FED “bất lực”?
Cuộc khủng hoảng niềm tin trên thị trường đang khiến những biện pháp cứu vãn kinh tế Mỹ của FED trở thành vô hiệu
Trong vòng 7 tháng qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, đồng thời, Quốc hội Mỹ cũng thông qua một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói để ngăn nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Ban đầu, những biện pháp này có hiệu lực, nhưng chẳng bao lâu sau đó lại “chìm nghỉm” trước những thông tin kinh tế “lành ít dữ nhiều”.
Thất bại trong bất kỳ công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa nào thời gian qua cũng khiến người ta đặt ra những câu hỏi về khả năng trong ngắn hạn của FED và Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống lại những “lực lượng” khiến giá nhà đất và giá chứng khoán của Mỹ luôn đi xuống, trong khi lạm phát và thất nghiệp tăng vọt.
Một số nhà kinh tế cho rằng, có thể “đổ lỗi” những vấn đề này cho tính chu kỳ của nền kinh tế, nhưng vào thời điểm này, tình hình kinh tế Mỹ không chịu tác động của tính chu kỳ.
Khủng hoảng niềm tin
Một trong những vấn đề chính lúc này là cuộc khủng hoảng niềm tin mỗi lúc một thêm sâu sắc đang kết hợp với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng trên thị trường địa ốc.
Thua lỗ đậm vì cho vay cầm cố, các ngân hàng Mỹ trở nên thận trọng hơn mức cần thiết trong hoạt động tín dụng, còn các doanh nghiệp thì thi nhau lên kế hoạch cắt giảm nhân công, khiến hoạt động trong cả lĩnh vực tài chính và sản xuất của Mỹ trở nên chậm chạm, đẩy nền kinh tế vào cảnh mỗi lúc một thêm yếu đi. Giới chuyên môn nhận định, tình hình sẽ không thể được cải thiện cho tới khi “băng” tan trên thị trường địa ốc nước này.
Vào giữa tháng 1 vừa qua, FED đã hành động khá “mạnh tay” để kiềm chế cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính Mỹ sau khi thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển và ngân hàng SocGen của Pháp công bố một khoản lỗ khổng lồ do một nhân viên thực hiện các giao dịch lừa đảo. Ngay trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trở lại sau một phiên đóng cửa nghỉ lễ, FED đã bất ngờ cắt giảm lãi suất USD 0,75% “ngoài lịch” và sau đó, lại thêm 0,5% nữa trong cuộc họp định kỳ của tổ chức này.
Vài ngày sau, “liều thuốc” của FED bắt đầu có hiệu lực và thị trường chứng khoán Mỹ lên điểm trong hai tuần liên tiếp, lãi suất cho vay cầm cố thậm chí còn giảm xuống và hàng triệu người được vay tiền. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, lãi suất vay cầm cố sau đó lại quay đầu tăng trở lại và đến đầu tháng 2, thị trường chứng khoán lại trở lại với chuỗi ngày đổ dốc sau khi một loạt báo cáo được công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng, trong khi lĩnh vực dịch vụ có những con số ảm đạm.
“Việc FED cắt giảm lãi suất chẳng giúp ích gì cho các khách hàng của chúng tôi mà còn làm họ thêm bối rối”, một nhà môi giới chứng khoán có tên Steve Walsh cho biết.
Một số người cho rằng, cuộc khủng hoảng nhà đất xuất phát từ cho vay quá đà để đầu tư địa ốc đã đi quá xa theo một hướng khác, dẫn tới sự suy giảm niềm tin lan rộng trên khắp nước Mỹ. “Các ngân hàng từ chỗ giống như một thủy thủ say rượu, họ cho bất kỳ ai vay tiền, đến chỗ không dám cho cả những khách hàng đáng tin cậy vay lấy một xu”, một nhà kinh tế nhận xét.
Sự bất ổn về khả năng còn tụt dốc xa hơn của giá nhà và những con số kỷ lục xấu của nền kinh tế đang khiến các ngân hàng ở Mỹ mất hết “dũng khí” cho vay, còn các khách hàng trên thị trường nhà đất thì lưỡng lự chẳng dám mua.
