Esquel, chuyện đi tiếp của “một người bạn” sau sự cố tháng Năm
Chuyện ít biết về doanh nghiệp nước ngoài nhận bồi thường lớn nhất sau sự cố tháng trước tại Bình Dương
Nhận được 1 triệu USD tiền bồi thường bảo hiểm đợt 1 sau sự cố giữa tháng trước tại Bình Dương, công ty Esquel Việt Nam bỗng trở nên... nổi tiếng với tư cách là doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhất và được bồi thường nhiều nhất.
Tuy nhiên, ít người biết về câu chuyện đầy thú vị về một thập kỷ gắn bó với Việt Nam của nhà đầu tư Hồng Kông này...
Giữa thập kỷ trước, bà Marjorie Yang, Chủ tịch Tập đoàn Esquel (Hồng Kông) từng được báo chí quốc tế gọi là "nữ hoàng may mặc".
Vào năm 2006, Marjorie Yang đã đưa Esquel China Holdings từ một công ty may mặc nhỏ trở thành hãng sản xuất quần áo lớn nhất thế giới, với đối tác là những nhãn hiệu nổi tiếng như Polo, Hugo Boss, Tommy Hilfiger, Nordstrom và Abercrombie & Fitch.
Esquel vào Việt Nam từ năm 2001, và đến nay, tập đoàn này đã có 3 nhà máy ở Việt Nam, bao gồm cả nhà máy vừa mới khánh thành tại Hòa Bình hồi tháng 3 năm nay.
Tại lễ khánh thành đó, đầy tự tin, ông John Cheh, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Esquel nói rằng khi thành lập tại Hồng Kông 36 năm trước, Esquel không nghĩ là một ngày nào đó sẽ là nhà sản xuất của 100 triệu sản phẩm quần áo, đem lại công ăn việc làm cho hơn 60 ngàn công nhân như bây giờ. Nhưng với ba nhà máy tại Việt Nam, Esquel đã đặt mục tiêu đóng góp 200 triệu USD mỗi năm cho kim ngạch xuất khẩu.
"Chúng tôi trồng bông ở Tân Cương, dệt vải ở Quảng Đông và may áo ở Việt Nam", ông nói, nhấn mạnh đến việc coi Việt Nam như một mắt xích đầy quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của tập đoàn.
Nhưng không chỉ là một nhà đầu tư thuần túy, bà Marjorie Yang và ban lãnh đạo Esquel đã để lại cho các lãnh đạo phía Việt Nam hình ảnh thân thiện về "một người bạn".
"Một người bạn" là cách đánh giá đầy thân mật mà Phó thủ tướng Chính phủ đương nhiệm, ông Hoàng Trung Hải, dành để nói về Esquel tại lễ khánh thành nhà máy của Esquel tại Hòa Bình. Với những người trong cuộc, đánh giá này không hề xã giao: vào năm 2009, chính bà Marjorie Yang là một trong những người chắp mối để GS. Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh quốc gia, đến thăm Việt Nam.
Công cuộc kinh doanh của Esquel đang khá thuận lợi nếu không có sự cố gây ra bởi những kẻ quá khích hồi giữa tháng 5/2014, trong bối cảnh những kế hoạch mở rộng đầu tư đầy tham vọng vừa được công bố.
Chiều 6/6, tại Bình Dương, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường bảo hiểm đợt đầu cho 113 doanh nghiệp bị thiệt hại tại tại Bình Dương, trong đó Esquel Việt Nam đã nhận khoản bồi thường đợt 1 với số tiền 21,2 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 triệu USD.
Thiệt hại là lớn, nhưng dường như bà Marjorie Yang và ban lãnh đạo Esquel đang có một niềm tin.
Vào đêm xảy ra biến cố, tại nhà máy của Esquel Việt Nam tại Bình Dương, trong khi các đối tượng quá khích xông vào đập phá, nhiều nhân viên, công nhân vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ cùng lực lượng bảo vệ giữ gìn tài sản. Hơn 300 công nhân đã tình nguyện đứng xếp thành hàng án ngữ trước cổng công ty nhằm ngăn cản những kẻ quá khích quay lại.
Cho dù, một công nhân được báo chí trích lời nói rằng "các công nhân cảm thấy có lỗi vì không thể bảo vệ công ty trong ngày 13/5. Nhìn thấy công ty bị đập phá, nhiều công nhân cảm thấy xót xa".
Bà Marjorie Yang nói, những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách tiền lương và các phúc lợi xã hội khác đã đem lại thiện cảm cho công nhân, và đó là một cơ sở để tin vào tương lai. Niềm tin ấy được cụ thể hóa bằng việc, vào ngày 5/6, trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, bà Yang cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư sản xuất tại Bình Dương với các công nghệ mới, dây chuyền hiện đại;
Một kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy với số vốn tăng thêm 36 triệu USD đã được công bố, cho dù doanh nhân này không quên nhấn mạnh rằng để có thể thúc đẩy nhanh kế hoạch đó, Esquel mong có sự hợp tác chặt chẽ hơn của chính quyền địa phương trên tinh thần bảo vệ các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ít người biết về câu chuyện đầy thú vị về một thập kỷ gắn bó với Việt Nam của nhà đầu tư Hồng Kông này...
