Gánh nặng lãi vay đã giảm bớt
Phần lớn các khoản vay đã được áp lãi suất mềm hơn, nhưng vẫn còn một tỷ trọng đáng kể đang chịu trên 15%/năm
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cơ cấu dư nợ trong hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với các mức lãi suất cho vay tính đến cuối tháng 8/2013.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong 8 tháng đầu năm 2013, mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm; trong đó lãi suất huy động giảm 2 - 3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006. Lãi suất của các khoản vay cũ cũng được các tổ chức tín dụng giảm bớt.
Cụ thể, đến cuối tháng 8/2013, tỷ trọng các khoản vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%, tăng 41,6% so với cuối năm 2012; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất từ 13 - 15%/năm chiếm khoảng 16,77%, giảm 29,3% so với cuối năm 2012; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 8,26%, giảm so với tỷ trọng 20,6% cuối năm 2012.
Cũng tính đến cuối tháng 8/2013, tăng trưởng tín dụng của hệ thống đã tăng 6,45% so với cuối năm 2012. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng mạnh với 10,4%, tín dụng ngoại tệ giảm 11,55% và được giải thích là phù hợp với chủ trương chống đô la hóa. Ngân hàng Nhà nước nhận định tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt được mục tiêu 12% cho cả năm 2013.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tín dụng dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ khi đều có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung. Cụ thể, đến cuối tháng 6/2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 10,69%; xuất khẩu tăng 3,62%, công nghiệp hỗ trợ tăng 2,68%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 12,49% so với cuối năm 2012.
Ở một số chỉ tiêu khác, đến cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012, phù hợp với định hướng 14 - 16% cho cả năm 2013. Huy động vốn tăng 10,49% so với cuối năm 2012; trong đó huy động vốn bằng VND tăng 11,04%, và đáng chú ý là huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn tăng khá mạnh với 7,23% dù tỷ giá USD/VND được cam kết giữ ổn định.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong 8 tháng đầu năm 2013, mặt bằng lãi suất VND đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm; trong đó lãi suất huy động giảm 2 - 3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006. Lãi suất của các khoản vay cũ cũng được các tổ chức tín dụng giảm bớt.
Cụ thể, đến cuối tháng 8/2013, tỷ trọng các khoản vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%, tăng 41,6% so với cuối năm 2012; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất từ 13 - 15%/năm chiếm khoảng 16,77%, giảm 29,3% so với cuối năm 2012; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 8,26%, giảm so với tỷ trọng 20,6% cuối năm 2012.
Cũng tính đến cuối tháng 8/2013, tăng trưởng tín dụng của hệ thống đã tăng 6,45% so với cuối năm 2012. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng mạnh với 10,4%, tín dụng ngoại tệ giảm 11,55% và được giải thích là phù hợp với chủ trương chống đô la hóa. Ngân hàng Nhà nước nhận định tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt được mục tiêu 12% cho cả năm 2013.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu tín dụng dụng tiếp tục tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ khi đều có mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung. Cụ thể, đến cuối tháng 6/2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 10,69%; xuất khẩu tăng 3,62%, công nghiệp hỗ trợ tăng 2,68%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 12,49% so với cuối năm 2012.
Ở một số chỉ tiêu khác, đến cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012, phù hợp với định hướng 14 - 16% cho cả năm 2013. Huy động vốn tăng 10,49% so với cuối năm 2012; trong đó huy động vốn bằng VND tăng 11,04%, và đáng chú ý là huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn tăng khá mạnh với 7,23% dù tỷ giá USD/VND được cam kết giữ ổn định.