EU vẫn lạc quan về kinh tế Việt Nam
“Nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam cao kỷ lục chứng tỏ Việt Nam vẫn là môi trường kinh doanh hấp dẫn”
“Nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam cao kỷ lục chứng tỏ Việt Nam vẫn là môi trường kinh doanh hấp dẫn”.
>>EU công bố “Sách xanh” về kinh tế Việt Nam
Ông Sean Doyle, Đại sứ Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu (EC) tại Việt Nam nhấn mạnh như vậy tại buổi công bố báo cáo đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế 2008 Việt Nam của Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu và tham tán thương mại các nước thành viên EU, ngày 30/5 vừa qua.
Ông Sean Doyle cho rằng, từ cuối năm 2006, với việc tham gia WTO, công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của cộng đồng các nhà đầu tư và kết quả là một lượng vốn đầu tư lớn được đổ vào Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối phó một cách nhanh chóng, nếu không áp lực lạm phát sẽ còn tăng nữa.
Thưa ông, như vậy nghĩa là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam là do vốn FDI đổ vào nhiều?
Có những tác động nhất định từ luồng vốn FDI đối với lạm phát tại Việt Nam thời gian gần đây. Song FDI đổ vào nhiều không thể coi là hiện tượng tiêu cực, không phải là vấn đề nghiêm trọng như mọi người nghĩ. Nhiều nước trên thế giới đã “ghen tỵ” khi Việt Nam thu hút nhiều nguồn vốn FDI lớn như vậy.
Tuy nhiên, một phần lớn vốn vào Việt Nam không được triển khai ngay là yếu tố cộng hưởng gây lạm phát. Thật dễ khi có những chỉ trích liên quan đến lạm phát, nhưng xin lưu ý lạm phát là cái giá của sự tăng trưởng và phát triển.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng là điều kiện để nền kinh tế phát triển được, bởi Việt Nam buộc phải nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, cho xuất khẩu.
Gần đây, nhiều tổ chức nước ngoài đã có những đánh giá không mấy sáng sủa về kinh tế Việt Nam. Ông nghĩ sao về điều này?
Lạm phát của Việt Nam trong tháng 5 lên tới 25%. Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ đã đánh tụt hạng về tính ổn định của kinh tế Việt Nam, thậm chí có báo cáo lo lắng về khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam sẽ diễn ra…
Tuy nhiên, theo tôi, có rất nhiều nước trong khu vực đã từng rơi vào tình trạng này. Tôi tin Chính phủ Việt Nam đã nhận ra vấn đề và đã có những bước đi đúng đắn về kinh tế vĩ mô. Chúng ta cần chờ đợi thêm một thời gian nữa trước khi kết quả của những chính sách này thể hiện.
Tôi cũng xin lưu ý, Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực chủ chốt nên Việt Nam thực tế đã đứng vững trong đợt khủng hoảng lương thực vừa qua. Do vậy, không nên so sánh tình hình của Việt Nam với những nước trong khu vực, những nước mà chính họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng lương thực đó.
Có một yếu tố nữa là mọi người thường dễ dàng cảm thấy phấn khích hoặc lo lắng về tình hình diễn ra mà không kịp chờ đợi kết quả. Tôi tin tưởng Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn và khả năng thích nghi rất cao, lấy ví dụ như vụ kiện chống phá giá giày dép của Việt Nam tại Mỹ.
Trong vụ này, mặc dù ngành da giày Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá cao, nhưng Việt Nam đã có những cách thức điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và thực tế số lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã tăng mạnh – đây là một thành công tuyệt vời mà Việt Nam đã làm được.
Mức tăng trưởng dự kiến 7% trong năm 2008 mặc dù thấp hơn năm ngoái nhưng vẫn còn cao hơn nhiều nước khác trên thế giới. Một thành tựu khác trong xuất khẩu, đó là kim ngạch xuất khẩu hải sản sang châu Âu năm vừa qua đã tăng 25% - điều này thể hiện Việt Nam đang đi đúng hướng.
