doanh. Từ con số dự phòng giảm giá ghi nhận vào thời điểm 30/6/2010, có thể thấy khá nhiều công ty vẫn đang "kẹp" hàng. Diễn biến giá trong quý 3 không thuận lợi nên khả năng đạt lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sẽ không cao.
Theo kết quả kinh doanh quý 2, một số công ty chứng khoán có khoản dự phòng giảm giá đầu tư cao phải kể đến như KLS lỗ 22,3 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng 73 tỷ đồng, CTS lỗ 5,3 tỷ đồng và HPC lỗ 2,7 tỷ đồng, BVS lỗ 0,7 tỷ đồng, HPC lỗ 2,7 tỷ. Thường các công ty có mảng tự doanh mạnh đều gặp khó khăn dẫn đến việc thị trường định giá ở mức thấp do khả năng hoàn nhập thấp.
Các công ty còn lại tuy báo cáo lãi trong quý 2 tính cả khoản trích lập dự phòng nhưng thiếu vắng sự đột biến trong quý 3. SSI là công ty dẫn đầu mảng chứng khoán về lợi nhuận, nhưng giá từ đầu tháng 9 đến nay vẫn sụt giảm mạnh hơn thị trường chung.
AGR là trường hợp hiếm hoi tăng giá cũng không hẳn vì sự ổn định trong mảng kinh doanh trái phiếu mà nhờ thông tin hỗ trợ tốt. Ngày 13/10, AGR ra tin dự kiến mua lại 3 triệu cổ phiếu quỹ. Trước đó Chủ tịch Hội đồng Quản trị AGR cũng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu từ ngày 18/10 tới. AGR đã “nhanh chân” tăng giá trước khi tin được công bố và trong 8 phiên từ đầu tháng 10 đến nay, giá đã tăng 26,7%.
Mặc dù hoạt động kinh doanh quý 3 không nhiều triển vọng, nhưng đa số cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết hiện rơi về mức hỗ trợ rất “cứng” quanh mệnh giá. Nếu xu hướng thị trường tốt lên trong thời điểm cuối năm và đầu năm tới, khả năng đầu tư dài hạn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn lướt sóng. Mặt khác, tính đầu cơ cao ở một số mã như KLS cũng kỳ vọng tạo sóng.
Thực tế trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp lỗ nhưng giá cổ phiếu vẫn cao hơn cả cổ phiếu công ty chứng khoán làm ăn có lãi. Điều đó cho thấy, yếu tố kỳ vọng trong thời điểm hiện tại mang tính dẫn dắt nhiều hơn là các yếu tố cơ bản xuất phát từ hoạt động kinh doanh.