FLC niêm yết: Quyết “đón đầu cơ hội”
“Có hai lý do để tôi nhìn nhận, quyết định niêm yết của FLC lúc này là một sự dũng cảm”
“Có hai lý do để tôi nhìn nhận, quyết định niêm yết của FLC lúc này là một sự dũng cảm”.
TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị và Kinh doanh (Đại học Ngân hàng Tp.HCM), đánh giá như vậy nhân lễ công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, được tổ chức ngày 25/9.
Lý do “dũng cảm” thứ nhất, theo ông Dương, đó là tình hình kinh tế vĩ mô. Trong lúc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, dư nợ cho vay bất động sản của ngân hàng bị hạn chế, các doanh nghiệp bất động sản lẽ ra phải “mờ mờ, ảo ảo” mới thuận lợi, thì FLC lại chọn hướng đi minh bạch. Lý do thứ hai, sự kiện niêm yết của FLC diễn ra vào giai đoạn thị trường đang có sự phân hóa. Có những nhóm ngành tăng mạnh bên cạnh nhóm ngành giảm.
“Thế nhưng, tôi lại cho rằng, doanh nghiệp này đã đi trước một bước để đón đầu cơ hội, khi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô có dấu hiệu bắt đầu chuyển biến”, ông Dương nhận xét về FLC, công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: phát triển các dự án bất động sản, đầu tư tài chính và khai khoáng.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FLC, nói không phải ngẫu nhiên khi quyết tâm chính thức niêm yết cổ phiếu trên HNX đã được tính toán và chuẩn bị kỹ trên nhiều phương diện trong hơn một năm qua, với sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn niêm yết là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và đơn vị tư vấn kiểm toán hồ sơ niêm yết là Công ty TNHH Delloitte Việt Nam.
Mặt khác, phía sau việc niêm yết còn là những giá trị khác mà tập đoàn này đang mong muốn hướng đến.
“Việc các thị trường bất động sản và chứng khoán khó khăn có thể ảnh hưởng nhất định đến yếu tố thành công của kế hoạch niêm yết. Nhưng đây là hướng đi tất yếu để tăng cường thanh khoản, đảm bảo lợi ích cho cổ đông”, ông Quyết nói. “Niêm yết cũng đồng nghĩa với việc tiếp cận một kênh dẫn vốn quan trọng, cũng là một kênh khẳng định giá trị doanh nghiệp, giúp quảng bá hình ảnh và thương hiệu tốt hơn. Khi niêm yết, doanh nghiệp sẽ hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn”.
Bên lề lễ công bố, Tổng giám đốc FLC Doãn Văn Phương cho biết FLC dự kiến sẽ tăng mạnh vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2012, nhằm tiếp tục tăng cường năng lực tài chính để mở rộng các dự án, ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Xa hơn, doanh nghiệp này còn đang tính toán việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường Singapore trong tương lai.
“Không chỉ là cơ hội thu hút thêm đối tác, tăng thêm uy tín thương hiệu, việc gia nhập một thị trường lớn và chuyên nghiệp còn buộc mọi cá nhân từ lãnh đạo đến nhân viên doanh nghiệp phải cải thiện để chuyên nghiệp hơn từ bộ máy tổ chức, quy trình hoạt động, điều hành doanh nghiệp”, ông Phương giải thích thêm.
