FDI: Lĩnh vực dịch vụ “hút” vốn
Hỏi chuyện ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hỏi chuyện ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thưa ông, ông có thể cho biết những điểm nổi bật trong tình hình đầu tư nước ngoài 9 tháng vừa qua?
Trong 9 tháng qua, FDI vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao của năm 2006. Hiện nay tính bình quân, mỗi tháng Việt Nam thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới. Điều này cho thấy mức độ thu hút vốn khá cao so với các năm trước đây, kể cả năm 2006 là năm đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Rất nhiều dự án quy mô lớn đang được đàm phán và tiếp xúc giữa các nhà đầu tư quốc tế với chính quyền các địa phương và các đối tác Việt Nam.
Có thể nói, chưa bao giờ có nhiều dự án với các quy mô lớn như vậy trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng như trong các lĩnh vực dịch vụ. Riêng lĩnh vực dịch vụ, 9 tháng đầu năm 2007 thu hút được 3,9 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với triển vọng như vậy, năm 2007 có thể sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lớn, vượt con số thu hút được trong năm 2006. Hiện chúng ta đang phấn đấu đạt 15 tỷ vốn FDI trong năm 2007. Bên cạnh đó, vốn thực hiện 9 tháng đầu năm 2007 đạt mức cao nhất kể từ trước đến nay, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2006, là mức cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 đến nay.
Lĩnh vực giải trí đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào, thưa ông?
Các khu du lịch tổng hợp, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, các loại hình trung tâm thể thao, nhà ở, khách sạn, các khu tổ hợp đa năng... đang được các nhà đầu tư chú ý với số vốn đầu tư rất lớn. Ví dụ như dự án tổ hợp khách san của tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư tại Hà Nội mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư có vốn đầu tư 1 tỷ USD.
Xin ông cho biết những thông tin ban đầu về dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Tràm với vốn đầu tư 5 tỷ USD của tập đoàn tài chính The Gillmann Group và Fidelity Ventures Investment Group ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
Hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài chưa nhận được báo cáo về dự án này. Có thể đối tác nước ngoài đã đề xuất trong các cuộc gặp với Chủ tịch nước và lãnh đạo tỉnh.
Những dự án trong lĩnh vực dịch vụ và giải trí sẽ có tác động thế nào đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước?
Các dự án về du lịch dịch vụ sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực dịch vụ nói riêng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là đối với lĩnh vực dịch vụ. Đối với Việt Nam, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này còn yếu, đặc biệt về cơ sở hạ tầng vật chất và sự đa dạng của dịch vụ.
Nếu những dự án này được triển khai, sẽ làm cho ngành dịch vụ Việt Nam phát triển. Đây là lĩnh vực mà chúng ta có thế mạnh và có thể phát triển. Chắc chắn nó sẽ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Không chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, các nhà đầu tư từ các nước khác đang tập trung vào Việt Nam. Có mấy dự án lớn gần đây nhất là của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nên chúng ta nghĩ rằng chỉ từ các nước và vùng lãnh thổ đó thôi.
Trên thực tế, hiện nay trong danh mục các dự án đang thương thảo có nhiều nhà đầu tư khác từ Mỹ, châu Âu, Trung Đông và từ các nước châu Á khác như Singapore. Họ đang có dự định đầu tư lớn vào Việt Nam. Hiện chúng tôi thống kê được khoảng 48 dự án có quy mô lớn đang có ý định đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn là 50 tỷ USD, trong số đó có khá nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.
Thưa ông, ông có thể cho biết những điểm nổi bật trong tình hình đầu tư nước ngoài 9 tháng vừa qua?
Trong 9 tháng qua, FDI vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao của năm 2006. Hiện nay tính bình quân, mỗi tháng Việt Nam thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới. Điều này cho thấy mức độ thu hút vốn khá cao so với các năm trước đây, kể cả năm 2006 là năm đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Rất nhiều dự án quy mô lớn đang được đàm phán và tiếp xúc giữa các nhà đầu tư quốc tế với chính quyền các địa phương và các đối tác Việt Nam.
Có thể nói, chưa bao giờ có nhiều dự án với các quy mô lớn như vậy trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng như trong các lĩnh vực dịch vụ. Riêng lĩnh vực dịch vụ, 9 tháng đầu năm 2007 thu hút được 3,9 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Với triển vọng như vậy, năm 2007 có thể sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lớn, vượt con số thu hút được trong năm 2006. Hiện chúng ta đang phấn đấu đạt 15 tỷ vốn FDI trong năm 2007. Bên cạnh đó, vốn thực hiện 9 tháng đầu năm 2007 đạt mức cao nhất kể từ trước đến nay, đạt 3,3 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2006, là mức cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988 đến nay.
Lĩnh vực giải trí đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào, thưa ông?
Các khu du lịch tổng hợp, bao gồm du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, các loại hình trung tâm thể thao, nhà ở, khách sạn, các khu tổ hợp đa năng... đang được các nhà đầu tư chú ý với số vốn đầu tư rất lớn. Ví dụ như dự án tổ hợp khách san của tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư tại Hà Nội mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư có vốn đầu tư 1 tỷ USD.
Xin ông cho biết những thông tin ban đầu về dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Tràm với vốn đầu tư 5 tỷ USD của tập đoàn tài chính The Gillmann Group và Fidelity Ventures Investment Group ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
Hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài chưa nhận được báo cáo về dự án này. Có thể đối tác nước ngoài đã đề xuất trong các cuộc gặp với Chủ tịch nước và lãnh đạo tỉnh.
Những dự án trong lĩnh vực dịch vụ và giải trí sẽ có tác động thế nào đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước?
Các dự án về du lịch dịch vụ sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế nói chung và lĩnh vực dịch vụ nói riêng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là đối với lĩnh vực dịch vụ. Đối với Việt Nam, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này còn yếu, đặc biệt về cơ sở hạ tầng vật chất và sự đa dạng của dịch vụ.
Nếu những dự án này được triển khai, sẽ làm cho ngành dịch vụ Việt Nam phát triển. Đây là lĩnh vực mà chúng ta có thế mạnh và có thể phát triển. Chắc chắn nó sẽ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Làn sóng đầu tư mới từ các nền kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan được thể hiện như thế nào, thưa ông?
Không chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, các nhà đầu tư từ các nước khác đang tập trung vào Việt Nam. Có mấy dự án lớn gần đây nhất là của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nên chúng ta nghĩ rằng chỉ từ các nước và vùng lãnh thổ đó thôi.
Trên thực tế, hiện nay trong danh mục các dự án đang thương thảo có nhiều nhà đầu tư khác từ Mỹ, châu Âu, Trung Đông và từ các nước châu Á khác như Singapore. Họ đang có dự định đầu tư lớn vào Việt Nam. Hiện chúng tôi thống kê được khoảng 48 dự án có quy mô lớn đang có ý định đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn là 50 tỷ USD, trong số đó có khá nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ.