EVN gấp rút chuẩn bị nhân lực cho điện hạt nhân
Nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân từ nay đến 2020 của Việt Nam được xem là khá lớn
Ngày 6/4 vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân, chuẩn bị cho chương trình phát triển điện hạt nhân của quốc gia đến năm 2020 nói chung và cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng.
Theo đó, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với EVN và các đơn vị liên quan tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sỹ các chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI). Kinh phí đào tạo do Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) - đơn vị sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam - tài trợ 50%, EVN đài thọ 50%, các chi phí khác theo chế độ Nhà nước quy định.
EVN cũng sẽ cấp bổ sung tiền sinh hoạt phí 200 USD/người/tháng cho cán bộ, sinh viên (có cam kết làm việc lâu dài cho EVN) được EVN và Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi đào tạo các chuyên ngành về điện hạt nhân tại Nga, trên cơ sở báo cáo kết quả học tập sau mỗi học kỳ. Sau khi tốt nghiệp, EVN sẽ xem xét sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho các cán bộ, sinh viên đã tốt nghiệp trên cơ sở nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn của dự án điện hạt nhân.
Phát biểu tại lễ ký kết này, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ khởi công tháng 12/2014, vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2020, tổ máy số 2 vào năm 2021. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ khởi công vào tháng 5 năm 2015, vận hành tổ máy số 1 năm 2021 và tổ máy số 2 năm 2022.
Theo đó, nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân ở giai đoạn đầu từ nay đến 2020 của Việt Nam khá lớn, bao gồm: nguồn nhân lực cho quản lý, giám sát và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và hỗ trợ kỹ thuật; nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cho cơ quan quản lý an toàn bức xạ hạt nhân nói riêng; nguồn nhân lực cho các hoạt động giáo dục và đào tạo hạt nhân; nguồn nhân lực cho vận hành và bảo trì nhà máy điện hạt nhân...
Cũng theo Thứ trưởng Ga, từ năm 2004 đến nay, EVN đã cử khoảng 172 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia có kinh nghiệm xây dựng, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...
Tập đoàn này cũng đã lựa chọn và cử 29 con em cán bộ nhân viên ngành điện có thành tích học tập tốt (như đạt giải thành phố, quốc gia các chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, Tin hoặc ít nhất đạt 25 điểm thi đại học khối A) đi đào tạo kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Năng lượng Matxcơva (MPEI).
Theo đó, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với EVN và các đơn vị liên quan tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sỹ các chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI). Kinh phí đào tạo do Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) - đơn vị sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam - tài trợ 50%, EVN đài thọ 50%, các chi phí khác theo chế độ Nhà nước quy định.
EVN cũng sẽ cấp bổ sung tiền sinh hoạt phí 200 USD/người/tháng cho cán bộ, sinh viên (có cam kết làm việc lâu dài cho EVN) được EVN và Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi đào tạo các chuyên ngành về điện hạt nhân tại Nga, trên cơ sở báo cáo kết quả học tập sau mỗi học kỳ. Sau khi tốt nghiệp, EVN sẽ xem xét sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho các cán bộ, sinh viên đã tốt nghiệp trên cơ sở nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn của dự án điện hạt nhân.
Phát biểu tại lễ ký kết này, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ khởi công tháng 12/2014, vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2020, tổ máy số 2 vào năm 2021. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ khởi công vào tháng 5 năm 2015, vận hành tổ máy số 1 năm 2021 và tổ máy số 2 năm 2022.
Theo đó, nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân ở giai đoạn đầu từ nay đến 2020 của Việt Nam khá lớn, bao gồm: nguồn nhân lực cho quản lý, giám sát và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và hỗ trợ kỹ thuật; nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cho cơ quan quản lý an toàn bức xạ hạt nhân nói riêng; nguồn nhân lực cho các hoạt động giáo dục và đào tạo hạt nhân; nguồn nhân lực cho vận hành và bảo trì nhà máy điện hạt nhân...
Cũng theo Thứ trưởng Ga, từ năm 2004 đến nay, EVN đã cử khoảng 172 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia có kinh nghiệm xây dựng, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...
Tập đoàn này cũng đã lựa chọn và cử 29 con em cán bộ nhân viên ngành điện có thành tích học tập tốt (như đạt giải thành phố, quốc gia các chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, Tin hoặc ít nhất đạt 25 điểm thi đại học khối A) đi đào tạo kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Năng lượng Matxcơva (MPEI).