Trong khi đó, ông Lê Thẩm Dương nhắc lại một quan điểm mà ông tâm đắc: triển vọng của một doanh nghiệp không chỉ thế hiện qua các yếu tố định lượng trên giấy tờ, khi thực chất nó sẽ được quyết định phần lớn nhờ vào các yếu tố định tính, như chất lượng cổ đông, bộ máy nhân sự, chiến lược phát triển của doanh nghiệp…
Ngày 5/10/2011 tới, 10 triệu cổ phiếu FLC sẽ chính thức giao dịch trên HNX, cụ thể hóa sự khởi đầu hướng đi đã chọn. Việc niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu từ bước tăng vốn vừa qua sẽ tiếp tục được triển khai khi hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Hện có vốn điều lệ 170 tỷ đồng, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, với 11 công ty thành viên, FLC đang triển khai nhiều dự án bất động sản và khai khoáng quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong đó, có thể kể đến tổ hợp văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC Landmark Tower (đã tiêu thụ hơn 90% diện tích căn hộ và 60% diện tích văn phòng, theo thông tin từ FLC), dự án bãi đỗ xe thông minh FLC, tòa tháp đôi trung tâm thương mại FLC, dự án khu đô thị Green City, dự án văn phòng và chung cư FLC Tower, tổ hợp thể thao - giải trí FLC Golfnet, dự án thăm dò và khai thác quặng sắt tại Yên Bái…
Năm 2011, FLC đặt kế hoạch doanh thu là 105 tỷ đồng, tăng 228,13% so với năm 2010; lợi nhuận sau thuế dự kiến 13,8 tỷ đồng, tăng 107% so với năm 2010. Năm 2012, công ty dự kiến tăng trưởng doanh thu 38%, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 49%, và kỳ vọng vào năm 2013 lên sẽ tăng mạnh lên mức 220 tỷ đồng doanh thu và 39,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo ông Trịnh Văn Quyết, những chỉ tiêu trên được xây dựng theo định hướng phát triển bền vững, gắn với chiến lược đầu tư có tính chất trung và dài hạn.
“Với FLC, giai đoạn trước mắt là giai đoạn tập trung đầu tư, cần số vốn đầu tư lớn, trong khi doanh thu chỉ tăng mạnh sau hai, ba năm nữa khi các dự án bắt đầu đi vào khai thác. Do vậy, chúng tôi đã tính toán và đề ra kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận ở mức hợp lý cho những năm tới, phù hợp với tiến độ triển khai các dự án. Chúng tôi muốn minh bạch mọi thứ, để không tạo cho nhà đầu tư quá nhiều kỳ vọng mà không có cơ sở”, ông Quyết nói.
TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị và Kinh doanh (Đại học Ngân hàng Tp.HCM), đánh giá như vậy nhân lễ công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, được tổ chức ngày 25/9.
Lý do “dũng cảm” thứ nhất, theo ông Dương, đó là tình hình kinh tế vĩ mô. Trong lúc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, dư nợ cho vay bất động sản của ngân hàng bị hạn chế, các doanh nghiệp bất động sản lẽ ra phải “mờ mờ, ảo ảo” mới thuận lợi, thì FLC lại chọn hướng đi minh bạch. Lý do thứ hai, sự kiện niêm yết của FLC diễn ra vào giai đoạn thị trường đang có sự phân hóa. Có những nhóm ngành tăng mạnh bên cạnh nhóm ngành giảm.
“Thế nhưng, tôi lại cho rằng, doanh nghiệp này đã đi trước một bước để đón đầu cơ hội, khi nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô có dấu hiệu bắt đầu chuyển biến”, ông Dương nhận xét về FLC, công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: phát triển các dự án bất động sản, đầu tư tài chính và khai khoáng.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FLC, nói không phải ngẫu nhiên khi quyết tâm chính thức niêm yết cổ phiếu trên HNX đã được tính toán và chuẩn bị kỹ trên nhiều phương diện trong hơn một năm qua, với sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn niêm yết là Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và đơn vị tư vấn kiểm toán hồ sơ niêm yết là Công ty TNHH Delloitte Việt Nam.
Mặt khác, phía sau việc niêm yết còn là những giá trị khác mà tập đoàn này đang mong muốn hướng đến.
