FDI vào Việt Nam năm 2010: Những thay đổi lớn
Giải ngân FDI tiếp tục hưng phấn trong khi đăng ký giảm mạnh; lĩnh vực lưu trú, ăn uống và bất động sản đã lùi bước
Năm 2010, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã chứng kiến những sự chuyển hướng đáng chú ý.
Đó là tiến trình giải ngân tiếp tục hưng phấn trong khi đăng ký giảm mạnh; lĩnh vực lưu trú, ăn uống và bất động sản lùi bước, nhường chỗ cho chế biến - chế tạo; và Hà Lan trở thành nhà đầu tư đăng ký vốn... lớn nhất, thế chỗ cho các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, Hàn Quốc…
Những thay đổi này là hệ quả từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như những vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến khả năng điều chỉnh của nhà đầu tư nước ngoài, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài và nay là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS) Phan Hữu Thắng nhìn nhận.
Thu hút FDI sẽ thế nào trong năm 2011?
Trong kết quả thu hút vốn FDI 11 tháng năm 2010, vốn đăng ký đã giảm 40% nhưng vốn giải ngân tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Khoảng cách giữa hai chỉ tiêu vốn này đang rút ngắn lại nhiều so với hai năm trước đó.
Ông Thắng lý giải, một số đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ… gần đây đã kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn đầu tư ra bên ngoài, trong bối cảnh bản thân nền kinh tế các nước này chậm phục hồi. “Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam”, ông khẳng định.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém thời gian qua chậm được cải thiện như thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thậm chí cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài… Những nguyên nhân này, theo ông Thắng, có thể khiến một số đối tác đặt lại vấn đề khi đầu tư.
“Tôi cho rằng, phải gỡ được một số nút thắt như vừa nêu, nếu không khả năng thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giảm trong năm 2011”, ông nói.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, giải ngân FDI vẫn tốt vì đến giai đoạn này, Chính phủ đã chú trọng hơn đến giải ngân để khắc phục tình trạng vốn đăng ký và giải ngân cách biệt quá lớn. “Chắc chắn với sự đôn đốc, thúc giục của Chính phủ, sự quan tâm của chính quyền địa phương thì sẽ đẩy được vốn thực hiện lên”, ông khẳng định.
Theo nghiên cứu của CFIS, vốn FDI thực hiện năm 2011 sẽ tăng không nhiều so với năm nay, chỉ khoảng 11-12 tỷ USD. Với dự báo dài hạn hơn, cơ quan này cho rằng giai đoạn 1010-2015, thu hút vốn FDI có thể đạt 150 tỷ USD với 50% trong số đó là vốn thực hiện.
Vốn ngoại vào bất động sản tiếp tục “chững”?
Sự sụt giảm mạnh vốn đăng ký có phần nguyên nhân xuất phát từ việc thu hút vốn cho các dự án bất động sản và bất động sản du lịch, thường có vốn cam kết lớn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao, đã giảm mạnh trong năm nay.
Sau khi chiếm chọn hai vị trí đầu vào năm 2009, đến tháng 11 năm nay, lĩnh vực lưu trú ăn uống đã lui về vị trí thứ 6 trong xếp hạng các lĩnh vực có vốn FDI đăng ký lớn nhất; kinh doanh bất động sản nằm ở thứ hạng 3, nhường chỗ cho công nghiệp chế biến chế tạo và sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa.
“Lĩnh vực bất động sản hiện nay, theo như đánh giá của chúng tôi, cung đang hơn cầu nên chững lại, tiến độ triển khai nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài chậm, năm 2010 giảm hơn so với 2009 và 2008, đặc biệt là khu vực phía Nam”, ông Thắng nhìn nhận.
Cũng theo ông Thắng, với biến động tỉ giá USD như hiện nay, khả năng mua bán của thị trường trong nước chỉ đạt tới mức giới hạn và cung vượt cầu… nên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, cũng như dịch vụ lưu trú ăn uống năm 2011 sẽ không tăng cao.
“Cơ cấu đầu tư vào bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống, nông lâm nghiệp sẽ thay đổi và chắc chắn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, xây dựng sẽ tiếp tục tăng”, ông Thắng dự báo.
“Hiện tượng” Hà Lan
Đánh giá về thay đổi trong xếp hạng các nhà đầu tư cam kết vốn lớn trong năm nay, ông Thắng cho rằng việc Hà Lan đứng đầu “chỉ là hiện tượng”.
“Vì Nhà máy Điện Mông Dương 2 là quá trình đàm phán của chúng ta trong suốt nhiều năm qua và 2010 là năm kết thúc, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư quốc tịch Hà Lan chiếm tới 90 % trong tổng số 2,1 tỷ USD nên đưa vốn đăng ký của Hà Lan tăng lên. Nhưng đó chỉ là hiện tượng”, ông Thắng nói.
Nhìn chung, các nước EU, Hoa Kỳ đều có cái nhìn khả quan về môi trường đầu tư Việt Nam; Nhật hay Hàn quốc cũng đánh giá cao Việt Nam và nhìn vào môi trường đầu tư thì Việt Nam cũng đang được xếp hạng cao hơn. Tổng kết lại từ năm 1988 tới nay, nhà đầu tư chính vẫn là các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tỷ trọng vốn lớn.
Cũng nhân trường hợp Nhà máy Điện Mông Dương 2 quá trình triển khai kéo dài, ông Thắng nói: “Một số dự án mất thời gian, đặc biệt là thủ tục thực hiến dự án còn khá nặng nề dẫn tới chậm tiến độ triển khai. Nếu lướt qua các dự án được cấp phép thì không ít dự án tốn 2-3 năm mới thực hiện được”.
