FDI năm nay có thể đạt 19 tỷ USD
Vốn FDI vào Việt Nam năm nay có thể lên tới 19 tỷ USD, vì nhiều dự án lớn liên tiếp được cấp phép trong tháng cuối của năm
Theo dự báo, năm 2007 Việt Nam có thể thu hút được 16 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng những dự án lớn liên tiếp được cấp phép trong tháng cuối cùng của năm nay báo hiệu con số thực tế sẽ lớn hơn như vậy, có khả năng lên tới 19 tỷ USD.
Chỉ trong hai ngày 11 và 12/12, liên tiếp 3 dự án lớn được khởi công với quy mô vốn lớn lên đến cả tỷ USD, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.
Các dự án lớn tiếp nối nhau
Ông Lin Yun Ling, Tổng giám đốc Tập đoàn Gamuda Berhad, tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản lớn nhất (Malaysia), không giấu niềm vinh dự khi chính thức nhận được Giấy phép đầu tư cho dự án phát triển Công viên Yên Sở để trở thành công viên đô thị lớn nhất châu Á ngày 11/12/2007.
Với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD, dự án của Gamuda Berhad với mục tiêu xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam và một công viên công cộng đẳng cấp quốc tế tại quận Hoàng Mai, Hà Nội không chỉ được kỳ vọng sẽ hình thành nên một trung tâm phát triển kinh tế mới tại nam Thủ đô, mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư.
Trong kế hoạch kinh doanh dài hạn của mình tại Việt Nam, bên cạnh nguồn vốn đầu tư tự có 400 triệu USD, Gamuda sẽ huy động thêm để đầu tư cho dự án này. Điều đặc biệt trong dự án của Gamuda là hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước của kênh và hồ Yên Sở cũng như cải thiện môi trường sống quanh hồ và cho cộng đồng dân cư tại cửa ô Thanh Liệt cũng như cộng đồng dân cư khác sống dọc theo sông Tô Lịch vốn đang sử dụng nước sông để sinh hoạt và tưới tiêu.
Ông Lin Yun Ling cho biết, giấy phép đầu tư cho nhà máy xử lý nước thải sẽ được phê duyệt vào cuối tháng 12 sẽ cho phép việc xây dựng nhà máy bắt đầu triển khai tháng 1/2008. Điều này sẽ góp phần đảm bảo rằng toàn bộ dự án hoàn thành vào năm 2010 vừ kịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Cùng ngày lễ khởi công dự án Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh cũng đã diễn ra với việc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có tổng số vốn gần 120 triệu USD. Trong số đó đáng lưu ý là các dự án khách sạn 4 sao và khu thể thao ngoài trời 30 triệu USD, dự án siêu thị vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và nhà ở 15 triệu USD.
Hiện VSIP Bắc Ninh đã thu hút được 15 dự án đầu tư với tổng số vốn ước tính đạt 200 triệu USD. Khi hoàn thành dự án VSIP Bắc Ninh có thể thu hút khoảng hơn 200 nhà đầu tư với số vốn ước tính khoảng 2 tỷ USD và tạo ra được khoảng 40.000 việc làm cho người lao động.
Ngay sau đó, ngày 12/12, Công ty TNHH Limitless World Việt Nam cũng khởi công dự án đầu tư xây dựng khu du lịch tổng hợp đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế tại Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, với tổng mức vốn đầu tư là 180 triệu USD. Dự án với tổng diện tích quy hoạch 125 ha bao gồm 1 khách sạn 5 sao với 250 phòng, trung tâm hội nghị-hội chợ sức chứa 500 người, 1 khách sạn sang trọng chuyên biệt 5 sao, 400 biệt thự cao cấp, 100 nhà phố, 100 căn hộ có sân vườn nhỏ, 119 căn hộ trên sườn đồi...
Công ty TNHH Limitles World Việt Nam là liên doanh của 3 công ty gồm Công ty Cổ phần Việt-Mỹ Hạ Long, Công ty International Property Investment Partners của Hoa Kỳ và Công ty Limitless World - công ty con của Tập đoàn Dubai World.
Một nguồn tin cũng cho biết, trong tháng này tập đoàn bất động sản SP Setia Berhad (Malaysia) hợp tác với Công ty Becamex IDC cũng sẽ được cấp phép để triển khai dự án Khu đô thị sinh thái Ecolakes rộng 226 ha tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương, với vốn đầu tư 120 triệu USD.
Để đạt kế hoạch kỳ vọng
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, để đón được dòng vốn mới thì trước hết Việt Nam phải “hấp thụ” được những đồng vốn đã có sẵn. Không chỉ là giải pháp hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp phép khẩn trương triển khai thực hiện các dự án của họ tại Việt Nam, công tác xúc tiến đầu tư cũng được ông Thắng nhấn mạnh như một tác nhân quan trọng.
