FDI vào Việt Nam: “Nóng” chuyện kiểm soát dòng tiền
Lợi ích quốc gia sẽ khó được đảm bảo nếu hệ thống pháp luật để quản lý dòng vốn FDI chưa chặt chẽ
Không thể phủ nhận vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc nâng cao năng lực công nghệ, trình độ quản lý, sức cạnh tranh sản phẩm, cũng như giúp tăng trưởng xuất khẩu và cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng do vai trò quan trọng đến nền kinh tế đất nước, việc quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài chặt chẽ hơn đang đặt ra những vấn đề cần phải điều chỉnh.
Kiểm soát vốn FDI, địa phương kêu khó
Sự cởi mở trong chính sách thu hút đầu tư đã được Chính phủ cũng như các bộ, ngành và địa phương duy trì thực hiện trong nhiều năm, đến nay bộc lộ không ít điểm yếu. Sự vào - ra của dòng vốn đầu tư nước ngoài chưa thể nói đã được kiểm soát rốt ráo. Tại nhiều dự án, tiếng là đầu tư nước ngoài, nhưng vốn gần hết là từ các ngân hàng trong nước. Hoặc ngược lại, có trường hợp doanh nghiệp trong nước nhưng có tỷ trọng vốn nước ngoài khá lớn.
Tại hội nghị giao ban sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cuối tháng trước, một vị lãnh đạo cấp sở của thành phố Đà Nẵng cho biết, có hiện tượng nhà đầu tư khi đăng ký và được cấp phép thì để một thời gian dài rồi chuyển nhượng cho nhau, không phải trong nước mà chuyển nhượng tại nước ngoài. Sau đó nhà đầu tư “thứ phát” đến Việt Nam làm thủ tục đăng ký lại.
“Việc này trong nước không biết được, thuế cũng không nắm được cho nên không thu thuế được. Mà việc này đang diễn ra, Đà Nẵng cũng có mà các địa phương khác cũng có”, ông này khẳng định như vậy.
Trên thực tế, nhà đầu tư không làm trái với quy định pháp luật hiện hành. Tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, ở khoản 1, điều 51 quy định về điều chỉnh dự án đầu tư, trong các yếu tố buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không đề cập đến trường hợp thay đổi chủ đầu tư.
Một vấn đề khác cũng được vị lãnh đạo nọ nêu lên, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực chất là vay vốn ngân hàng trong nước để đầu tư là chính, còn vốn nước ngoài chuyển vào đầu tư không được bao nhiêu. “Điều này cũng báo động cho các ngân hàng, nếu dự án có sự cố gì thì ảnh hưởng rất lớn đến các định chế tài chính này”, ông này cảnh báo.
Trong khi đó, việc cấp phép nhiều dự án trong một thời gian dài khiến cho công tác hậu kiểm gặp khó khăn. Với đội ngũ cán bộ nhiều nơi khá mỏng, việc này gần như bị buông lỏng. Một đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cho biết, cơ quan ông không biết doanh nghiệp sau khi được cấp đăng ký kinh doanh hoạt động tại địa phương như thế nào.
“Vừa rồi, chủ tịch tỉnh tôi phê bình Sở về việc này (hậu kiểm khi cấp đăng ký kinh doanh - PV), trong khi đó phòng đăng ký kinh doanh của chúng tôi chỉ có 5 đồng chí thôi thì làm sao thực hiện kiểm tra trên 5 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được”, vị này kêu lên với lãnh đạo bộ chủ quản.
Buộc phải "lách luật"
Sự thông thoáng đến mức “hớ hênh” có ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành. Tại khoản 1, điều 56 Nghị định 108 quy định, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
Còn theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước. Chiểu theo các điều luật này, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài “biến hình” vào các doanh nghiệp trong nước và chỉ phải đăng ký kinh doanh, thay vì lập dự án đầu tư.
Trên thực tế, đã có nhiều địa phương thấy rõ nguy cơ của việc buông lỏng quản lý dòng vốn FDI. “Hà Nội chúng tôi có khoảng gần 800 doanh nghiệp “chót” cấp theo Nghị định 139 rồi, vỏ là doanh nghiệp Việt Nam, ruột là doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ nó đi đâu, làm gì không ai biết được”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết.
Cực chẳng đã, để quản lý các doanh nghiệp FDI, Hà Nội đã “lách luật” làm theo cách riêng, từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% vốn điều lệ.
“Chúng tôi kiên định là nên bỏ Nghị định 139, hoặc thay bằng nghị định mới. Chúng tôi tuyên bố là sẽ dừng áp dụng, kể cả chịu áp lực rất nhiều từ các luật sư, kể cả chúng tôi đã phải hầu 4 vụ kiện ra tòa hành chính rồi, vì từ chối cấp đăng ký kinh doanh sai quy định của pháp luật”, ông Tứ nói.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung chia sẻ với các các đồng nghiệp: “Về quan điểm tự do kinh doanh thì không ai phản đối, nhưng khi đụng chạm đến lợi ích quốc gia trên từng địa bàn thì rõ ràng quy định của chúng ta có vấn đề... Trong góp vốn, mua cổ phần, chúng ta không kiểm soát được dòng tiền nếu như thực hiện theo quy định tại Nghị định 108...”.
