DVD “ỉm” thông tin mở thủ tục phá sản
Cuối giờ sáng nay, HSX đã đăng tin chủ nợ của DVD đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong khi cổ đông “mù tịt” thông tin
Cuối giờ sáng 25/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX) đã đăng tin chủ nợ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cổ đông đã “mù tịt” thông tin về DVD từ hơn 3 tháng nay.
Theo thông tin chính thức từ HSX, ngày 24/8/2011, Sở nhận được công văn của ngân hàng ANZ (Việt Nam) thông báo ANZ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD. Tòa án Nhân dân TP.HCM đã thụ lý đơn vào ngày 10/5/2011 và ban hành Quyết định số 426/2011/QĐ-MTTPS ngày 5/8/2011 cho phép mở thủ tục phá sản đối với DVD.
HSX cũng nói rõ theo quy định tại điểm 2.1.2 c Mục II và 2.1.1 e Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC đây là các thông tin công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố tức thời trong vòng 72 giờ và 24 giờ. Tuy nhiên, DVD đã không thực hiện việc công bố thông tin nói trên.
Có lẽ đến nước này thì DVD cũng chẳng ngại bị phạt hay nghe “chửi” nữa. Những vấn đề không phải ở chỗ đó, mà câu chuyện là cổ đông hóa ra chẳng được bảo vệ gì trước những nguy cơ như vậy.
Cách đây vài tuần, HSX có văn bản nhắc nhở DVD phải nộp một đống báo cáo, trong đó có những báo cáo từ năm 2010. Kể từ tháng 4/2011 đến nay, cổ đông không hề nhận được một thông tin nào từ phía doanh nghiệp.
Thậm chí cổ đông cũng không thể biết được doanh nghiệp có còn hoạt động không. Có lẽ, chỉ những cổ đông có người nhà làm ở DVD hay nhà gần trụ sở công ty, tiếc của mà ghé thăm doanh nghiệp mới biết tình hình.
DVD đến hôm nay, tức là kể cả khi HSX biết thông tin chủ nợ đã nộp đơn phá sản, vẫn được giao dịch như thường, dù chỉ trong 15 phút đóng cửa. Là một công ty niêm yết, chắc chắn mức độ đại chúng của DVD rất cao vì dù sao cũng có lúc cổ phiếu DVD có giá “trên trăm”. DVD từ đầu tháng 8 này thậm chí còn có dăm phiên tăng trần.
Với một thông tin gây sốc như vậy, thậm chí có khả năng cổ đông mất trắng khoản đầu tư, nhưng DVD lại ỉm đi cũng đủ thấy ban lãnh đạo doanh nghiệp vô trách nhiệm với cổ đông. Lâu nay cơ quan quản lý cũng chỉ chờ đợi các thông tin từ phía doanh nghiệp dựa trên mức độ tự giác là chính.
Nếu không có văn bản thông báo của ANZ, HSX cũng vẫn chỉ duy trì một ký hiệu cảnh báo trên mã cổ phiếu DVD. Chế tài đối với vi phạm này cũng có, nhưng chỉ là chất thêm gánh nặng nợ nần cho DVD còn cổ đông cứ việc tự tìm hiểu lấy và tự gánh chịu rủi ro.
Thực ra việc chủ nợ yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản với doanh nghiệp cũng không có nghĩa là cổ phiếu trở thành giấy vụn. Theo quy định, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn còn hai “cửa”: phục hồi hoạt động kinh doanh, hoặc tiến hành thanh lý tài sản, các khoản nợ.
Các thương vụ đầu cơ với tài sản có độ rủi ro cao (distressed assets) như trường hợp của DVD cũng có, nhưng vấn đề là nhà đầu tư hiện không có đủ tài liệu tin cậy để xem xét tài sản thực của công ty này. Các báo cáo chưa được kiểm toán cũng như sở hữu tài sản cố định rất khó để định giá.
Báo cáo của Hội đồng Quản trị DVD hồi cuối tháng 3 vừa qua cho biết các ngân hàng đang giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty, yêu cầu công ty có phương án khôi phục hoạt động kinh doanh và bán một số tài sản để giảm bớt áp lực lãi vay, trả gốc cho các ngân hàng. Khoảng 2 tháng sau đó một trong những chủ nợ là Ngân hàng ANZ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính công ty mẹ quý 4/2010 chưa kiểm toán, DVD có khoản vay và nợ ngắn hạn là 529,16 tỷ đồng trên tổng số nợ ngắn hạn 913,31 tỷ đồng. Báo cáo của Hội đồng Quản trị DVD tháng 3/2011 ghi nhận tổng nợ 1.058 tỷ đồng.
Kế hoạch bán tài sản để trả nợ cũng được được nhất trí trong đại hội cổ đông của DVD hồi tháng 3 khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị lúc đó, bà Nguyễn Thị Thanh Huế, xin ý kiến cổ đông bán một số tài sản để thanh toán khoản vay và lãi vay 728 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và các khoản chi trả khác đồng thời bổ sung nguồn vốn hoạt động.
Tuy nhiên đến nay các kế hoạch như bán nhà máy Lili of France với giá tương đương khoản đầu tư - khoảng 300 tỷ đồng, bán một số thửa đất, cổ phiếu cũng chưa rõ kết quả thực hiện như thế nào và DVD cũng không hề có báo cáo nào liên quan. Được biết danh mục bất động sản DVD trình đại hội cổ đông ghi nhận tới 29 mục.
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã cho phép mở thủ tục phá sản với DVD từ ngày 5/8/2011 và cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào mới hơn. Cổ đông của DVD có lẽ phải tiếp tục trong tình trạng ngóng chờ.
