Gạo “lên hương”, nhưng thương hiệu chưa có “sắc”
Giá gạo Việt Nam “lên hương”, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc trong tạo dựng thương hiệu cho gạo Việt
Giá gạo Việt Nam “lên hương”, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc trong tạo dựng thương hiệu cho gạo Việt.
GS.TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) vừa dẫn đầu đoàn cán bộ khoa học 6 người, sang Sierra Leone để hỗ trợ nước này trồng lúa. Đây cũng là những bước đi đầu tiên để tìm vùng đất mới cho cây lúa Việt Nam.
Năm 2006, 2 giống lúa OM 2417 và Jasmine trồng tại đây năng suất đạt từ 3,5 – 4,9 tấn/ha, rất khả quan. Trong tương lai, Việt Nam sẽ là đối tác cung cấp nguồn lúa giống chủ lực cho quốc gia này, theo GS-TS Võ Tòng Xuân. Dự kiến, năm 2008, đoàn sẽ đưa 20 nông dân sản xuất giỏi của Việt Nam sang “lập nghiệp” ở Sierra Leone.
GS.TS Võ Tòng Xuân lưu ý, chuyện mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết, nhưng đừng quên thị trường nội địa phong phú và hơn 80 triệu dân. Việc làm cấp bách là phải nâng cao chất lượng hạt gạo, giúp nông dân tiêu thụ và thắng ngay trên sân nhà.
Từ vai trò cố vấn cấp cao thương hiệu gạo Kim Kê, kiêm nhà tư vấn kỹ thuật sản xuất “Nông trường Kim Kê”, GS.TS Võ Tòng Xuân đã trở thành cổ đông danh dự của Công ty TNHH Minh Cát Tấn.
Ông nhận lời cộng tác với Kim Kê bởi từ lâu ông rất bức xúc về việc Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới nhưng đa phần vẫn xuất khẩu gạo thô. Chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào thật sự chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam bài bản để đưa ra thế giới.
Trong 3 năm qua, Công ty Minh Cát Tấn với nhãn hiệu gạo Kim Kê xuất hiện và đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu rất ấn tượng, nhanh chóng tạo dựng uy tín cũng như tiếng vang tốt ở thị trường nội địa. Gạo Kim Kê đạt chứng nhận ISO 9001:2000 về quy trình sản xuất và chất lượng. Kim Kê đang đầu tư xúc tiến chuỗi nông trường chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao theo quy trình GAP.
Đầu tháng 8/2007, Công ty Minh Cát Tấn đã chính thức khai trương điểm đầu tiên trong chuỗi nhà hàng chuyên về cơm tấm và các món ăn chế biến từ gạo độc đáo tại Tp.HCM. Đây là bước tiến mới thực sự khẳng định uy tín, đẳng cấp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và ẩm thực của Kim Kê.
Lựa chọn của Kim Kê chắc hẳn sẽ làm nhiều nhà khoa học, lãnh đạo địa phương ở ĐBSCL phải suy nghĩ. Nhiều loại gạo, nếp đặc sản của ĐBSCL sản xuất vẫn phải “mượn hồn ngoại” trên nhãn mác để tiêu thụ nội địa. Ngay nếp Phú Tân, một đặc sản vang danh miền Tây vẫn phải mượn “mác ngoại”.
Hiện nay, một số gạo thơm của Việt Nam cũng được xuất khẩu, nhưng do chưa được công nhận các tiêu chuẩn quốc tế, chưa có thương hiệu riêng nên giá xuất khẩu chẳng chênh lệch bao nhiêu so với lúa thường.
Công ty Mê Kông (Cần Thơ), bình quân mỗi năm xuất được khoảng 3.000 tấn lúa thơm, nhưng theo Giám đốc Lê Việt Hải: “Quy ra, giá xuất khẩu chỉ cao hơn gạo thường khoảng 50 đồng/kg”.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo đã bỏ nhiều công sức để tạo dựng thương hiệu. Ở ĐBSCL thời gian qua có thể kể tên nhiều doanh nghiệp dạng này: Công ty Lương thực Sông Hậu, Nông trường Sông Hậu, Cờ Đỏ, Công ty MeKong… Không ít doanh nghiệp đã đầu tư giống chất lượng cao, lúa thơm cho các xã viên hợp tác xã và bao tiêu.
Nhưng các khoản đầu tư chưa thực sự mở rộng được thị trường mà chỉ dừng ở mức “đánh bóng thương hiệu”, theo dạng quảng cáo trên các sạp, siêu thị bán buôn… Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo chỉ trông chờ vào xuất khẩu mà ít quan tâm đến thị trường trong nước. Trong khi đó, chẳng có mấy thương hiệu làm “đến nơi” như cách làm của Kim Kê.
“Gạo Thái, Mỹ, Đài Loan,… xuất hiện đầy ở ĐBSCL là thách thức không thể xem thường”, GS.TS Võ Tòng Xuân cảnh báo. Chuyện giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản đang rất bức xúc. Nhiều doanh nghiệp đang muốn hợp tác với nông dân theo phương châm “liên kết bốn nhà”, tạo ra chuỗi giá trị sản xuất từ vùng nguyên liệu đến gạo thành phẩm. Nhưng thực tế, mối liên kết này đang có nhiều rào cản: Cả doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa đạt đến niềm tin nhất định.
Các hợp đồng bao tiêu chưa có giá trị pháp lý. Ngoài ra, một vướng mắc trong kênh huy động nguyên liệu đang cản trở mối liên kết này. Hiện một số doanh nghiệp không thể ký hợp đồng bao tiêu đến từng nông hộ, xã viên… mà phải thông qua hợp tác xã. Tuy nhiên, nếu hợp tác xã đứng ra thu mua nguyên liệu họ sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). “Đây là một nghịch lý, thiết nghĩ cần phải nhanh xóa bỏ để giúp nông dân tiêu thụ nông sản”, GS.TS Võ Tòng Xuân đề xuất.
Xuất khẩu gạo là chuyện rất cần, nhưng muốn giúp nông dân tìm đầu ra ổn định cho nông sản thì cũng không thể để “hở lưng” ở thị trường nội địa.
* Giá gạo trong nước hiện khoảng 3 triệu đồng/tấn, tương đương 188USD. Trên thị trường thế giới, giá gạo Việt Nam tăng 35 - 42USD/tấn, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.
GS.TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) vừa dