Gánh nặng hơn 30 nghìn tỷ đồng vốn đã vơi…
Gánh nặng hơn 30 nghìn tỷ đồng cho vốn pháp định không chỉ nhẹ bớt từ việc giãn lộ trình, mà đã vơi qua thực tế triển khai
Gánh nặng hơn 30 nghìn tỷ đồng cho vốn pháp định các ngân hàng không chỉ nhẹ bớt từ việc giãn lộ trình, mà đã vơi phần nhiều qua thực tế triển khai.
Ngày 14/12/2010, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về việc giãn thời hạn đảm bảo yêu cầu vốn pháp định đối với các ngân hàng thương mại, thêm một năm (đến 31/12/2011).
Có nhiều nguyên do mà lãnh đạo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước đưa ra, trong đó phản ánh thực tế khó khăn mà nhiều thành viên gặp phải trong quá trình tăng vốn, dù chủ trương đã đưa ra từ 4 năm trước (Nghị định 141).
Việc giãn thời hạn nói trên đã giúp các thành viên chưa kịp hoàn thành tăng vốn giảm bớt áp lực về mặt thời gian; thị trường theo đó cũng giãn bớt áp lực cung vốn cho yêu cầu này, đặc biệt là mối liên hệ với thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, ngay đầu năm 2011 này, một loạt ngân hàng lần lượt thông báo đã hoàn thành xong yêu cầu đảm bảo vốn pháp định 3.000 tỷ đồng đúng hẹn; một số thành viên công đoạn còn lại là hoàn thiện thủ tục về điều chỉnh giấy phép, sửa đổi điều lệ để gọn gàng. Với kết quả này, gánh nặng trên 30 nghìn tỷ đồng cho yêu cầu tăng vốn được tính toán ở thời điểm giữa năm 2010 đã thực sự vơi đi đáng kể.
Đến thời điểm này ít nhất đã có 10/23 thành viên trong “vùng trũng” trước đó chốt xong yêu cầu 3.000 tỷ đồng vốn pháp định, như VietBank, DaiABank, TiênPhongBank, VPBank, KienLongBank, OceanBank, GP.Bank, TrustBank, MDB, Southern Bank…; thậm chí sớm hơn hạn định.
Nhiều thành viên khác cũng đã xong bước 1 trong lộ trình lên 3.000 tỷ đồng, như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Tp.HCM (HDBank) cổ đông đã nộp đủ tiền cho mức vốn 2.000 tỷ đồng, việc còn lại là thủ tục; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) cũng vừa xong kế hoạch từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng; tương tự là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (GiaDinhBank)… Các thành viên này cũng đang xúc tiến bước tiếp lên 3.000 tỷ đồng, thậm chí lên 3.500 tỷ đồng.
Tại một số trường hợp, kế hoạch tăng vốn điều lệ và khả năng thành công đã trù tính, nhưng do vướng ở rào cản thủ tục. Theo quy định hiện hành, cổ đông lớn là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán và ngân hàng. Điển hình như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), cổ đông lớn là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, sở hữu 40%) phải chờ văn bản chấp thuận theo quy định này nên buộc phải lùi thời hạn nộp tiền mua cổ phần tăng vốn.
Một số ngân hàng hiện cũng đang trong quá trình phát hành cổ phiếu để tăng vốn đảm bảo yêu cầu vốn pháp định, dự kiến kết quả sẽ sớm được công bố trong thời gian tới.
Ngày 14/12/2010, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin về việc giãn thời hạn đảm bảo yêu cầu vốn pháp định đối với các ngân hàng thương mại, thêm một năm (đến 31/12/2011).
Có nhiều nguyên do mà lãnh đạo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước đưa ra, trong đó phản ánh thực tế khó khăn mà nhiều thành viên gặp phải trong quá trình tăng vốn, dù chủ trương đã đưa ra từ 4 năm trước (Nghị định 141).
Việc giãn thời hạn nói trên đã giúp các thành viên chưa kịp hoàn thành tăng vốn giảm bớt áp lực về mặt thời gian; thị trường theo đó cũng giãn bớt áp lực cung vốn cho yêu cầu này, đặc biệt là mối liên hệ với thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, ngay đầu năm 2011 này, một loạt ngân hàng lần lượt thông báo đã hoàn thành xong yêu cầu đảm bảo vốn pháp định 3.000 tỷ đồng đúng hẹn; một số thành viên công đoạn còn lại là hoàn thiện thủ tục về điều chỉnh giấy phép, sửa đổi điều lệ để gọn gàng. Với kết quả này, gánh nặng trên 30 nghìn tỷ đồng cho yêu cầu tăng vốn được tính toán ở thời điểm giữa năm 2010 đã thực sự vơi đi đáng kể.
Đến thời điểm này ít nhất đã có 10/23 thành viên trong “vùng trũng” trước đó chốt xong yêu cầu 3.000 tỷ đồng vốn pháp định, như VietBank, DaiABank, TiênPhongBank, VPBank, KienLongBank, OceanBank, GP.Bank, TrustBank, MDB, Southern Bank…; thậm chí sớm hơn hạn định.
Nhiều thành viên khác cũng đã xong bước 1 trong lộ trình lên 3.000 tỷ đồng, như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Tp.HCM (HDBank) cổ đông đã nộp đủ tiền cho mức vốn 2.000 tỷ đồng, việc còn lại là thủ tục; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) cũng vừa xong kế hoạch từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng; tương tự là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (GiaDinhBank)… Các thành viên này cũng đang xúc tiến bước tiếp lên 3.000 tỷ đồng, thậm chí lên 3.500 tỷ đồng.
Tại một số trường hợp, kế hoạch tăng vốn điều lệ và khả năng thành công đã trù tính, nhưng do vướng ở rào cản thủ tục. Theo quy định hiện hành, cổ đông lớn là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi đầu tư vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán và ngân hàng. Điển hình như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), cổ đông lớn là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, sở hữu 40%) phải chờ văn bản chấp thuận theo quy định này nên buộc phải lùi thời hạn nộp tiền mua cổ phần tăng vốn.
Một số ngân hàng hiện cũng đang trong quá trình phát hành cổ phiếu để tăng vốn đảm bảo yêu cầu vốn pháp định, dự kiến kết quả sẽ sớm được công bố trong thời gian tới.