Một lý do khác khiến các ngân hàng không muốn cho vay vì họ lo tiền của mình sẽ “một đi không trở lại”. Gần 7,9% số khoản cho vay mua nhà đã bị tịch biên hoặc quá hạn vào thời điểm cuối năm ngoái và các nhà kinh tế dự báo, số vụ tịch biên và nợ quá hạn sẽ còn tăng mạnh. Thêm vào đó, là nhiều ngân hàng cho vay còn đang nỗ lực bảo toàn vốn nhằm đề phòng sẽ còn thua lỗ nhiều hơn. Tuần trước, Citibank tuyên bố sẽ giảm lượng cho vay cầm cố tới 20%.
Những dấu hiệu mới nhất về sự khủng hoảng niềm tin trên thị trường đã xuất hiện vào tuần trước. Các ngân hàng bắt đầu thu hồi những khoản tiền mà họ đã cho các quỹ phòng hộ và các công ty cho vay tín chấp và nhiều đối tượng khác vay, khiến những con nợ này phải bán đi lượng trái phiếu trị giá nhiều tỷ USD để trả nợ.
Những động thái này khiến người ta cảm thấy lo ngại về những loại trái phiếu được đảm bảo bởi Fanni Mae và Freddie Mac. Đây là hai tập đoàn tài chính khổng lồ của Mỹ với sự hậu thuẫn của Chính phủ liên bang chuyên mua vào các khoản nợ cầm cố của các ngân hàng, giúp các ngân hàng có thể cho vay tiếp, sau đó lại dùng các khoản nợ này làm thế chấp phát hành trái phiếu bất động sản.
Khi các nhà đầu tư lớn bị buộc phải bán tống bán tháo nhiều tỷ USD trái phiếu, hoạt động giao dịch có thể đóng băng, đặc biệt là khi những người mua đang ở trọng trạng thái lo sợ như hiện nay. Mới chỉ vài tuần trước, chính một đợt bán ra kiểu bị ép buộc như vậy đã khiến giá trái phiếu do các bang và thành phố ở Mỹ phát hành lao dốc.
FED phải làm gì?
Lãi suất cho vay thế chấp cố định thời hạn 30 năm tại Mỹ hiện đã quay trở lại mức 6% so với mức 5,5% hồi tháng 12. Các ngân hàng đang thắt chặt cho vay, đặc biệt đối với những khách hàng là công dân của các bang đang có giá nhà giảm mạnh nhất.
Các quan chức của FED có thể sẽ bác lại rằng, lãi suất cho vay cầm cố sẽ còn cao hơn nếu như họ không ra tay. Nhưng với những hạn chế trong biện pháp này như đã thấy, FED và Quốc hội Mỹ đang bàn bạc về những biện pháp mạnh hơn. Giới quan sát đang kỳ vọng FED sẽ cắt giảm thêm lãi suất USD từ 0,75% - 1% vào ngày 18/3 tới. Mặt khác, FED cũng sẽ tăng lượng tiền mà tổ chức này cho các ngân hàng vay trong các cuộc đấu giá định kỳ lên mức 100 tỷ USD từ mức 30 tỷ USD thường lệ.
Ngoài ra, FED cũng đang bàn thảo với Quốc hội về các biện pháp hỗ trợ khác như tái cấp vốn và bảo lãnh các khoản nợ cầm cố thông qua Cơ quan Nhà đất Liên bang. Tuy nhiên, FED hiện vẫn phản đối việc mua lại các khoản cho vay gặp vấn đề của Chính phủ Liên bang theo đề xuất của một số thành viên Đảng Dân chủ. Có thể thấy, phần lớn các biện pháp cứu vãn nền kinh tế của FED sẽ tập trung vào nhiệm vụ "phá băng" thị trường địa ốc do các nhà hoạch định chính sách và giới phân tích tin rằng, các ngân hàng và các nhà đầu tư sẽ không thể phục hồi niềm tin cho tới khi thị trường địa ốc được bình ổn.
