Dương Khiết Trì nói gì sau khi trở về từ Việt Nam?
Khi ông Dương còn chưa rời khỏi Việt Nam, Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9
Luận điệu Trung Quốc sẽ "cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ" và "tranh chấp trong khu vực nên được giải quyết qua đối thoại trực tiếp với nước liên quan" lại được Ủy viên Quốc vụ viện nước này Dương Khiết Trì sử dụng, sau khi ông này trở về từ chuyến đi tới Việt Nam mới đây.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ đổi chác các lợi ích cốt lõi của mình, hoặc ngậm trái đắng làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển", hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Dương phát biểu hôm 21/6 tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở Bắc Kinh.
Quan điểm trên được ông Dương Khiết Trì nêu ra trong bối cảnh Trung Quốc đã và đang có những hành động hung hăng nhằm khẳng định những yêu sách chủ quyền của họ tại các vùng biển Đông và Hoa Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng như Philippines, Nhật Bản và Việt Nam. Đặc biệt, giàn khoan Hải Dương 981 đã được Trung Quốc hạ đặt trái phép gần hai tháng qua tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Không những thế, Trung Quốc còn từ chối những nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp này.
Nước này mới đây nhắc lại việc họ không công nhận thẩm quyền của một tòa án Liên hiệp quốc trong việc xét đơn kiện của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.
"Những nước như Việt Nam và Philippines đang dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để gia tăng sự phản kháng của họ với Trung Quốc", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (biển Đông) Ngô Sỹ Tồn biện luận trong cuộc trả lời phỏng vấn. Theo ông này, bình luận của ông Dương Khiết Trì về đàm phán trực tiếp là ám chỉ Trung Quốc muốn loại trừ bất cứ bên thứ ba nào tham gia, chẳng hạn như Mỹ.
Trong bài phát biểu của mình, ông Dương Khiết Trì không đề cập tới vai trò của Mỹ trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, nhưng Bắc Kinh phản đối chính sách "xoay trục" sang châu Á của Washington, đổ lỗi cho chiến lược này đã làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.
Trên thực tế, những luận điểm mà ông Dương Khiết Trì nêu ra tại Bắc Kinh là lặp lại những gì mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói tại Hy Lạp hôm 20/6 rằng, nước này cam kết giải quyết các tranh chấp hàng hải qua đối thoại và đàm phán "trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế".
Ông Lý Khắc Cường còn nói rằng, Trung Quốc "cương quyết trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ" của nước này và điều đó "có lợi cho việc đảm bảo hòa bình và trật tự khu vực". Ngoài ra, nước này "kiên quyết phản đối mọi hành động thể hiện quyền bá chủ trong các vụ việc trên biển".
Theo giới quan sát quốc tế, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam trong hai ngày 18 và 19/6 là nhằm "xoa dịu" những căng thẳng quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam và việc Bắc Kinh cử một lực lượng hùng hậu máy bay, tàu thuyền, trong đó bao gồm cả máy bay, tàu quân sự, nhằm cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay khi ông Dương còn chưa rời khỏi Việt Nam, thì Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 từ vùng biển ngoài khơi phía nam Trung Quốc sang phía tây nam. Ba giàn khoan khác, Nam Hải số 2, số 4 và số 5 cũng đang rập rình trên biển Đông.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ đổi chác các lợi ích cốt lõi của mình, hoặc ngậm trái đắng làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển", hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Dương phát biểu hôm 21/6 tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở Bắc Kinh.
Quan điểm trên được ông Dương Khiết Trì nêu ra trong bối cảnh Trung Quốc đã và đang có những hành động hung hăng nhằm khẳng định những yêu sách chủ quyền của họ tại các vùng biển Đông và Hoa Đông, làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia láng giềng như Philippines, Nhật Bản và Việt Nam. Đặc biệt, giàn khoan Hải Dương 981 đã được Trung Quốc hạ đặt trái phép gần hai tháng qua tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Không những thế, Trung Quốc còn từ chối những nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp này.
Nước này mới đây nhắc lại việc họ không công nhận thẩm quyền của một tòa án Liên hiệp quốc trong việc xét đơn kiện của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.
"Những nước như Việt Nam và Philippines đang dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để gia tăng sự phản kháng của họ với Trung Quốc", Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (biển Đông) Ngô Sỹ Tồn biện luận trong cuộc trả lời phỏng vấn. Theo ông này, bình luận của ông Dương Khiết Trì về đàm phán trực tiếp là ám chỉ Trung Quốc muốn loại trừ bất cứ bên thứ ba nào tham gia, chẳng hạn như Mỹ.
Trong bài phát biểu của mình, ông Dương Khiết Trì không đề cập tới vai trò của Mỹ trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực, nhưng Bắc Kinh phản đối chính sách "xoay trục" sang châu Á của Washington, đổ lỗi cho chiến lược này đã làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông.
Trên thực tế, những luận điểm mà ông Dương Khiết Trì nêu ra tại Bắc Kinh là lặp lại những gì mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói tại Hy Lạp hôm 20/6 rằng, nước này cam kết giải quyết các tranh chấp hàng hải qua đối thoại và đàm phán "trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế".
Ông Lý Khắc Cường còn nói rằng, Trung Quốc "cương quyết trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ" của nước này và điều đó "có lợi cho việc đảm bảo hòa bình và trật tự khu vực". Ngoài ra, nước này "kiên quyết phản đối mọi hành động thể hiện quyền bá chủ trong các vụ việc trên biển".
Theo giới quan sát quốc tế, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam trong hai ngày 18 và 19/6 là nhằm "xoa dịu" những căng thẳng quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam và việc Bắc Kinh cử một lực lượng hùng hậu máy bay, tàu thuyền, trong đó bao gồm cả máy bay, tàu quân sự, nhằm cản trở lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay khi ông Dương còn chưa rời khỏi Việt Nam, thì Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 từ vùng biển ngoài khơi phía nam Trung Quốc sang phía tây nam. Ba giàn khoan khác, Nam Hải số 2, số 4 và số 5 cũng đang rập rình trên biển Đông.