Cơ quan quản lý niêm yết cần yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin rõ ràng hơn vì thực tế sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn có một thời gian dài tính bằng năm để phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tòa án vẫn có thể ra quyết định thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động, không thanh toán được nợ khi có yêu cầu.
Theo thông tin chính thức từ HSX, ngày 24/8/2011, Sở nhận được công văn của ngân hàng ANZ (Việt Nam) thông báo ANZ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD. Tòa án Nhân dân TP.HCM đã thụ lý đơn vào ngày 10/5/2011 và ban hành Quyết định số 426/2011/QĐ-MTTPS ngày 5/8/2011 cho phép mở thủ tục phá sản đối với DVD.
HSX cũng nói rõ theo quy định tại điểm 2.1.2 c Mục II và 2.1.1 e Mục II Thông tư 09/2010/TT-BTC đây là các thông tin công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố tức thời trong vòng 72 giờ và 24 giờ. Tuy nhiên, DVD đã không thực hiện việc công bố thông tin nói trên.
Có lẽ đến nước này thì DVD cũng chẳng ngại bị phạt hay nghe “chửi” nữa. Những vấn đề không phải ở chỗ đó, mà câu chuyện là cổ đông hóa ra chẳng được bảo vệ gì trước những nguy cơ như vậy.
Cách đây vài tuần, HSX có văn bản nhắc nhở DVD phải nộp một đống báo cáo, trong đó có những báo cáo từ năm 2010. Kể từ tháng 4/2011 đến nay, cổ đông không hề nhận được một thông tin nào từ phía doanh nghiệp.
Thậm chí cổ đông cũng không thể biết được doanh nghiệp có còn hoạt động không. Có lẽ, chỉ những cổ đông có người nhà làm ở DVD hay nhà gần trụ sở công ty, tiếc của mà ghé thăm doanh nghiệp mới biết tình hình.
DVD đến hôm nay, tức là kể cả khi HSX biết thông tin chủ nợ đã nộp đơn phá sản, vẫn được giao dịch như thường, dù chỉ trong 15 phút đóng cửa. Là một công ty niêm yết, chắc chắn mức độ đại chúng của DVD rất cao vì dù sao cũng có lúc cổ phiếu DVD có giá “trên trăm”. DVD từ đầu tháng 8 này thậm chí còn có dăm phiên tăng trần.
Với một thông tin gây sốc như vậy, thậm chí có khả năng cổ đông mất trắng khoản đầu tư, nhưng DVD lại ỉm đi cũng đủ thấy ban lãnh đạo doanh nghiệp vô trách nhiệm với cổ đông. Lâu nay cơ quan quản lý cũng chỉ chờ đợi các thông tin từ phía doanh nghiệp dựa trên mức độ tự giác là chính.
Nếu không có văn bản thông báo của ANZ, HSX cũng vẫn chỉ duy trì một ký hiệu cảnh báo trên mã cổ phiếu DVD. Chế tài đối với vi phạm này cũng có, nhưng chỉ là chất thêm gánh nặng nợ nần cho DVD còn cổ đông cứ việc tự tìm hiểu lấy và tự gánh chịu rủi ro.
Thực ra việc chủ nợ yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản với doanh nghiệp cũng không có nghĩa là cổ phiếu trở thành giấy vụn. Theo quy định, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn còn hai “cửa”: phục hồi hoạt động kinh doanh, hoặc tiến hành thanh lý tài sản, các khoản nợ.
Các thương vụ đầu cơ với tài sản có độ rủi ro cao (distressed assets) như trường hợp của DVD cũng có, nhưng vấn đề là nhà đầu tư hiện không có đủ tài liệu tin cậy để xem xét tài sản thực của công ty này. Các báo cáo chưa được kiểm toán cũng như sở hữu tài sản cố định rất khó để định giá.
Báo cáo của Hội đồng Quản trị DVD hồi cuối tháng 3 vừa qua cho biết các ngân hàng đang giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty, yêu cầu công ty có phương án khôi phục hoạt động kinh doanh và bán một số tài sản để giảm bớt áp lực lãi vay, trả gốc cho các ngân hàng. Khoảng 2 tháng sau đó một trong những chủ nợ là Ngân hàng ANZ đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính công ty mẹ quý 4/2010 chưa kiểm toán, DVD có khoản vay và nợ ngắn hạn là 529,16 tỷ đồng trên tổng số nợ ngắn hạn 913,31 tỷ đồng. Báo cáo của Hội đồng Quản trị DVD tháng 3/2011 ghi nhận tổng nợ 1.058 tỷ đồng.
Kế hoạch bán tài sản để trả nợ cũng được được nhất trí trong đại hội cổ đông của DVD hồi tháng 3 khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị lúc đó, bà Nguyễn Thị Thanh Huế, xin ý kiến cổ đông bán một số tài sản để thanh toán khoản vay và lãi vay 728 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và các khoản chi trả khác đồng thời bổ sung nguồn vốn hoạt động.
Tuy nhiên đến nay các kế hoạch như bán nhà máy Lili of France với giá tương đương khoản đầu tư - khoảng 300 tỷ đồng, bán một số thửa đất, cổ phiếu cũng chưa rõ kết quả thực hiện như thế nào và DVD cũng không hề có báo cáo nào liên quan. Được biết danh mục bất động sản DVD trình đại hội cổ đông ghi nhận tới 29 mục.
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã cho phép mở thủ tục phá sản với DVD từ ngày 5/8/2011 và cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào mới hơn. Cổ đông của DVD có lẽ phải tiếp tục trong tình trạng ngóng chờ.
Cơ quan quản lý niêm yết cần yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin rõ ràng hơn vì thực tế sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp còn có một thời gian dài tính bằng năm để phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tòa án vẫn có thể ra quyết định thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động, không thanh toán được nợ khi có yêu cầu.