Fitch nói gì về triển vọng lợi nhuận của ACB, Sacombank và VietinBank?
Fitch Ratings vừa công bố đánh giá tín nhiệm đối với ba ngân hàng ACB, Sacombank và Vietinbank
Ngoài Agribank, hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings cũng vừa công bố đánh giá tín nhiệm đối với ba ngân hàng lớn khác của Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Fitch cho rằng, khả năng sinh lợi của cả ba ngân hàng này thời gian tới sẽ giảm so với năm 2011.
Fitch đánh giá về tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (Long-Term Foreign-Currency Issuer Default Rating - IDR) của ACB, Sacombank và VietinBank cùng ở mức B, triển vọng ổn định.
Đánh giá về sức mạnh độc lập (Viability Rating - VR) của cả ACB và Sacombank cùng được Fitch cho điểm ở mức ‘B’, trong khi của VietinBank là 'B-'
Đánh giá sàn về khả năng được hỗ trợ (Support Rating Floor) mà Fitch dành cho VietinBank là ‘B’, trong khi ACB và Sacombank không được đánh giá do không thuộc quyền sở hữu nhà nước để được hỗ trợ.
Báo cáo của Fitch cho biết, đánh giá IDR của ACB và Sacombank phản ánh những rủi ro và thách thức từ môi trường kinh doanh trong nước đối với năng lực độc lập tài chính của hai ngân hàng này. Đồng thời, định hạng này cũng cho thấy khả năng quản trị rủi ro và duy trì sức khỏe bảng cân đối kế toán của ACB và Sacombank tốt hơn so với các ngân hàng quốc doanh ở Việt Nam.
Theo Fitch, trong ngắn và trung hạn, những khó khăn về môi trường hoạt động trong nước sẽ hạn chế khả năng được nâng hạng tín nhiệm của ACB và Sacombank. Trong khi đó, rủi ro bị hạ xếp hạng có thể tăng do tăng trưởng tín dụng nhanh, chi phí tín dụng cao hơn làm giảm đáng kể chất lượng vốn, khả năng thanh khoản và chất lượng tài sản của hai ngân hàng. Đánh giá tiêu cực cũng có thể xảy ra nếu có những sự kiện mang tính rủi ro, chẳng hạn việc các thương vụ thâu tóm mang tính thù địch (hostile takeover) có thể gây gián đoạn hoạt động của các ngân hàng.
Hồ sơ chất lượng tài sản của ACB và Sacombank so với các ngân hàng quốc doanh trong nước là tốt hơn, do hoạt động bảo lãnh phát hành đều có chọn lựa, cũng như mức độ liên quan thấp tới các doanh nghiệp nhà nước “có vấn đề”. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 2 ngân hàng này vẫn được giữ dưới mức 1% trong suốt giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên, Fitch cho rằng, cũng giống như tất cả các ngân hàng Việt Nam khác, ACB và Sacombank tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu minh bạch. Tình trạng này cùng với các quy định về phân loại nợ xấu thiếu chặt chẽ có thể dẫn tới việc những khoản nợ xấu bị đánh giá không đầy đủ.
Fitch dự kiến, khả năng sinh lợi nhuận của ACB và Sacombank sẽ thấp hơn với năm 2011 do lãi suất giảm và những hạn chế gần đây trong việc định giá lại các khoản vay đối với một số lĩnh vực nhất định. Chi phí tín dụng của hai ngân hàng này được dự báo sẽ tăng, nhưng so với các ngân hàng quốc doanh, ACB và Sacombank có thể kiểm soát chi phí tín dụng tốt hơn nhờ chất lượng tài sản tốt hơn.
Theo số liệu mà Fitch đưa ra, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ACB và Sacombank trung bình ở mức 11%-12% trong thời gian 2008-2011, mặc dù cả hai ngân hàng được phép giảm hệ số này xuống 9%-10% để hỗ trợ hoạt động cho vay. Trong khi, hiện tại, Sacombank có thể có nguồn vốn tốt hơn thì ACB lại có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn.
