FDI tháng 10: Giải ngân bỏ xa hút vốn
Sự khởi sắc của vốn giải ngân tiếp tục thể hiện, trong khi vốn đăng ký lại có sự tụt hậu đáng kể
Sự khởi sắc của vốn giải ngân tiếp tục thể hiện, trong khi vốn đăng ký lại có sự tụt hậu đáng kể. Hai con số quan trọng của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng 10 cho thấy những cung bậc trái chiều, theo báo cáo đầu tư nước ngoài 10 tháng vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.
Nhiều diễn biến trái chiều
Thông thường, là “vốn hứa” - tức là vốn đăng ký - cao hơn nhiều so với vốn thực hiện. Nhưng trong tháng 10 này, tổng hợp báo cáo của các địa phương gửi về cho thấy, vốn giải ngân đã đạt 950 triệu USD, cao hơn mức bình quân khoảng 900 triệu USD/tháng của 10 tháng đầu năm. Trong khi đó, vốn đăng ký cả cấp mới và tăng thêm trong tháng này chỉ đạt 604 triệu USD.
Một lưu ý khác, lượng vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đã đầu tư giai đoạn trước vẫn thường thấp hơn vốn đăng ký cấp mới và từ đầu năm đến nay, vốn tăng thêm luôn ở mức rất thấp so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong tháng 10 đã có sự đảo chiều ở các chỉ tiêu này khi vốn cấp mới vào rất hạn chế, trong khi vốn tăng thêm lại tăng mạnh so với các tháng trước.
Cụ thể, trong tháng 10 đã có 39 dự án FDI đăng ký mới vào Việt Nam với tổng vốn chỉ có 184 triệu USD. Trong khi đó, đã có 57 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký đạt 420 triệu USD, gấp gần 2 lần về lượng dự án và hơn 2 lần về vốn đăng ký cấp mới.
Hai khác biệt kể trên đưa đến một nhận định chung, các dự án đã đăng ký đầu tư từ trước, nay tăng tốc giải ngân và mở rộng kinh doanh trong tháng 10 này.
Thể hiện ở con số khả quan nhất của thu hút vốn FDI - vốn giải ngân - tính đến 20/10, khu vực FDI đã giải ngân đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Nhưng ở các chỉ tiêu thu hút FDI khác, sự khả quan không được duy trì. Tính chung từ đầu năm đến kỳ báo cáo tháng 10, đã có 759 dự án FDI đăng ký cấp mới với tổng vốn đạt 11,59 tỷ USD, giảm 19,1% về lượng dự án và 28,8% về vốn so với cùng kỳ năm 2009. Tương tự, đã có 210 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,203 tỷ USD.
Như vậy, với 969 dự án đăng ký cả cấp mới và tăng vốn, tổng vốn đăng ký đã đạt 12,792 tỷ USD, giảm tới 41,9% so với cùng kỳ. Có thể cho rằng, cửa đã rất hẹp để thu hút FDI đạt mục tiêu năm nay, ở mức kế hoạch đặt ra là 22-25 tỷ USD.
Lĩnh vực sản xuất hút vốn FDI
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút vốn FDI 10 tháng qua với 4,065 tỷ USD. Tiếp theo là sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa với tổng vốn đăng ký đạt 2,943 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ ba với 2,854 tỷ USD vốn đăng ký…
Sản xuất phục hồi mạnh mẽ là nguyên nhân dẫn tới lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn. Nếu nhìn trên kết quả hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp FDI đang thể hiện sự hồi phục mạnh mẽ sau giai đoạn trì trệ kéo dài.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này ước đạt trên 31 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2010, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không kể dầu thô thì còn đạt gần 27 tỷ USD, tăng tương ứng 39,9%.
Nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong 10 tháng qua ước đạt trên 29,1 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ. Như vậy tính từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu gần 2 tỷ USD tính cả dầu thô, hay nhập siêu trên 2 tỷ USD, nếu không tính dầu thô.
Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã thay đổi. Nếu trước đây, các nhà đầu tư châu Á luôn dẫn đầu trong danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì nay xuất hiện nhiều quốc gia phát triển ở châu lục khác.
