FDI hướng dòng chảy vào dịch vụ
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang có sự chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang có sự chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ.
Đây là nét mới và rõ nhất về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong những tháng đầu năm nay, khi vẫn chưa xuất hiện những dự án được coi là “đình đàm” về quy mô vốn đầu tư, như trong năm 2006.
Số liệu thống kê cho thấy, nếu như 6 tháng đầu năm 2006, tỷ lệ vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là 72,7%, thì trong 6 tháng đầu năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 56,5%.
Ngược lại, tỷ lệ vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ từ 22,6% của 6 tháng đầu năm 2006 tăng lên 43,2% trong 6 tháng đầu năm 2007.
Một tháng sau, tức là 7 tháng đầu năm 2007, vốn FDI đăng ký mới vẫn theo hướng đổ vào lĩnh vực dịch vụ từ 43,2% lên 44,1% (2,81 tỷ USD) của 220 dự án, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp từ 56,5% xuống còn 53,8% (3,43 tỷ USD) của 460 dự án.
Nếu xét thêm ở quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án thì dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn hơn.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lĩnh vực dịch vụ hút vốn vì thời gian qua một số ngành nghề dịch vụ đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, như xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vấn - tài chính,…
Chỉ tính riêng trong ngành du lịch, trong 6 tháng đầu năm đã có gần 800 triệu USD (chiếm gần 15% tổng vốn FDI vào Việt Nam) rót vào ngày này với 17 dự án.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng lĩnh vực dịch vụ được các nhà đầu tư nước ngoài để mắt nhiều do Việt Nam đã cam kết mở cửa lĩnh vực này rộng hơn sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đây là nét mới và rõ nhất về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong những tháng đầu năm nay, khi vẫn chưa xuất hiện những dự án được coi là “đình đàm” về quy mô vốn đầu tư, như trong năm 2006.
Số liệu thống kê cho thấy, nếu như 6 tháng đầu năm 2006, tỷ lệ vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là 72,7%, thì trong 6 tháng đầu năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 56,5%.
Ngược lại, tỷ lệ vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ từ 22,6% của 6 tháng đầu năm 2006 tăng lên 43,2% trong 6 tháng đầu năm 2007.
Một tháng sau, tức là 7 tháng đầu năm 2007, vốn FDI đăng ký mới vẫn theo hướng đổ vào lĩnh vực dịch vụ từ 43,2% lên 44,1% (2,81 tỷ USD) của 220 dự án, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp từ 56,5% xuống còn 53,8% (3,43 tỷ USD) của 460 dự án.
Nếu xét thêm ở quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án thì dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn hơn.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lĩnh vực dịch vụ hút vốn vì thời gian qua một số ngành nghề dịch vụ đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, như xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vấn - tài chính,…
Chỉ tính riêng trong ngành du lịch, trong 6 tháng đầu năm đã có gần 800 triệu USD (chiếm gần 15% tổng vốn FDI vào Việt Nam) rót vào ngày này với 17 dự án.
Một chuyên gia kinh tế cho rằng lĩnh vực dịch vụ được các nhà đầu tư nước ngoài để mắt nhiều do Việt Nam đã cam kết mở cửa lĩnh vực này rộng hơn sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).