Cả hai ngân hàng này đều có nền tảng tiền gửi của khách hàng bán lẻ ổn định và bảng cân đối kế toán có mức độ thanh khoản tốt. Fitch cũng đánh giá ACB và Sacombank cùng đều năng động trong phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tỷ lệ vốn cho vay đã điều chỉnh trên tiền gửi ở mức 55% với ACB và 87% với Sacombank ở thời điểm cuối năm 2011.
Về trường hợp VietinBank, đánh giá IDR và đánh giá sàn về khả năng được hỗ trợ của ngân hàng này cùng ở mức ‘B’ phản ánh kỳ vọng của Fitch về việc VietinBank có thể nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết, cho dù “tính kịp thời của sự hỗ trợ như thế bị hạn chế bởi định hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức ‘B+’”.
VietinBank hiện là ngân hàng lớn thứ nhì ở Việt Nam về tài sản và có khả năng tiếp tục là ngân hàng thuộc quyền sở hữu đa số của Chính phủ. Fitch cho biết, bất kỳ một sự suy giảm nào trong khả năng VietinBank được Chính phủ hỗ trợ hay năng lực hỗ trợ ngân hàng ở mức cao của Chính phủ Việt Nam đều có ảnh hưởng tiêu cực tới các đánh giá tín nhiệm của VietinBank.
Đánh giá sức mạnh độc lập (VR) của VietinBank, theo Fitch, nó phản ánh khả năng sinh lợi nhuận và mức vốn được cải thiện của ngân hàng này, bên cạnh chất lượng vốn vay dễ chịu tác động bất lợi và tính thanh khoản bị siết chặt. Chi phí tín dụng lớn và tăng trưởng tín dụng cao liên tục, dẫn tới sự suy giảm mạnh của vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản, có thể dẫn tới áp lực gia tăng đối với đánh giá VR của VietinBank.
Ngược lại, sự cải thiện mạnh mẽ và bền vững năng lực tài chính của VietinBank có thể giúp ngân hàng này nhận được đánh giá VR tích cực hơn, mặc dù khả năng là thấp trong ngắn hạn, xét tới môi trường kinh doanh nhiều thách thức của VietinBank.
Fitch lo ngại, tăng trưởng kinh tế chậm lại và những bất ổn kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến chất lượng tài sản và thanh khoản của VietinBank. Năm 2011, tỷ lệ các khoản nợ xấu mới của VietinBank trên vốn cho vay là 2% so với mức 1% vào năm 2010. Việc VietinBank tích cực xóa các khoản nợ xấu khỏi quyết toán (write-off) và tăng trưởng tín dụng lên tới 25% lý giải vì sao tỷ lệ nợ xấu theo công bố của ngân hàng này chỉ là 0,75% vào cuối năm 2011 và 0,66% vào cuối năm 2010.
VietinBank hiện đang phân loại nợ chỉ dựa trên tiêu chí quá hạn. Điều này một phần lý giải sự khác biệt giữa tỷ lệ các khoản nợ đặc biệt của VietinBank chỉ ở mức 2% vào cuối năm 2011 so với tỷ lệ lên tới mức hai con số ở hai ngân hàng quốc doanh khác đã áp dụng tiêu chí phân loại nợ chặt chẽ hơn.
Tình hình vốn của Vietinbank đã được cải thiện sau khi Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) mua lại cổ phần trong ngân hàng này. CAR năm 2011 của VietinBank là 11%, so với 8% năm 2010. Tuy nhiên, vốn của Vietinbank có thể giảm mạnh nếu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay. Hiện VietinBank vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược mới nhằm tăng vốn.
Fitch dự báo, khả năng sinh lợi của Vietinbank có thể giảm so với năm 2011, do chi phí tín dụng cao, trần lãi suất cho vay giảm đối với một số lĩnh vực. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của VietinBank tiếp tục duy trì ở mức cao hơn 100%.