Các chuyên gia kinh tế đã so sánh tình trạng tín dụng hiện nay ở Mỹ với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản vào thập niên 1990. Trong cả hai trường hợp, hoạt động cho vay bừa bãi và “bong bóng” bất động sản đã dẫn tới những khoản thua lỗ khổng lồ và thắt chặt tín dụng.
Tuy nhiên, ở đây vẫn có những sự khác biệt lớn. Các ngân hàng của Mỹ đã nhanh chóng nhận diện những khoản thua lỗ và các nhà hoạch định chính sách đã hành động để hạn chế thiệt hại và bảo vệ nền kinh tế. Còn ở Nhật Bản vào thập niên 1990, nhiều ngân hàng đã không chịu “cắt đuôi” nợ xấu và Ngân hàng Trung ương Nhật cũng chậm chạp hơn nhiều trong việc phản ứng lại. Kết cục, thập niên 1990 vẫn được biết tới như là “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn cho rằng, các cơ quan chức năng của Mỹ cần hành động mạnh hơn nữa, buộc các tổ chức tài chính phải cắt bỏ và cơ cấu lại nhanh hơn những khoản nợ xấu để có thể trở lại với việc cho vay bình thường. Nếu không, kết quả sẽ là nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng đình trệ kinh tế nhiều năm trời như ở Nhật Bản trước đây.
Mặc dù vậy, cũng đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình thị trường đã tốt lên ở một số khu vực khi các nhà đầu tư săn lùng cơ hội giá rẻ đã tận dụng cơ hội này. Khi số lượng các nhà đầu tư mua vào các loại chứng khoán giá rẻ tăng lên tới một mức nào đó, niềm tin thị trường sẽ được phục hồi và các ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay hơn.
Chẳng hạn, trên thị trường trái phiếu các bang và thành phố, giá các loại trái phiếu này đã tăng mạnh vào tuần trước do các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các quỹ tương hỗ đẩy mạnh mua vào lượng hàng mà các quỹ phòng hộ bán tháo với mức giá rẻ bất ngờ. Và rất có thể, chỉ vài ngày nữa, mảng thị trường này sẽ lại hoạt động bình thường.
(Theo IHT)
Ban đầu, những biện pháp này có hiệu lực, nhưng chẳng bao lâu sau đó lại “chìm nghỉm” trước những thông tin kinh tế “lành ít dữ nhiều”.
Thất bại trong bất kỳ công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa nào thời gian qua cũng khiến người ta đặt ra những câu hỏi về khả năng trong ngắn hạn của FED và Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống lại những “lực lượng” khiến giá nhà đất và giá chứng khoán của Mỹ luôn đi xuống, trong khi lạm phát và thất nghiệp tăng vọt.
Một số nhà kinh tế cho rằng, có thể “đổ lỗi” những vấn đề này cho tính chu kỳ của nền kinh tế, nhưng vào thời điểm này, tình hình kinh tế Mỹ không chịu tác động của tính chu kỳ.
Khủng hoảng niềm tin
Một trong những vấn đề chính lúc này là cuộc khủng hoảng niềm tin mỗi lúc một thêm sâu sắc đang kết hợp với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng trên thị trường địa ốc.
Thua lỗ đậm vì cho vay cầm cố, các ngân hàng Mỹ trở nên thận trọng hơn mức cần thiết trong hoạt động tín dụng, còn các doanh nghiệp thì thi nhau lên kế hoạch cắt giảm nhân công, khiến hoạt động trong cả lĩnh vực tài chính và sản xuất của Mỹ trở nên chậm chạm, đẩy nền kinh tế vào cảnh mỗi lúc một thêm yếu đi. Giới chuyên môn nhận định, tình hình sẽ không thể được cải thiện cho tới khi “băng” tan trên thị trường địa ốc nước này.