Giữa thập kỷ trước, bà Marjorie Yang, Chủ tịch Tập đoàn Esquel (Hồng Kông) từng được báo chí quốc tế gọi là "nữ hoàng may mặc".
Vào năm 2006, Marjorie Yang đã đưa Esquel China Holdings từ một công ty may mặc nhỏ trở thành hãng sản xuất quần áo lớn nhất thế giới, với đối tác là những nhãn hiệu nổi tiếng như Polo, Hugo Boss, Tommy Hilfiger, Nordstrom và Abercrombie & Fitch.
Esquel vào Việt Nam từ năm 2001, và đến nay, tập đoàn này đã có 3 nhà máy ở Việt Nam, bao gồm cả nhà máy vừa mới khánh thành tại Hòa Bình hồi tháng 3 năm nay.
Tại lễ khánh thành đó, đầy tự tin, ông John Cheh, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Esquel nói rằng khi thành lập tại Hồng Kông 36 năm trước, Esquel không nghĩ là một ngày nào đó sẽ là nhà sản xuất của 100 triệu sản phẩm quần áo, đem lại công ăn việc làm cho hơn 60 ngàn công nhân như bây giờ. Nhưng với ba nhà máy tại Việt Nam, Esquel đã đặt mục tiêu đóng góp 200 triệu USD mỗi năm cho kim ngạch xuất khẩu.
"Chúng tôi trồng bông ở Tân Cương, dệt vải ở Quảng Đông và may áo ở Việt Nam", ông nói, nhấn mạnh đến việc coi Việt Nam như một mắt xích đầy quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu của tập đoàn.
Nhưng không chỉ là một nhà đầu tư thuần túy, bà Marjorie Yang và ban lãnh đạo Esquel đã để lại cho các lãnh đạo phía Việt Nam hình ảnh thân thiện về "một người bạn".
"Một người bạn" là cách đánh giá đầy thân mật mà Phó thủ tướng Chính phủ đương nhiệm, ông Hoàng Trung Hải, dành để nói về Esquel tại lễ khánh thành nhà máy của Esquel tại Hòa Bình. Với những người trong cuộc, đánh giá này không hề xã giao: vào năm 2009, chính bà Marjorie Yang là một trong những người chắp mối để GS. Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh quốc gia, đến thăm Việt Nam.
Công cuộc kinh doanh của Esquel đang khá thuận lợi nếu không có sự cố gây ra bởi những kẻ quá khích hồi giữa tháng 5/2014, trong bối cảnh những kế hoạch mở rộng đầu tư đầy tham vọng vừa được công bố.
Chiều 6/6, tại Bình Dương, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường bảo hiểm đợt đầu cho 113 doanh nghiệp bị thiệt hại tại tại Bình Dương, trong đó Esquel Việt Nam đã nhận khoản bồi thường đợt 1 với số tiền 21,2 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 triệu USD.
Thiệt hại là lớn, nhưng dường như bà Marjorie Yang và ban lãnh đạo Esquel đang có một niềm tin.
Vào đêm xảy ra biến cố, tại nhà máy của Esquel Việt Nam tại Bình Dương, trong khi các đối tượng quá khích xông vào đập phá, nhiều nhân viên, công nhân vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ cùng lực lượng bảo vệ giữ gìn tài sản. Hơn 300 công nhân đã tình nguyện đứng xếp thành hàng án ngữ trước cổng công ty nhằm ngăn cản những kẻ quá khích quay lại.
Cho dù, một công nhân được báo chí trích lời nói rằng "các công nhân cảm thấy có lỗi vì không thể bảo vệ công ty trong ngày 13/5. Nhìn thấy công ty bị đập phá, nhiều công nhân cảm thấy xót xa".
Bà Marjorie Yang nói, những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách tiền lương và các phúc lợi xã hội khác đã đem lại thiện cảm cho công nhân, và đó là một cơ sở để tin vào tương lai. Niềm tin ấy được cụ thể hóa bằng việc, vào ngày 5/6, trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung, bà Yang cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư sản xuất tại Bình Dương với các công nghệ mới, dây chuyền hiện đại;
Một kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy với số vốn tăng thêm 36 triệu USD đã được công bố, cho dù doanh nhân này không quên nhấn mạnh rằng để có thể thúc đẩy nhanh kế hoạch đó, Esquel mong có sự hợp tác chặt chẽ hơn của chính quyền địa phương trên tinh thần bảo vệ các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.