VietinBank đã phải dựa vào các nguồn vốn bổ sung từ các cơ quan nhà nước và các chương trình đi vay về cho vay trong nước để hỗ trợ hoạt động cho vay của mình. Cùng với các khoản bổ sung này, tỷ lệ vốn vay/trên tiền gửi của VietinBank còn dưới 88%.
Fitch cho rằng, khả năng sinh lợi của cả ba ngân hàng này thời gian tới sẽ giảm so với năm 2011.
Fitch đánh giá về tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (Long-Term Foreign-Currency Issuer Default Rating - IDR) của ACB, Sacombank và VietinBank cùng ở mức B, triển vọng ổn định.
Đánh giá về sức mạnh độc lập (Viability Rating - VR) của cả ACB và Sacombank cùng được Fitch cho điểm ở mức ‘B’, trong khi của VietinBank là 'B-'
Đánh giá sàn về khả năng được hỗ trợ (Support Rating Floor) mà Fitch dành cho VietinBank là ‘B’, trong khi ACB và Sacombank không được đánh giá do không thuộc quyền sở hữu nhà nước để được hỗ trợ.
Báo cáo của Fitch cho biết, đánh giá IDR của ACB và Sacombank phản ánh những rủi ro và thách thức từ môi trường kinh doanh trong nước đối với năng lực độc lập tài chính của hai ngân hàng này. Đồng thời, định hạng này cũng cho thấy khả năng quản trị rủi ro và duy trì sức khỏe bảng cân đối kế toán của ACB và Sacombank tốt hơn so với các ngân hàng quốc doanh ở Việt Nam.
Theo Fitch, trong ngắn và trung hạn, những khó khăn về môi trường hoạt động trong nước sẽ hạn chế khả năng được nâng hạng tín nhiệm của ACB và Sacombank. Trong khi đó, rủi ro bị hạ xếp hạng có thể tăng do tăng trưởng tín dụng nhanh, chi phí tín dụng cao hơn làm giảm đáng kể chất lượng vốn, khả năng thanh khoản và chất lượng tài sản của hai ngân hàng. Đánh giá tiêu cực cũng có thể xảy ra nếu có những sự kiện mang tính rủi ro, chẳng hạn việc các thương vụ thâu tóm mang tính thù địch (hostile takeover) có thể gây gián đoạn hoạt động của các ngân hàng.
Hồ sơ chất lượng tài sản của ACB và Sacombank so với các ngân hàng quốc doanh trong nước là tốt hơn, do hoạt động bảo lãnh phát hành đều có chọn lựa, cũng như mức độ liên quan thấp tới các doanh nghiệp nhà nước “có vấn đề”. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 2 ngân hàng này vẫn được giữ dưới mức 1% trong suốt giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên, Fitch cho rằng, cũng giống như tất cả các ngân hàng Việt Nam khác, ACB và Sacombank tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu minh bạch. Tình trạng này cùng với các quy định về phân loại nợ xấu thiếu chặt chẽ có thể dẫn tới việc những khoản nợ xấu bị đánh giá không đầy đủ.
Fitch dự kiến, khả năng sinh lợi nhuận của ACB và Sacombank sẽ thấp hơn với năm 2011 do lãi suất giảm và những hạn chế gần đây trong việc định giá lại các khoản vay đối với một số lĩnh vực nhất định. Chi phí tín dụng của hai ngân hàng này được dự báo sẽ tăng, nhưng so với các ngân hàng quốc doanh, ACB và Sacombank có thể kiểm soát chi phí tín dụng tốt hơn nhờ chất lượng tài sản tốt hơn.
Theo số liệu mà Fitch đưa ra, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ACB và Sacombank trung bình ở mức 11%-12% trong thời gian 2008-2011, mặc dù cả hai ngân hàng được phép giảm hệ số này xuống 9%-10% để hỗ trợ hoạt động cho vay. Trong khi, hiện tại, Sacombank có thể có nguồn vốn tốt hơn thì ACB lại có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn.
Cả hai ngân hàng này đều có nền tảng tiền gửi của khách hàng bán lẻ ổn định và bảng cân đối kế toán có mức độ thanh khoản tốt. Fitch cũng đánh giá ACB và Sacombank cùng đều năng động trong phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tỷ lệ vốn cho vay đã điều chỉnh trên tiền gửi ở mức 55% với ACB và 87% với Sacombank ở thời điểm cuối năm 2011.