“Công tác xúc tiến đầu tư cần được thực hiện theo một phương pháp tiếp cận mới, phương thức mới và tư duy mới, có nghĩa là các bộ, ngành chỉ mang tính định hướng và hướng dẫn thực hiện, còn các địa phương và các doanh nghiệp cần chủ động và năng động hơn nữa trong hoạt động xúc tiến đầu tư”, ông Thắng lý giải.
Để chuẩn bị tốt việc đón nhận cơ hội mới, đẩy nhanh quá trình chuyển ý đồ thực hiện các dự án FDI của các nhà đầu tư trở thành hiện thực, ông Thắng cũng cho rằng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa.
Thực tế, tại một số địa phương đã bắt đầu xuất hiện tình trạng kéo dài thủ tục làm nản lòng nhà đầu tư. Cụ thể, một loạt các văn bản chậm ban hành hướng dẫn. Đơn cử như các tỉnh đều phàn nàn rất nhiều trong việc cấp phép cho một lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Tỉnh có cam kết với nhà đầu tư xem xét và trả lời trong khoảng thời gian nhất định nhưng vì “dính” vào đầu tư có điều kiện nên tỉnh phải đi hỏi các bộ, không chỉ một bộ mà rất nhiều bộ. Kết quả là phải chờ lâu. Điều đó chứng tỏ việc chậm ban hành các hướng dẫn liên quan đến đầu tư có điều kiện đã cản trở một loạt các khoản đầu tư của tỉnh. Thậm chí, nhiều tỉnh cho rằng đây như một dạng “giấy phép con” mới.
Ngoài vấn đề thủ tục, nhiều nhà đầu tư cũng đã tỏ ra lo ngại đến sự chậm trễ trong việc xây dựng các cảng mới, nhất là nguy cơ tắc nghẽn trong luồng vận tải hàng hoá tới 2 cụm cảng cửa ngõ của Việt Nam là cụm cảng Cát Lái và VICT (cảng container quốc tế).
Theo ông Paul Hoogwaerts, Tổng giám đốc Công ty Maersk Việt Nam, Chính phủ cần khẩn cấp nâng cấp những tuyến đường dẫn đến hai cảng Cát Lái và VICT, như tuyến giao thông Tp.HCM – Long Thành, và tuyến xa lộ Biên Hoà – Vũng Tàu. Trên các tuyến này, dẫn đến các khu công nghiệp đông đúc ở phía bắc Tp.HCM và Biên Hoà, cần phân luồng giao thông dân dụng và vận chuyển container nhằm đảm bảo an toàn giao thông và thời gian vận chuyển.
“Nếu Việt Nam muốn tiếp tục tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu ở mức cao trong tương lai, thì việc bắt đầu cải tạo trong năm nay là điều hết sức quan trọng”, Paul Hoogwaerts nhấn mạnh.
Chỉ trong hai ngày 11 và 12/12, liên tiếp 3 dự án lớn được khởi công với quy mô vốn lớn lên đến cả tỷ USD, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang sẵn sàng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.
Các dự án lớn tiếp nối nhau
Ông Lin Yun Ling, Tổng giám đốc Tập đoàn Gamuda Berhad, tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản lớn nhất (Malaysia), không giấu niềm vinh dự khi chính thức nhận được Giấy phép đầu tư cho dự án phát triển Công viên Yên Sở để trở thành công viên đô thị lớn nhất châu Á ngày 11/12/2007.
Với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD, dự án của Gamuda Berhad với mục tiêu xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam và một công viên công cộng đẳng cấp quốc tế tại quận Hoàng Mai, Hà Nội không chỉ được kỳ vọng sẽ hình thành nên một trung tâm phát triển kinh tế mới tại nam Thủ đô, mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư.
Trong kế hoạch kinh doanh dài hạn của mình tại Việt Nam, bên cạnh nguồn vốn đầu tư tự có 400 triệu USD, Gamuda sẽ huy động thêm để đầu tư cho dự án này. Điều đặc biệt trong dự án của Gamuda là hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước của kênh và hồ Yên Sở cũng như cải thiện môi trường sống quanh hồ và cho cộng đồng dân cư tại cửa ô Thanh Liệt cũng như cộng đồng dân cư khác sống dọc theo sông Tô Lịch vốn đang sử dụng nước sông để sinh hoạt và tưới tiêu.
Ông Lin Yun Ling cho biết, giấy phép đầu tư cho nhà máy xử lý nước thải sẽ được phê duyệt vào cuối tháng 12 sẽ cho phép việc xây dựng nhà máy bắt đầu triển khai tháng 1/2008. Điều này sẽ góp phần đảm bảo rằng toàn bộ dự án hoàn thành vào năm 2010 vừ kịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Cùng ngày lễ khởi công dự án Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh cũng đã diễn ra với việc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có tổng số vốn gần 120 triệu USD. Trong số đó đáng lưu ý là các dự án khách sạn 4 sao và khu thể thao ngoài trời 30 triệu USD, dự án siêu thị vật liệu xây dựng, trang trí nội thất và nhà ở 15 triệu USD.