Ông có đồng quan điểm với nhận định của công ty tài chính Morgan Stanley rằng, Việt Nam sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của châu Á năm 1997?
Sáu tháng qua, đã có những thời điểm tiền Việt Nam mạnh hơn USD. Trong hai, ba ngày vừa qua, đồng Việt Nam được coi là yếu hơn, nhưng theo tôi điều này chưa thể hiện chính xác trong ngày một ngày hai. Thực tế, Chính phủ Việt Nam đang có chính sách linh hoạt trong lãi suất khi cho phép các ngân hàng áp dụng lãi suất mềm dẻo trong cho vay và huy động vốn. Đây cũng là chính sách thông thường mà chính phủ các nước áp dụng để hỗ trợ ngoại thương.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Á năm 1997, mức mất giá đồng tiền mạnh nhất lên tới 50%, bất ổn hơn nhiều so với Việt Nam bây giờ. Nhưng chính bản thân những nước nằm trong cuộc khủng hoảng đó đã vượt qua được.
Tuy nhiên, không thể đặt Việt Nam trong hai giai đoạn này để so sánh. Không có lý do chính đáng nào để lo lắng, bởi khó khăn đối với Việt Nam nhưng còn khó khăn hơn đối với những nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Tình trạng kinh tế Mỹ cũng như giá trị USD thay đổi gần đây đã khiến Việt Nam có những bước thay đổi linh hoạt trước mọi biến động của nền kinh tế.
Vậy năm nay EU vẫn tiếp tục đẩy mạnh vốn đầu tư vào Việt Nam?
FDI triển khai của EU tại Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản. Vốn triển khai của EU được giải ngân đồng đều trong các lĩnh vực: khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở cũng như bất động sản.
Bên cạnh đó, EU và các nước thành viên cũng là đối tác cung cấp vốn ODA lớn nhất nhì cho Việt Nam trong những năm qua. Việc giải ngân ODA trên 5 tỷ USD (cả vốn cho vay và vốn viện trợ không hoàn lại) đã thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế tới Việt Nam.
Song EU sẽ tiếp thu quan điểm của cộng đồng kinh doanh cũng như những biện pháp ổn định kinh tế của Chính phủ Việt Nam.
Tại hội nghị giữa kỳ không chính thức Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) tại Sapa vào đầu tháng 6, các nhà tài trợ sẽ lắng nghe, bàn luận nhiều về cách thức hỗ trợ Việt Nam, thích ứng thế nào với tình hình mới của Việt Nam. Bởi Việt Nam đã thay đổi và phát triển, Việt Nam sẽ sớm trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người cao, và nước có thu nhập trung bình trên thế giới.
Do vậy, hỗ trợ của EU với lĩnh vực truyền thống như: giáo dục đào tạo, hạ tầng cơ sở… có thể sẽ phải thay đổi một chút, bởi những lĩnh vực này Việt Nam đã đảm nhận được.
Việc Chính phủ Việt Nam có những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, cụ thể như việc đưa ra thông tư mới đảm bảo quyền nhập khẩu và phân phối của doanh nghiệp nước ngoài; loại bỏ 3% hạn mức áp dụng với số lượng nhân viên nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp tại Việt Nam... là những thông điệp hấp dẫn đầu tư từ EU.
Điều gì khiến các doanh nghiệp EU lo ngại nhất khi làm ăn tại Việt Nam hiện nay?
Quan liêu, tham nhũng là trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư EU.
Việc trì trệ trong tiến hành cấp phép đầu tư, khiến nhà đầu tư mất nhiều thời gian hơn và gây tâm lý chán nản. Thủ tục đầu tư càng minh bạch, càng nhanh chóng sẽ khiến nhà đầu tư thấy hấp dẫn hơn khi rót vốn vào Việt Nam.