Về trường hợp VietinBank, đánh giá IDR và đánh giá sàn về khả năng được hỗ trợ của ngân hàng này cùng ở mức ‘B’ phản ánh kỳ vọng của Fitch về việc VietinBank có thể nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết, cho dù “tính kịp thời của sự hỗ trợ như thế bị hạn chế bởi định hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức ‘B+’”.
VietinBank hiện là ngân hàng lớn thứ nhì ở Việt Nam về tài sản và có khả năng tiếp tục là ngân hàng thuộc quyền sở hữu đa số của Chính phủ. Fitch cho biết, bất kỳ một sự suy giảm nào trong khả năng VietinBank được Chính phủ hỗ trợ hay năng lực hỗ trợ ngân hàng ở mức cao của Chính phủ Việt Nam đều có ảnh hưởng tiêu cực tới các đánh giá tín nhiệm của VietinBank.
Đánh giá sức mạnh độc lập (VR) của VietinBank, theo Fitch, nó phản ánh khả năng sinh lợi nhuận và mức vốn được cải thiện của ngân hàng này, bên cạnh chất lượng vốn vay dễ chịu tác động bất lợi và tính thanh khoản bị siết chặt. Chi phí tín dụng lớn và tăng trưởng tín dụng cao liên tục, dẫn tới sự suy giảm mạnh của vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản, có thể dẫn tới áp lực gia tăng đối với đánh giá VR của VietinBank.
Ngược lại, sự cải thiện mạnh mẽ và bền vững năng lực tài chính của VietinBank có thể giúp ngân hàng này nhận được đánh giá VR tích cực hơn, mặc dù khả năng là thấp trong ngắn hạn, xét tới môi trường kinh doanh nhiều thách thức của VietinBank.
Fitch lo ngại, tăng trưởng kinh tế chậm lại và những bất ổn kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến chất lượng tài sản và thanh khoản của VietinBank. Năm 2011, tỷ lệ các khoản nợ xấu mới của VietinBank trên vốn cho vay là 2% so với mức 1% vào năm 2010. Việc VietinBank tích cực xóa các khoản nợ xấu khỏi quyết toán (write-off) và tăng trưởng tín dụng lên tới 25% lý giải vì sao tỷ lệ nợ xấu theo công bố của ngân hàng này chỉ là 0,75% vào cuối năm 2011 và 0,66% vào cuối năm 2010.
VietinBank hiện đang phân loại nợ chỉ dựa trên tiêu chí quá hạn. Điều này một phần lý giải sự khác biệt giữa tỷ lệ các khoản nợ đặc biệt của VietinBank chỉ ở mức 2% vào cuối năm 2011 so với tỷ lệ lên tới mức hai con số ở hai ngân hàng quốc doanh khác đã áp dụng tiêu chí phân loại nợ chặt chẽ hơn.
Tình hình vốn của Vietinbank đã được cải thiện sau khi Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) mua lại cổ phần trong ngân hàng này. CAR năm 2011 của VietinBank là 11%, so với 8% năm 2010. Tuy nhiên, vốn của Vietinbank có thể giảm mạnh nếu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay. Hiện VietinBank vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một nhà đầu tư chiến lược mới nhằm tăng vốn.
Fitch dự báo, khả năng sinh lợi của Vietinbank có thể giảm so với năm 2011, do chi phí tín dụng cao, trần lãi suất cho vay giảm đối với một số lĩnh vực. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của VietinBank tiếp tục duy trì ở mức cao hơn 100%.
VietinBank đã phải dựa vào các nguồn vốn bổ sung từ các cơ quan nhà nước và các chương trình đi vay về cho vay trong nước để hỗ trợ hoạt động cho vay của mình. Cùng với các khoản bổ sung này, tỷ lệ vốn vay/trên tiền gửi của VietinBank còn dưới 88%.