Vào giữa tháng 1 vừa qua, FED đã hành động khá “mạnh tay” để kiềm chế cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính Mỹ sau khi thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển và ngân hàng SocGen của Pháp công bố một khoản lỗ khổng lồ do một nhân viên thực hiện các giao dịch lừa đảo. Ngay trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa trở lại sau một phiên đóng cửa nghỉ lễ, FED đã bất ngờ cắt giảm lãi suất USD 0,75% “ngoài lịch” và sau đó, lại thêm 0,5% nữa trong cuộc họp định kỳ của tổ chức này.
Vài ngày sau, “liều thuốc” của FED bắt đầu có hiệu lực và thị trường chứng khoán Mỹ lên điểm trong hai tuần liên tiếp, lãi suất cho vay cầm cố thậm chí còn giảm xuống và hàng triệu người được vay tiền. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, lãi suất vay cầm cố sau đó lại quay đầu tăng trở lại và đến đầu tháng 2, thị trường chứng khoán lại trở lại với chuỗi ngày đổ dốc sau khi một loạt báo cáo được công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng, trong khi lĩnh vực dịch vụ có những con số ảm đạm.
“Việc FED cắt giảm lãi suất chẳng giúp ích gì cho các khách hàng của chúng tôi mà còn làm họ thêm bối rối”, một nhà môi giới chứng khoán có tên Steve Walsh cho biết.
Một số người cho rằng, cuộc khủng hoảng nhà đất xuất phát từ cho vay quá đà để đầu tư địa ốc đã đi quá xa theo một hướng khác, dẫn tới sự suy giảm niềm tin lan rộng trên khắp nước Mỹ. “Các ngân hàng từ chỗ giống như một thủy thủ say rượu, họ cho bất kỳ ai vay tiền, đến chỗ không dám cho cả những khách hàng đáng tin cậy vay lấy một xu”, một nhà kinh tế nhận xét.
Sự bất ổn về khả năng còn tụt dốc xa hơn của giá nhà và những con số kỷ lục xấu của nền kinh tế đang khiến các ngân hàng ở Mỹ mất hết “dũng khí” cho vay, còn các khách hàng trên thị trường nhà đất thì lưỡng lự chẳng dám mua.
Một lý do khác khiến các ngân hàng không muốn cho vay vì họ lo tiền của mình sẽ “một đi không trở lại”. Gần 7,9% số khoản cho vay mua nhà đã bị tịch biên hoặc quá hạn vào thời điểm cuối năm ngoái và các nhà kinh tế dự báo, số vụ tịch biên và nợ quá hạn sẽ còn tăng mạnh. Thêm vào đó, là nhiều ngân hàng cho vay còn đang nỗ lực bảo toàn vốn nhằm đề phòng sẽ còn thua lỗ nhiều hơn. Tuần trước, Citibank tuyên bố sẽ giảm lượng cho vay cầm cố tới 20%.
Những dấu hiệu mới nhất về sự khủng hoảng niềm tin trên thị trường đã xuất hiện vào tuần trước. Các ngân hàng bắt đầu thu hồi những khoản tiền mà họ đã cho các quỹ phòng hộ và các công ty cho vay tín chấp và nhiều đối tượng khác vay, khiến những con nợ này phải bán đi lượng trái phiếu trị giá nhiều tỷ USD để trả nợ.
Những động thái này khiến người ta cảm thấy lo ngại về những loại trái phiếu được đảm bảo bởi Fanni Mae và Freddie Mac. Đây là hai tập đoàn tài chính khổng lồ của Mỹ với sự hậu thuẫn của Chính phủ liên bang chuyên mua vào các khoản nợ cầm cố của các ngân hàng, giúp các ngân hàng có thể cho vay tiếp, sau đó lại dùng các khoản nợ này làm thế chấp phát hành trái phiếu bất động sản.
Khi các nhà đầu tư lớn bị buộc phải bán tống bán tháo nhiều tỷ USD trái phiếu, hoạt động giao dịch có thể đóng băng, đặc biệt là khi những người mua đang ở trọng trạng thái lo sợ như hiện nay. Mới chỉ vài tuần trước, chính một đợt bán ra kiểu bị ép buộc như vậy đã khiến giá trái phiếu do các bang và thành phố ở Mỹ phát hành lao dốc.
FED phải làm gì?