Hiện VSIP Bắc Ninh đã thu hút được 15 dự án đầu tư với tổng số vốn ước tính đạt 200 triệu USD. Khi hoàn thành dự án VSIP Bắc Ninh có thể thu hút khoảng hơn 200 nhà đầu tư với số vốn ước tính khoảng 2 tỷ USD và tạo ra được khoảng 40.000 việc làm cho người lao động.
Ngay sau đó, ngày 12/12, Công ty TNHH Limitless World Việt Nam cũng khởi công dự án đầu tư xây dựng khu du lịch tổng hợp đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế tại Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, với tổng mức vốn đầu tư là 180 triệu USD. Dự án với tổng diện tích quy hoạch 125 ha bao gồm 1 khách sạn 5 sao với 250 phòng, trung tâm hội nghị-hội chợ sức chứa 500 người, 1 khách sạn sang trọng chuyên biệt 5 sao, 400 biệt thự cao cấp, 100 nhà phố, 100 căn hộ có sân vườn nhỏ, 119 căn hộ trên sườn đồi...
Công ty TNHH Limitles World Việt Nam là liên doanh của 3 công ty gồm Công ty Cổ phần Việt-Mỹ Hạ Long, Công ty International Property Investment Partners của Hoa Kỳ và Công ty Limitless World - công ty con của Tập đoàn Dubai World.
Một nguồn tin cũng cho biết, trong tháng này tập đoàn bất động sản SP Setia Berhad (Malaysia) hợp tác với Công ty Becamex IDC cũng sẽ được cấp phép để triển khai dự án Khu đô thị sinh thái Ecolakes rộng 226 ha tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương, với vốn đầu tư 120 triệu USD.
Để đạt kế hoạch kỳ vọng
Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, để đón được dòng vốn mới thì trước hết Việt Nam phải “hấp thụ” được những đồng vốn đã có sẵn. Không chỉ là giải pháp hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp phép khẩn trương triển khai thực hiện các dự án của họ tại Việt Nam, công tác xúc tiến đầu tư cũng được ông Thắng nhấn mạnh như một tác nhân quan trọng.
“Công tác xúc tiến đầu tư cần được thực hiện theo một phương pháp tiếp cận mới, phương thức mới và tư duy mới, có nghĩa là các bộ, ngành chỉ mang tính định hướng và hướng dẫn thực hiện, còn các địa phương và các doanh nghiệp cần chủ động và năng động hơn nữa trong hoạt động xúc tiến đầu tư”, ông Thắng lý giải.
Để chuẩn bị tốt việc đón nhận cơ hội mới, đẩy nhanh quá trình chuyển ý đồ thực hiện các dự án FDI của các nhà đầu tư trở thành hiện thực, ông Thắng cũng cho rằng cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa.
Thực tế, tại một số địa phương đã bắt đầu xuất hiện tình trạng kéo dài thủ tục làm nản lòng nhà đầu tư. Cụ thể, một loạt các văn bản chậm ban hành hướng dẫn. Đơn cử như các tỉnh đều phàn nàn rất nhiều trong việc cấp phép cho một lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Tỉnh có cam kết với nhà đầu tư xem xét và trả lời trong khoảng thời gian nhất định nhưng vì “dính” vào đầu tư có điều kiện nên tỉnh phải đi hỏi các bộ, không chỉ một bộ mà rất nhiều bộ. Kết quả là phải chờ lâu. Điều đó chứng tỏ việc chậm ban hành các hướng dẫn liên quan đến đầu tư có điều kiện đã cản trở một loạt các khoản đầu tư của tỉnh. Thậm chí, nhiều tỉnh cho rằng đây như một dạng “giấy phép con” mới.
Ngoài vấn đề thủ tục, nhiều nhà đầu tư cũng đã tỏ ra lo ngại đến sự chậm trễ trong việc xây dựng các cảng mới, nhất là nguy cơ tắc nghẽn trong luồng vận tải hàng hoá tới 2 cụm cảng cửa ngõ của Việt Nam là cụm cảng Cát Lái và VICT (cảng container quốc tế).
Theo ông Paul Hoogwaerts, Tổng giám đốc Công ty Maersk Việt Nam, Chính phủ cần khẩn cấp nâng cấp những tuyến đường dẫn đến hai cảng Cát Lái và VICT, như tuyến giao thông Tp.HCM – Long Thành, và tuyến xa lộ Biên Hoà – Vũng Tàu. Trên các tuyến này, dẫn đến các khu công nghiệp đông đúc ở phía bắc Tp.HCM và Biên Hoà, cần phân luồng giao thông dân dụng và vận chuyển container nhằm đảm bảo an toàn giao thông và thời gian vận chuyển.
“Nếu Việt Nam muốn tiếp tục tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu ở mức cao trong tương lai, thì việc bắt đầu cải tạo trong năm nay là điều hết sức quan trọng”, Paul Hoogwaerts nhấn mạnh.