“Bây giờ, chính sách tiền tệ quốc gia, nếu dòng tiền đi thế nào không nắm được thì ngân hàng làm thế nào?”, ông Trung đặt câu hỏi. “Làm không được lại kêu là quản lý chính sách tiền tệ không tốt. Nhưng thực sự, cơ chế quản lý đang đặt ra một loạt vấn đề, liên quan đến 139”, ông nói.
Tuy nhiên, cũng do vai trò quan trọng đến nền kinh tế đất nước, việc quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài chặt chẽ hơn đang đặt ra những vấn đề cần phải điều chỉnh.
Kiểm soát vốn FDI, địa phương kêu khó
Sự cởi mở trong chính sách thu hút đầu tư đã được Chính phủ cũng như các bộ, ngành và địa phương duy trì thực hiện trong nhiều năm, đến nay bộc lộ không ít điểm yếu. Sự vào - ra của dòng vốn đầu tư nước ngoài chưa thể nói đã được kiểm soát rốt ráo. Tại nhiều dự án, tiếng là đầu tư nước ngoài, nhưng vốn gần hết là từ các ngân hàng trong nước. Hoặc ngược lại, có trường hợp doanh nghiệp trong nước nhưng có tỷ trọng vốn nước ngoài khá lớn.
Tại hội nghị giao ban sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cuối tháng trước, một vị lãnh đạo cấp sở của thành phố Đà Nẵng cho biết, có hiện tượng nhà đầu tư khi đăng ký và được cấp phép thì để một thời gian dài rồi chuyển nhượng cho nhau, không phải trong nước mà chuyển nhượng tại nước ngoài. Sau đó nhà đầu tư “thứ phát” đến Việt Nam làm thủ tục đăng ký lại.
“Việc này trong nước không biết được, thuế cũng không nắm được cho nên không thu thuế được. Mà việc này đang diễn ra, Đà Nẵng cũng có mà các địa phương khác cũng có”, ông này khẳng định như vậy.
Trên thực tế, nhà đầu tư không làm trái với quy định pháp luật hiện hành. Tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, ở khoản 1, điều 51 quy định về điều chỉnh dự án đầu tư, trong các yếu tố buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không đề cập đến trường hợp thay đổi chủ đầu tư.
Một vấn đề khác cũng được vị lãnh đạo nọ nêu lên, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực chất là vay vốn ngân hàng trong nước để đầu tư là chính, còn vốn nước ngoài chuyển vào đầu tư không được bao nhiêu. “Điều này cũng báo động cho các ngân hàng, nếu dự án có sự cố gì thì ảnh hưởng rất lớn đến các định chế tài chính này”, ông này cảnh báo.
Trong khi đó, việc cấp phép nhiều dự án trong một thời gian dài khiến cho công tác hậu kiểm gặp khó khăn. Với đội ngũ cán bộ nhiều nơi khá mỏng, việc này gần như bị buông lỏng. Một đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cho biết, cơ quan ông không biết doanh nghiệp sau khi được cấp đăng ký kinh doanh hoạt động tại địa phương như thế nào.
“Vừa rồi, chủ tịch tỉnh tôi phê bình Sở về việc này (hậu kiểm khi cấp đăng ký kinh doanh - PV), trong khi đó phòng đăng ký kinh doanh của chúng tôi chỉ có 5 đồng chí thôi thì làm sao thực hiện kiểm tra trên 5 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được”, vị này kêu lên với lãnh đạo bộ chủ quản.
Buộc phải "lách luật"
Sự thông thoáng đến mức “hớ hênh” có ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành. Tại khoản 1, điều 56 Nghị định 108 quy định, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
Còn theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước. Chiểu theo các điều luật này, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài “biến hình” vào các doanh nghiệp trong nước và chỉ phải đăng ký kinh doanh, thay vì lập dự án đầu tư.
Trên thực tế, đã có nhiều địa phương thấy rõ nguy cơ của việc buông lỏng quản lý dòng vốn FDI. “Hà Nội chúng tôi có khoảng gần 800 doanh nghiệp “chót” cấp theo Nghị định 139 rồi, vỏ là doanh nghiệp Việt Nam, ruột là doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ nó đi đâu, làm gì không ai biết được”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết.
Cực chẳng đã, để quản lý các doanh nghiệp FDI, Hà Nội đã “lách luật” làm theo cách riêng, từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% vốn điều lệ.
“Chúng tôi kiên định là nên bỏ Nghị định 139, hoặc thay bằng nghị định mới. Chúng tôi tuyên bố là sẽ dừng áp dụng, kể cả chịu áp lực rất nhiều từ các luật sư, kể cả chúng tôi đã phải hầu 4 vụ kiện ra tòa hành chính rồi, vì từ chối cấp đăng ký kinh doanh sai quy định của pháp luật”, ông Tứ nói.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung chia sẻ với các các đồng nghiệp: “Về quan điểm tự do kinh doanh thì không ai phản đối, nhưng khi đụng chạm đến lợi ích quốc gia trên từng địa bàn thì rõ ràng quy định của chúng ta có vấn đề... Trong góp vốn, mua cổ phần, chúng ta không kiểm soát được dòng tiền nếu như thực hiện theo quy định tại Nghị định 108...”.
“Bây giờ, chính sách tiền tệ quốc gia, nếu dòng tiền đi thế nào không nắm được thì ngân hàng làm thế nào?”, ông Trung đặt câu hỏi. “Làm không được lại kêu là quản lý chính sách tiền tệ không tốt. Nhưng thực sự, cơ chế quản lý đang đặt ra một loạt vấn đề, liên quan đến 139”, ông nói.