Đó là tiến trình giải ngân tiếp tục hưng phấn trong khi đăng ký giảm mạnh; lĩnh vực lưu trú, ăn uống và bất động sản lùi bước, nhường chỗ cho chế biến - chế tạo; và Hà Lan trở thành nhà đầu tư đăng ký vốn... lớn nhất, thế chỗ cho các đối tác truyền thống như Hoa Kỳ, Hàn Quốc…
Những thay đổi này là hệ quả từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như những vấn đề nội tại của nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến khả năng điều chỉnh của nhà đầu tư nước ngoài, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài và nay là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài (CFIS) Phan Hữu Thắng nhìn nhận.
Thu hút FDI sẽ thế nào trong năm 2011?
Trong kết quả thu hút vốn FDI 11 tháng năm 2010, vốn đăng ký đã giảm 40% nhưng vốn giải ngân tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Khoảng cách giữa hai chỉ tiêu vốn này đang rút ngắn lại nhiều so với hai năm trước đó.
Ông Thắng lý giải, một số đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ… gần đây đã kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn đầu tư ra bên ngoài, trong bối cảnh bản thân nền kinh tế các nước này chậm phục hồi. “Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam”, ông khẳng định.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém thời gian qua chậm được cải thiện như thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thậm chí cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài… Những nguyên nhân này, theo ông Thắng, có thể khiến một số đối tác đặt lại vấn đề khi đầu tư.
“Tôi cho rằng, phải gỡ được một số nút thắt như vừa nêu, nếu không khả năng thu hút đầu tư nước ngoài sẽ giảm trong năm 2011”, ông nói.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, giải ngân FDI vẫn tốt vì đến giai đoạn này, Chính phủ đã chú trọng hơn đến giải ngân để khắc phục tình trạng vốn đăng ký và giải ngân cách biệt quá lớn. “Chắc chắn với sự đôn đốc, thúc giục của Chính phủ, sự quan tâm của chính quyền địa phương thì sẽ đẩy được vốn thực hiện lên”, ông khẳng định.
Theo nghiên cứu của CFIS, vốn FDI thực hiện năm 2011 sẽ tăng không nhiều so với năm nay, chỉ khoảng 11-12 tỷ USD. Với dự báo dài hạn hơn, cơ quan này cho rằng giai đoạn 1010-2015, thu hút vốn FDI có thể đạt 150 tỷ USD với 50% trong số đó là vốn thực hiện.
Vốn ngoại vào bất động sản tiếp tục “chững”?
Sự sụt giảm mạnh vốn đăng ký có phần nguyên nhân xuất phát từ việc thu hút vốn cho các dự án bất động sản và bất động sản du lịch, thường có vốn cam kết lớn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao, đã giảm mạnh trong năm nay.
Sau khi chiếm chọn hai vị trí đầu vào năm 2009, đến tháng 11 năm nay, lĩnh vực lưu trú ăn uống đã lui về vị trí thứ 6 trong xếp hạng các lĩnh vực có vốn FDI đăng ký lớn nhất; kinh doanh bất động sản nằm ở thứ hạng 3, nhường chỗ cho công nghiệp chế biến chế tạo và sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa.
“Lĩnh vực bất động sản hiện nay, theo như đánh giá của chúng tôi, cung đang hơn cầu nên chững lại, tiến độ triển khai nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài chậm, năm 2010 giảm hơn so với 2009 và 2008, đặc biệt là khu vực phía Nam”, ông Thắng nhìn nhận.
Cũng theo ông Thắng, với biến động tỉ giá USD như hiện nay, khả năng mua bán của thị trường trong nước chỉ đạt tới mức giới hạn và cung vượt cầu… nên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, cũng như dịch vụ lưu trú ăn uống năm 2011 sẽ không tăng cao.
“Cơ cấu đầu tư vào bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống, nông lâm nghiệp sẽ thay đổi và chắc chắn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, xây dựng sẽ tiếp tục tăng”, ông Thắng dự báo.
“Hiện tượng” Hà Lan
Đánh giá về thay đổi trong xếp hạng các nhà đầu tư cam kết vốn lớn trong năm nay, ông Thắng cho rằng việc Hà Lan đứng đầu “chỉ là hiện tượng”.
“Vì Nhà máy Điện Mông Dương 2 là quá trình đàm phán của chúng ta trong suốt nhiều năm qua và 2010 là năm kết thúc, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư quốc tịch Hà Lan chiếm tới 90 % trong tổng số 2,1 tỷ USD nên đưa vốn đăng ký của Hà Lan tăng lên. Nhưng đó chỉ là hiện tượng”, ông Thắng nói.
Nhìn chung, các nước EU, Hoa Kỳ đều có cái nhìn khả quan về môi trường đầu tư Việt Nam; Nhật hay Hàn quốc cũng đánh giá cao Việt Nam và nhìn vào môi trường đầu tư thì Việt Nam cũng đang được xếp hạng cao hơn. Tổng kết lại từ năm 1988 tới nay, nhà đầu tư chính vẫn là các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tỷ trọng vốn lớn.
Cũng nhân trường hợp Nhà máy Điện Mông Dương 2 quá trình triển khai kéo dài, ông Thắng nói: “Một số dự án mất thời gian, đặc biệt là thủ tục thực hiến dự án còn khá nặng nề dẫn tới chậm tiến độ triển khai. Nếu lướt qua các dự án được cấp phép thì không ít dự án tốn 2-3 năm mới thực hiện được”.