Trong 50 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 10 tháng qua, Hà Lan dẫn đầu với 2,227 tỷ USD vốn đăng ký. Tiếp đến là Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản với vốn đăng ký tương ứng 2,142 tỷ USD, 1,924 tỷ USD và 1,603 tỷ USD…
Phía các địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng vị trí thứ nhất trong thu hút vốn FDI lớn với trên 2,37 tỷ USD vốn đăng ký; Quảng Ninh đứng thứ hai với vốn đăng ký đạt 2,2 tỷ USD; tiếp theo là Tp.HCM với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,8 tỷ USD…
Nhiều diễn biến trái chiều
Thông thường, là “vốn hứa” - tức là vốn đăng ký - cao hơn nhiều so với vốn thực hiện. Nhưng trong tháng 10 này, tổng hợp báo cáo của các địa phương gửi về cho thấy, vốn giải ngân đã đạt 950 triệu USD, cao hơn mức bình quân khoảng 900 triệu USD/tháng của 10 tháng đầu năm. Trong khi đó, vốn đăng ký cả cấp mới và tăng thêm trong tháng này chỉ đạt 604 triệu USD.
Một lưu ý khác, lượng vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đã đầu tư giai đoạn trước vẫn thường thấp hơn vốn đăng ký cấp mới và từ đầu năm đến nay, vốn tăng thêm luôn ở mức rất thấp so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong tháng 10 đã có sự đảo chiều ở các chỉ tiêu này khi vốn cấp mới vào rất hạn chế, trong khi vốn tăng thêm lại tăng mạnh so với các tháng trước.
Cụ thể, trong tháng 10 đã có 39 dự án FDI đăng ký mới vào Việt Nam với tổng vốn chỉ có 184 triệu USD. Trong khi đó, đã có 57 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký đạt 420 triệu USD, gấp gần 2 lần về lượng dự án và hơn 2 lần về vốn đăng ký cấp mới.
Hai khác biệt kể trên đưa đến một nhận định chung, các dự án đã đăng ký đầu tư từ trước, nay tăng tốc giải ngân và mở rộng kinh doanh trong tháng 10 này.
Thể hiện ở con số khả quan nhất của thu hút vốn FDI - vốn giải ngân - tính đến 20/10, khu vực FDI đã giải ngân đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Nhưng ở các chỉ tiêu thu hút FDI khác, sự khả quan không được duy trì. Tính chung từ đầu năm đến kỳ báo cáo tháng 10, đã có 759 dự án FDI đăng ký cấp mới với tổng vốn đạt 11,59 tỷ USD, giảm 19,1% về lượng dự án và 28,8% về vốn so với cùng kỳ năm 2009. Tương tự, đã có 210 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,203 tỷ USD.
Như vậy, với 969 dự án đăng ký cả cấp mới và tăng vốn, tổng vốn đăng ký đã đạt 12,792 tỷ USD, giảm tới 41,9% so với cùng kỳ. Có thể cho rằng, cửa đã rất hẹp để thu hút FDI đạt mục tiêu năm nay, ở mức kế hoạch đặt ra là 22-25 tỷ USD.
Lĩnh vực sản xuất hút vốn FDI
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút vốn FDI 10 tháng qua với 4,065 tỷ USD. Tiếp theo là sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa với tổng vốn đăng ký đạt 2,943 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ ba với 2,854 tỷ USD vốn đăng ký…
Sản xuất phục hồi mạnh mẽ là nguyên nhân dẫn tới lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn. Nếu nhìn trên kết quả hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp FDI đang thể hiện sự hồi phục mạnh mẽ sau giai đoạn trì trệ kéo dài.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này ước đạt trên 31 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2010, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu không kể dầu thô thì còn đạt gần 27 tỷ USD, tăng tương ứng 39,9%.
Nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong 10 tháng qua ước đạt trên 29,1 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ. Như vậy tính từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu gần 2 tỷ USD tính cả dầu thô, hay nhập siêu trên 2 tỷ USD, nếu không tính dầu thô.
Sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã thay đổi. Nếu trước đây, các nhà đầu tư châu Á luôn dẫn đầu trong danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì nay xuất hiện nhiều quốc gia phát triển ở châu lục khác.
Trong 50 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 10 tháng qua, Hà Lan dẫn đầu với 2,227 tỷ USD vốn đăng ký. Tiếp đến là Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản với vốn đăng ký tương ứng 2,142 tỷ USD, 1,924 tỷ USD và 1,603 tỷ USD…
Phía các địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng vị trí thứ nhất trong thu hút vốn FDI lớn với trên 2,37 tỷ USD vốn đăng ký; Quảng Ninh đứng thứ hai với vốn đăng ký đạt 2,2 tỷ USD; tiếp theo là Tp.HCM với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,8 tỷ USD…