Lãi suất cho vay thế chấp cố định thời hạn 30 năm tại Mỹ hiện đã quay trở lại mức 6% so với mức 5,5% hồi tháng 12. Các ngân hàng đang thắt chặt cho vay, đặc biệt đối với những khách hàng là công dân của các bang đang có giá nhà giảm mạnh nhất.
Các quan chức của FED có thể sẽ bác lại rằng, lãi suất cho vay cầm cố sẽ còn cao hơn nếu như họ không ra tay. Nhưng với những hạn chế trong biện pháp này như đã thấy, FED và Quốc hội Mỹ đang bàn bạc về những biện pháp mạnh hơn. Giới quan sát đang kỳ vọng FED sẽ cắt giảm thêm lãi suất USD từ 0,75% - 1% vào ngày 18/3 tới. Mặt khác, FED cũng sẽ tăng lượng tiền mà tổ chức này cho các ngân hàng vay trong các cuộc đấu giá định kỳ lên mức 100 tỷ USD từ mức 30 tỷ USD thường lệ.
Ngoài ra, FED cũng đang bàn thảo với Quốc hội về các biện pháp hỗ trợ khác như tái cấp vốn và bảo lãnh các khoản nợ cầm cố thông qua Cơ quan Nhà đất Liên bang. Tuy nhiên, FED hiện vẫn phản đối việc mua lại các khoản cho vay gặp vấn đề của Chính phủ Liên bang theo đề xuất của một số thành viên Đảng Dân chủ. Có thể thấy, phần lớn các biện pháp cứu vãn nền kinh tế của FED sẽ tập trung vào nhiệm vụ "phá băng" thị trường địa ốc do các nhà hoạch định chính sách và giới phân tích tin rằng, các ngân hàng và các nhà đầu tư sẽ không thể phục hồi niềm tin cho tới khi thị trường địa ốc được bình ổn.
Các chuyên gia kinh tế đã so sánh tình trạng tín dụng hiện nay ở Mỹ với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản vào thập niên 1990. Trong cả hai trường hợp, hoạt động cho vay bừa bãi và “bong bóng” bất động sản đã dẫn tới những khoản thua lỗ khổng lồ và thắt chặt tín dụng.
Tuy nhiên, ở đây vẫn có những sự khác biệt lớn. Các ngân hàng của Mỹ đã nhanh chóng nhận diện những khoản thua lỗ và các nhà hoạch định chính sách đã hành động để hạn chế thiệt hại và bảo vệ nền kinh tế. Còn ở Nhật Bản vào thập niên 1990, nhiều ngân hàng đã không chịu “cắt đuôi” nợ xấu và Ngân hàng Trung ương Nhật cũng chậm chạp hơn nhiều trong việc phản ứng lại. Kết cục, thập niên 1990 vẫn được biết tới như là “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn cho rằng, các cơ quan chức năng của Mỹ cần hành động mạnh hơn nữa, buộc các tổ chức tài chính phải cắt bỏ và cơ cấu lại nhanh hơn những khoản nợ xấu để có thể trở lại với việc cho vay bình thường. Nếu không, kết quả sẽ là nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng đình trệ kinh tế nhiều năm trời như ở Nhật Bản trước đây.
Mặc dù vậy, cũng đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình thị trường đã tốt lên ở một số khu vực khi các nhà đầu tư săn lùng cơ hội giá rẻ đã tận dụng cơ hội này. Khi số lượng các nhà đầu tư mua vào các loại chứng khoán giá rẻ tăng lên tới một mức nào đó, niềm tin thị trường sẽ được phục hồi và các ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay hơn.
Chẳng hạn, trên thị trường trái phiếu các bang và thành phố, giá các loại trái phiếu này đã tăng mạnh vào tuần trước do các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các quỹ tương hỗ đẩy mạnh mua vào lượng hàng mà các quỹ phòng hộ bán tháo với mức giá rẻ bất ngờ. Và rất có thể, chỉ vài ngày nữa, mảng thị trường này sẽ lại hoạt động bình thường.
(Theo IHT)