“Việc các thị trường bất động sản và chứng khoán khó khăn có thể ảnh hưởng nhất định đến yếu tố thành công của kế hoạch niêm yết. Nhưng đây là hướng đi tất yếu để tăng cường thanh khoản, đảm bảo lợi ích cho cổ đông”, ông Quyết nói. “Niêm yết cũng đồng nghĩa với việc tiếp cận một kênh dẫn vốn quan trọng, cũng là một kênh khẳng định giá trị doanh nghiệp, giúp quảng bá hình ảnh và thương hiệu tốt hơn. Khi niêm yết, doanh nghiệp sẽ hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn”.
Bên lề lễ công bố, Tổng giám đốc FLC Doãn Văn Phương cho biết FLC dự kiến sẽ tăng mạnh vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2012, nhằm tiếp tục tăng cường năng lực tài chính để mở rộng các dự án, ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Xa hơn, doanh nghiệp này còn đang tính toán việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường Singapore trong tương lai.
“Không chỉ là cơ hội thu hút thêm đối tác, tăng thêm uy tín thương hiệu, việc gia nhập một thị trường lớn và chuyên nghiệp còn buộc mọi cá nhân từ lãnh đạo đến nhân viên doanh nghiệp phải cải thiện để chuyên nghiệp hơn từ bộ máy tổ chức, quy trình hoạt động, điều hành doanh nghiệp”, ông Phương giải thích thêm.
Trong khi đó, ông Lê Thẩm Dương nhắc lại một quan điểm mà ông tâm đắc: triển vọng của một doanh nghiệp không chỉ thế hiện qua các yếu tố định lượng trên giấy tờ, khi thực chất nó sẽ được quyết định phần lớn nhờ vào các yếu tố định tính, như chất lượng cổ đông, bộ máy nhân sự, chiến lược phát triển của doanh nghiệp…
Ngày 5/10/2011 tới, 10 triệu cổ phiếu FLC sẽ chính thức giao dịch trên HNX, cụ thể hóa sự khởi đầu hướng đi đã chọn. Việc niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu từ bước tăng vốn vừa qua sẽ tiếp tục được triển khai khi hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Hện có vốn điều lệ 170 tỷ đồng, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, với 11 công ty thành viên, FLC đang triển khai nhiều dự án bất động sản và khai khoáng quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong đó, có thể kể đến tổ hợp văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC Landmark Tower (đã tiêu thụ hơn 90% diện tích căn hộ và 60% diện tích văn phòng, theo thông tin từ FLC), dự án bãi đỗ xe thông minh FLC, tòa tháp đôi trung tâm thương mại FLC, dự án khu đô thị Green City, dự án văn phòng và chung cư FLC Tower, tổ hợp thể thao - giải trí FLC Golfnet, dự án thăm dò và khai thác quặng sắt tại Yên Bái…
Năm 2011, FLC đặt kế hoạch doanh thu là 105 tỷ đồng, tăng 228,13% so với năm 2010; lợi nhuận sau thuế dự kiến 13,8 tỷ đồng, tăng 107% so với năm 2010. Năm 2012, công ty dự kiến tăng trưởng doanh thu 38%, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 49%, và kỳ vọng vào năm 2013 lên sẽ tăng mạnh lên mức 220 tỷ đồng doanh thu và 39,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo ông Trịnh Văn Quyết, những chỉ tiêu trên được xây dựng theo định hướng phát triển bền vững, gắn với chiến lược đầu tư có tính chất trung và dài hạn.
“Với FLC, giai đoạn trước mắt là giai đoạn tập trung đầu tư, cần số vốn đầu tư lớn, trong khi doanh thu chỉ tăng mạnh sau hai, ba năm nữa khi các dự án bắt đầu đi vào khai thác. Do vậy, chúng tôi đã tính toán và đề ra kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận ở mức hợp lý cho những năm tới, phù hợp với tiến độ triển khai các dự án. Chúng tôi muốn minh bạch mọi thứ, để không tạo cho nhà đầu tư quá nhiều kỳ vọng mà không có cơ sở”, ông Quyết nói.