Đường đến Thương hiệu Quốc gia
99 doanh nghiệp đã đón nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam, tại lễ trao giải tổ chức ngày 7/4 tại Hà Nội
Qua 6 tháng lấy ý kiến đánh giá của người tiêu dùng với gần 48.000 phiếu bình chọn cùng cuộc khảo sát và đánh giá khắt khe của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, 99 doanh nghiệp đã đón nhận giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam.
>>Các thương hiệu mạnh Việt Nam 2006
Buổi lễ trao giải đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát lớn (Hà Nội) ngày 7/4, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo bộ, ngành, cùng đại diện của đông đảo doanh nghiệp.
Cuộc đua tranh tổng lực
Không những phải cạnh tranh trong một nền kinh tế ngày càng năng động, cộng đồng doanh nghiệp còn phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường toàn cầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Do đó, ngoài việc sở hữu những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, việc xây dựng và phát triển thương hiệu chính là một nhiệm vụ sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, đồng thời đó cũng chính là một con đường để xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, để có được một thương hiệu mạnh, thậm chí trở thành một cái tên cửa miệng của người tiêu dùng mỗi khi nhắc đến ngành đó, dòng sản phẩm hay dịch vụ đó, các doanh nghiệp còn phải phát triển một cách toàn diện.
Đây chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho uy tín của giải thưởng Thương hiệu mạnh khi ban tổ chức đưa ra 7 tiêu chí đánh giá gồm: Bảo vệ thương hiệu, Chất lượng sản phẩm - dịch vụ, Kết quả kinh doanh, Năng lực lãnh đạo, Nguồn nhân lực, Năng lực đổi mới và Tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp.
Thương hiệu mạnh Việt Nam là giải thưởng thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức. Sau 3 năm triển khai, giải thưởng này đã thu hút trên 3.000 doanh nghiệp đại diện cho các ngành hàng trong cả nước tham gia; trong số đó có 99 doanh nghiệp được đánh giá là những thương hiệu Việt mạnh nhất, được đông đảo bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam, người tiêu dùng bình chọn và tôn vinh. Với việc đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh, các chuyên gia đánh giá doanh nghiệp đã có được bước đi dài thành công để vững tin cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trao đổi với VnEconomy bên lề lễ trao giải Thương hiệu mạnh Việt Nam, ông Trần Quốc Việt - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, cho rằng “tất cả giá trị của doanh nghiệp đều được đúc kết trong thương hiệu. Và đặc biệt, trong xu thế hiện nay Kinh Đô hay bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải tập trung vào vấn đề đó.”
Theo GS. Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, trong một nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng với hàng loạt những cơ hội và thách thức trên thị trường toàn cầu hay ngay trên “sân nhà”, việc phát triển và sở hữu một thương hiệu chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng đối với từng doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung. “Một trong những biểu hiện thành công kinh tế của Việt Nam là việc có được những thương hiệu mạnh, nổi tiếng, từ trong nước, trong khu vực đến toàn thế giới”, ông nói.
Được biết, trong 99 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam, sẽ có không ít doanh nghiệp được Bộ Thương mại lựa chọn để gắn Thương hiệu Quốc gia khi bước ra thị trường thế giới. Đây có thể xem là một “tấm thẻ” chứng nhận cho thành công của doanh nghiệp, đồng thời là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp khác.
Tiếp nối thành công
Nếu coi vấn đề nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu là bước khởi đầu thì việc có được một thương hiệu thành công trên thương trường là một thành công lớn. Tuy nhiên, với một tầm nhìn xa và một chiến lược phát triển dài hạn, thành công đó cũng chỉ là một bước khởi đầu mới mà chặng đường gian nan hơn chính là gìn giữ và phát huy nó như thế nào.
Chặng đường đó sẽ ngày càng gian nan hơn khi bước ra thị trường thế giới rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. “Trong những năm gần đây, khi Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế tiến vào Việt Nam. Không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chúng tôi hiểu rằng doanh nghiệp mình còn cần quan tâm hơn nữa đến quảng bá thương hiệu”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa nhận định.
Bằng lòng với thành công hiện có có thể sẽ là một thất bại khó lường trước đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được điều này, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) Lê Trung Thành, cho rằng để xây dựng thương hiệu tốt, trước hết là không bao giờ rời xa khỏi những giá trị cốt lõi của thương hiệu, vốn đã được người tiêu dùng tín nhiệm. Đã có thương hiệu tốt, Nutifood sẽ còn phải làm tốt hơn nữa.
“Cạnh tranh trên thị trường lớn, chúng tôi luôn coi trọng vai trò của thương hiệu, đặc biệt là trong giai đoạn khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây là vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, thương hiệu chính là bước mở đường, là nền tảng cho doanh nghiệp trong việc mở rộng và phát triển thị trường trong tương lai”, Giám đốc Chi nhánh miền Bắc Công ty Agtex 28 Dương Quốc Trung bày tỏ.
