FED tung 800 tỷ USD để “phá băng” thị trường tín dụng
FED vừa tuyên bố sẽ chi 800 tỷ USD để giải quyết tình trạng thắt chặt tín dụng đang hết sức căng thẳng ở nước này
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tuyên bố sẽ chi 800 tỷ USD để giải quyết tình trạng thắt chặt tín dụng đang hết sức căng thẳng ở nước này.
Động thái này nhằm mục đích “hạ nhiệt” lãi suất đối với các khoản vay địa ốc và tiêu dùng, bù đắp cho việc rút vốn của khu vực tư nhân khỏi hoạt động đầu tư cho vay này. Như thế, người mua nhà, người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ mới có thể tiếp cận trở lại với vốn vay ngân hàng - “nguồn nhựa sống” của kinh tế Mỹ.
Theo kế hoạch trên, FED sẽ mua vào lượng nợ lên tới 600 tỷ USD do các công ty tài chính nhà đất được Chính phủ bảo trợ phát hành hoặc bảo lãnh.
Trong đó, có 100 tỷ USD nợ trực tiếp của Fannie Mae, Freddie Mac và Federal Home Loan Banks và 500 tỷ USD chứng khoán phát hành dựa trên nợ bất động sản (MBS) của Fannie, Freddie và Ginnie Mae. Đây đều là các tổ chức tài chính nhà đất nằm dưới sự bảo trợ của Chính phủ Mỹ.
200 tỷ USD còn lại sẽ được dùng để hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở hạng mục này, FED sẽ mua vào các loại MBS hạng AAA phát hành dựa trên những khoản vay cho sinh viên, vay mua xe và vay thẻ tín dụng được cấp gần đây, hoặc những khoản vay do Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ bảo lãnh.
Thống kê cho thấy, cặp “anh em” Fannie và Freddie có tới 1.700 tỷ USD dư nợ cho vay doanh nghiệp và 4.100 tỷ USD MBS. Thị trường giao dịch loại chứng khoán này, bao gồm cả những loại được Chính phủ Mỹ hậu thuẫn, đã sụp đổ do sự tháo chạy của giới đầu tư trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Thực tế này khiến các công ty cho vay này buộc phải thắt chặt hoạt động tín dụng, gây thêm khó khăn cho nền kinh tế.
Mặc dù lãi suất đồng cơ bản của USD đã được FED đưa từ mức 5,25% từ tháng 9/2007 về mức 1%, lãi suất cho vay địa ốc ở Mỹ vẫn đứng ở mức rất cao. Lãi suất đối với khoản vay cầm cố nhà 30 năm ở nước này vào buổi sáng ngày 25/11 là 6,38%, so với mức bình quân của năm 2007 là 5,95%. Tuy nhiên, sau khi chương trình mới nói trên của FED được công bố, lãi suất này đã giảm mạnh còn 5,5% vào thời điểm cuối ngày.
Cách đâu chưa lâu, FED cũng đã nỗ lực “phá băng” trên thị trường tín dụng bằng cách lên chương trình mua lại thương phiếu (commercial paper) do các doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, nỗ lực này cũng chưa đem lại nhiều kết quả.
Tuyên bố phát đi ngày 25/11 này của FED là động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng hoảng. Cũng trong ngày 25/11 này, những dữ liệu mới nhất được phát đi từ Mỹ cho thấy, chỉ số giá nhà S&P/Case-Shiller của Mỹ trong tháng 9 đã giảm tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm 1,8% so với tháng trước. Trong khi đó, theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP quý 3 của nước này giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do hoạt động tiêu dùng co lại tới 3,7%, mạnh nhất từ năm 1980 tới nay.
Theo giới quan sát, động thái này cho thấy, FED đang bắt đầu phải viện tới những công cụ chính sách không chính thức mà Chủ tịch FED Ben Bernanke đã vạch ra từ 6 năm trước. Vào tháng 11/2002, ông Bernanke từng tuyên bố, khi lãi suất cơ bản đồng USD tiến về mức 0%, FED sẽ tính tới chuyện mua vào trái phiếu nợ địa ốc hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ để dùng cho hoạt động chi tiêu của Chính phủ.
Phát biểu về động thái này của FED, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson nói: “Việc tiếp tục hoạt động cho vay là rất quan trọng, vì nền kinh tế Mỹ đang suy giảm khá nhanh chóng”. Ông Paulson cũng cho rằng, số tiền 200 tỷ USD mới chỉ là điểm khởi đầu cho chương trình của FED trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ.
Để hỗ trợ FED trong chương trình này, Bộ Tài chính sẽ sử dụng tiền của kế hoạch 700 tỷ USD để cung cấp cho FED 20 tỷ USD bảo đảm tín dụng.
FED cho biết, họ sẽ không hút bớt tiền từ các bộ phận khác của hệ thống tài chính để bù đắp cho việc mua nợ theo chương trình mới này. Đồng thời, các quan chức của FED cũng phủ nhận những so sánh giữa hoạt động này với những nỗ lực “nới lỏng số lượng” (quantitative easing) mà Nhật Bản đã từng phải dùng tới để chống giảm phát. Họ cho biết, mục tiêu của FED là giải quyết tình trạng căng thẳng tín dụng, chứ không phải là tăng mạnh cung tiền.