Vấn đề quan trọng nữa là Việt Nam cần mở cửa hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng cũng như đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ, để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
>>EU công bố “Sách xanh” về kinh tế Việt Nam
Ông Sean Doyle, Đại sứ Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu (EC) tại Việt Nam nhấn mạnh như vậy tại buổi công bố báo cáo đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế 2008 Việt Nam của Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu và tham tán thương mại các nước thành viên EU, ngày 30/5 vừa qua.
Ông Sean Doyle cho rằng, từ cuối năm 2006, với việc tham gia WTO, công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của cộng đồng các nhà đầu tư và kết quả là một lượng vốn đầu tư lớn được đổ vào Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối phó một cách nhanh chóng, nếu không áp lực lạm phát sẽ còn tăng nữa.
Thưa ông, như vậy nghĩa là một trong những nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam là do vốn FDI đổ vào nhiều?
Có những tác động nhất định từ luồng vốn FDI đối với lạm phát tại Việt Nam thời gian gần đây. Song FDI đổ vào nhiều không thể coi là hiện tượng tiêu cực, không phải là vấn đề nghiêm trọng như mọi người nghĩ. Nhiều nước trên thế giới đã “ghen tỵ” khi Việt Nam thu hút nhiều nguồn vốn FDI lớn như vậy.
Tuy nhiên, một phần lớn vốn vào Việt Nam không được triển khai ngay là yếu tố cộng hưởng gây lạm phát. Thật dễ khi có những chỉ trích liên quan đến lạm phát, nhưng xin lưu ý lạm phát là cái giá của sự tăng trưởng và phát triển.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng là điều kiện để nền kinh tế phát triển được, bởi Việt Nam buộc phải nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, cho xuất khẩu.
Gần đây, nhiều tổ chức nước ngoài đã có những đánh giá không mấy sáng sủa về kinh tế Việt Nam. Ông nghĩ sao về điều này?
Lạm phát của Việt Nam trong tháng 5 lên tới 25%. Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ đã đánh tụt hạng về tính ổn định của kinh tế Việt Nam, thậm chí có báo cáo lo lắng về khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam sẽ diễn ra…
Tuy nhiên, theo tôi, có rất nhiều nước trong khu vực đã từng rơi vào tình trạng này. Tôi tin Chính phủ Việt Nam đã nhận ra vấn đề và đã có những bước đi đúng đắn về kinh tế vĩ mô. Chúng ta cần chờ đợi thêm một thời gian nữa trước khi kết quả của những chính sách này thể hiện.
Tôi cũng xin lưu ý, Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực chủ chốt nên Việt Nam thực tế đã đứng vững trong đợt khủng hoảng lương thực vừa qua. Do vậy, không nên so sánh tình hình của Việt Nam với những nước trong khu vực, những nước mà chính họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng lương thực đó.
Có một yếu tố nữa là mọi người thường dễ dàng cảm thấy phấn khích hoặc lo lắng về tình hình diễn ra mà không kịp chờ đợi kết quả. Tôi tin tưởng Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn và khả năng thích nghi rất cao, lấy ví dụ như vụ kiện chống phá giá giày dép của Việt Nam tại Mỹ.
Trong vụ này, mặc dù ngành da giày Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá cao, nhưng Việt Nam đã có những cách thức điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và thực tế số lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã tăng mạnh – đây là một thành công tuyệt vời mà Việt Nam đã làm được.
Mức tăng trưởng dự kiến 7% trong năm 2008 mặc dù thấp hơn năm ngoái nhưng vẫn còn cao hơn nhiều nước khác trên thế giới. Một thành tựu khác trong xuất khẩu, đó là kim ngạch xuất khẩu hải sản sang châu Âu năm vừa qua đã tăng 25% - điều này thể hiện Việt Nam đang đi đúng hướng.