Một minh chứng hùng hồn cho nhận định này chính là những thành công trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh. Được biết, trong số 99 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh 2006, đã có khoảng 60% niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với sự đánh giá cao của các nhà đầu tư.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đang trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư nước ngoài, như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept, Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)…
>>Các thương hiệu mạnh Việt Nam 2006
Buổi lễ trao giải đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát lớn (Hà Nội) ngày 7/4, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo bộ, ngành, cùng đại diện của đông đảo doanh nghiệp.
Cuộc đua tranh tổng lực
Không những phải cạnh tranh trong một nền kinh tế ngày càng năng động, cộng đồng doanh nghiệp còn phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường toàn cầu sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Do đó, ngoài việc sở hữu những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, việc xây dựng và phát triển thương hiệu chính là một nhiệm vụ sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, đồng thời đó cũng chính là một con đường để xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên, để có được một thương hiệu mạnh, thậm chí trở thành một cái tên cửa miệng của người tiêu dùng mỗi khi nhắc đến ngành đó, dòng sản phẩm hay dịch vụ đó, các doanh nghiệp còn phải phát triển một cách toàn diện.
Đây chính là câu trả lời đầy đủ nhất cho uy tín của giải thưởng Thương hiệu mạnh khi ban tổ chức đưa ra 7 tiêu chí đánh giá gồm: Bảo vệ thương hiệu, Chất lượng sản phẩm - dịch vụ, Kết quả kinh doanh, Năng lực lãnh đạo, Nguồn nhân lực, Năng lực đổi mới và Tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp.
Thương hiệu mạnh Việt Nam là giải thưởng thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức. Sau 3 năm triển khai, giải thưởng này đã thu hút trên 3.000 doanh nghiệp đại diện cho các ngành hàng trong cả nước tham gia; trong số đó có 99 doanh nghiệp được đánh giá là những thương hiệu Việt mạnh nhất, được đông đảo bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam, người tiêu dùng bình chọn và tôn vinh. Với việc đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh, các chuyên gia đánh giá doanh nghiệp đã có được bước đi dài thành công để vững tin cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trao đổi với VnEconomy bên lề lễ trao giải Thương hiệu mạnh Việt Nam, ông Trần Quốc Việt - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, cho rằng “tất cả giá trị của doanh nghiệp đều được đúc kết trong thương hiệu. Và đặc biệt, trong xu thế hiện nay Kinh Đô hay bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải tập trung vào vấn đề đó.”
Theo GS. Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, trong một nền kinh tế mở và hội nhập sâu rộng với hàng loạt những cơ hội và thách thức trên thị trường toàn cầu hay ngay trên “sân nhà”, việc phát triển và sở hữu một thương hiệu chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng đối với từng doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung. “Một trong những biểu hiện thành công kinh tế của Việt Nam là việc có được những thương hiệu mạnh, nổi tiếng, từ trong nước, trong khu vực đến toàn thế giới”, ông nói.
Được biết, trong 99 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam, sẽ có không ít doanh nghiệp được Bộ Thương mại lựa chọn để gắn Thương hiệu Quốc gia khi bước ra thị trường thế giới. Đây có thể xem là một “tấm thẻ” chứng nhận cho thành công của doanh nghiệp, đồng thời là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp khác.
Tiếp nối thành công
Nếu coi vấn đề nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu là bước khởi đầu thì việc có được một thương hiệu thành công trên thương trường là một thành công lớn. Tuy nhiên, với một tầm nhìn xa và một chiến lược phát triển dài hạn, thành công đó cũng chỉ là một bước khởi đầu mới mà chặng đường gian nan hơn chính là gìn giữ và phát huy nó như thế nào.
Chặng đường đó sẽ ngày càng gian nan hơn khi bước ra thị trường thế giới rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt. “Trong những năm gần đây, khi Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế tiến vào Việt Nam. Không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chúng tôi hiểu rằng doanh nghiệp mình còn cần quan tâm hơn nữa đến quảng bá thương hiệu”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa nhận định.
Bằng lòng với thành công hiện có có thể sẽ là một thất bại khó lường trước đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được điều này, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) Lê Trung Thành, cho rằng để xây dựng thương hiệu tốt, trước hết là không bao giờ rời xa khỏi những giá trị cốt lõi của thương hiệu, vốn đã được người tiêu dùng tín nhiệm. Đã có thương hiệu tốt, Nutifood sẽ còn phải làm tốt hơn nữa.
“Cạnh tranh trên thị trường lớn, chúng tôi luôn coi trọng vai trò của thương hiệu, đặc biệt là trong giai đoạn khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây là vấn đề mang tính chiến lược đối với sự phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, thương hiệu chính là bước mở đường, là nền tảng cho doanh nghiệp trong việc mở rộng và phát triển thị trường trong tương lai”, Giám đốc Chi nhánh miền Bắc Công ty Agtex 28 Dương Quốc Trung bày tỏ.
Một minh chứng hùng hồn cho nhận định này chính là những thành công trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh. Được biết, trong số 99 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh 2006, đã có khoảng 60% niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với sự đánh giá cao của các nhà đầu tư.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đang trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư nước ngoài, như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept, Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)…