(Theo Bloomberg, Reuters)
Động thái này nhằm mục đích “hạ nhiệt” lãi suất đối với các khoản vay địa ốc và tiêu dùng, bù đắp cho việc rút vốn của khu vực tư nhân khỏi hoạt động đầu tư cho vay này. Như thế, người mua nhà, người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ mới có thể tiếp cận trở lại với vốn vay ngân hàng - “nguồn nhựa sống” của kinh tế Mỹ.
Theo kế hoạch trên, FED sẽ mua vào lượng nợ lên tới 600 tỷ USD do các công ty tài chính nhà đất được Chính phủ bảo trợ phát hành hoặc bảo lãnh.
Trong đó, có 100 tỷ USD nợ trực tiếp của Fannie Mae, Freddie Mac và Federal Home Loan Banks và 500 tỷ USD chứng khoán phát hành dựa trên nợ bất động sản (MBS) của Fannie, Freddie và Ginnie Mae. Đây đều là các tổ chức tài chính nhà đất nằm dưới sự bảo trợ của Chính phủ Mỹ.
200 tỷ USD còn lại sẽ được dùng để hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở hạng mục này, FED sẽ mua vào các loại MBS hạng AAA phát hành dựa trên những khoản vay cho sinh viên, vay mua xe và vay thẻ tín dụng được cấp gần đây, hoặc những khoản vay do Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ bảo lãnh.
Thống kê cho thấy, cặp “anh em” Fannie và Freddie có tới 1.700 tỷ USD dư nợ cho vay doanh nghiệp và 4.100 tỷ USD MBS. Thị trường giao dịch loại chứng khoán này, bao gồm cả những loại được Chính phủ Mỹ hậu thuẫn, đã sụp đổ do sự tháo chạy của giới đầu tư trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Thực tế này khiến các công ty cho vay này buộc phải thắt chặt hoạt động tín dụng, gây thêm khó khăn cho nền kinh tế.
Mặc dù lãi suất đồng cơ bản của USD đã được FED đưa từ mức 5,25% từ tháng 9/2007 về mức 1%, lãi suất cho vay địa ốc ở Mỹ vẫn đứng ở mức rất cao. Lãi suất đối với khoản vay cầm cố nhà 30 năm ở nước này vào buổi sáng ngày 25/11 là 6,38%, so với mức bình quân của năm 2007 là 5,95%. Tuy nhiên, sau khi chương trình mới nói trên của FED được công bố, lãi suất này đã giảm mạnh còn 5,5% vào thời điểm cuối ngày.
Cách đâu chưa lâu, FED cũng đã nỗ lực “phá băng” trên thị trường tín dụng bằng cách lên chương trình mua lại thương phiếu (commercial paper) do các doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, nỗ lực này cũng chưa đem lại nhiều kết quả.
Tuyên bố phát đi ngày 25/11 này của FED là động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng hoảng. Cũng trong ngày 25/11 này, những dữ liệu mới nhất được phát đi từ Mỹ cho thấy, chỉ số giá nhà S&P/Case-Shiller của Mỹ trong tháng 9 đã giảm tới 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm 1,8% so với tháng trước. Trong khi đó, theo Bộ Thương mại Mỹ, GDP quý 3 của nước này giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do hoạt động tiêu dùng co lại tới 3,7%, mạnh nhất từ năm 1980 tới nay.
Theo giới quan sát, động thái này cho thấy, FED đang bắt đầu phải viện tới những công cụ chính sách không chính thức mà Chủ tịch FED Ben Bernanke đã vạch ra từ 6 năm trước. Vào tháng 11/2002, ông Bernanke từng tuyên bố, khi lãi suất cơ bản đồng USD tiến về mức 0%, FED sẽ tính tới chuyện mua vào trái phiếu nợ địa ốc hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ để dùng cho hoạt động chi tiêu của Chính phủ.
Phát biểu về động thái này của FED, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson nói: “Việc tiếp tục hoạt động cho vay là rất quan trọng, vì nền kinh tế Mỹ đang suy giảm khá nhanh chóng”. Ông Paulson cũng cho rằng, số tiền 200 tỷ USD mới chỉ là điểm khởi đầu cho chương trình của FED trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ.
Để hỗ trợ FED trong chương trình này, Bộ Tài chính sẽ sử dụng tiền của kế hoạch 700 tỷ USD để cung cấp cho FED 20 tỷ USD bảo đảm tín dụng.
FED cho biết, họ sẽ không hút bớt tiền từ các bộ phận khác của hệ thống tài chính để bù đắp cho việc mua nợ theo chương trình mới này. Đồng thời, các quan chức của FED cũng phủ nhận những so sánh giữa hoạt động này với những nỗ lực “nới lỏng số lượng” (quantitative easing) mà Nhật Bản đã từng phải dùng tới để chống giảm phát. Họ cho biết, mục tiêu của FED là giải quyết tình trạng căng thẳng tín dụng, chứ không phải là tăng mạnh cung tiền.
(Theo Bloomberg, Reuters)