Ông có đồng quan điểm với nhận định của công ty tài chính Morgan Stanley rằng, Việt Nam sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của châu Á năm 1997?
Sáu tháng qua, đã có những thời điểm tiền Việt Nam mạnh hơn USD. Trong hai, ba ngày vừa qua, đồng Việt Nam được coi là yếu hơn, nhưng theo tôi điều này chưa thể hiện chính xác trong ngày một ngày hai. Thực tế, Chính phủ Việt Nam đang có chính sách linh hoạt trong lãi suất khi cho phép các ngân hàng áp dụng lãi suất mềm dẻo trong cho vay và huy động vốn. Đây cũng là chính sách thông thường mà chính phủ các nước áp dụng để hỗ trợ ngoại thương.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Á năm 1997, mức mất giá đồng tiền mạnh nhất lên tới 50%, bất ổn hơn nhiều so với Việt Nam bây giờ. Nhưng chính bản thân những nước nằm trong cuộc khủng hoảng đó đã vượt qua được.
Tuy nhiên, không thể đặt Việt Nam trong hai giai đoạn này để so sánh. Không có lý do chính đáng nào để lo lắng, bởi khó khăn đối với Việt Nam nhưng còn khó khăn hơn đối với những nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Tình trạng kinh tế Mỹ cũng như giá trị USD thay đổi gần đây đã khiến Việt Nam có những bước thay đổi linh hoạt trước mọi biến động của nền kinh tế.
Vậy năm nay EU vẫn tiếp tục đẩy mạnh vốn đầu tư vào Việt Nam?
FDI triển khai của EU tại Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản. Vốn triển khai của EU được giải ngân đồng đều trong các lĩnh vực: khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở cũng như bất động sản.
Bên cạnh đó, EU và các nước thành viên cũng là đối tác cung cấp vốn ODA lớn nhất nhì cho Việt Nam trong những năm qua. Việc giải ngân ODA trên 5 tỷ USD (cả vốn cho vay và vốn viện trợ không hoàn lại) đã thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế tới Việt Nam.
Song EU sẽ tiếp thu quan điểm của cộng đồng kinh doanh cũng như những biện pháp ổn định kinh tế của Chính phủ Việt Nam.
Tại hội nghị giữa kỳ không chính thức Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) tại Sapa vào đầu tháng 6, các nhà tài trợ sẽ lắng nghe, bàn luận nhiều về cách thức hỗ trợ Việt Nam, thích ứng thế nào với tình hình mới của Việt Nam. Bởi Việt Nam đã thay đổi và phát triển, Việt Nam sẽ sớm trở thành nước có thu nhập bình quân đầu người cao, và nước có thu nhập trung bình trên thế giới.
Do vậy, hỗ trợ của EU với lĩnh vực truyền thống như: giáo dục đào tạo, hạ tầng cơ sở… có thể sẽ phải thay đổi một chút, bởi những lĩnh vực này Việt Nam đã đảm nhận được.
Việc Chính phủ Việt Nam có những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, cụ thể như việc đưa ra thông tư mới đảm bảo quyền nhập khẩu và phân phối của doanh nghiệp nước ngoài; loại bỏ 3% hạn mức áp dụng với số lượng nhân viên nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp tại Việt Nam... là những thông điệp hấp dẫn đầu tư từ EU.
Điều gì khiến các doanh nghiệp EU lo ngại nhất khi làm ăn tại Việt Nam hiện nay?
Quan liêu, tham nhũng là trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư EU.
Việc trì trệ trong tiến hành cấp phép đầu tư, khiến nhà đầu tư mất nhiều thời gian hơn và gây tâm lý chán nản. Thủ tục đầu tư càng minh bạch, càng nhanh chóng sẽ khiến nhà đầu tư thấy hấp dẫn hơn khi rót vốn vào Việt Nam.
Vấn đề quan trọng nữa là Việt Nam cần mở cửa hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng cũng như đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ, để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.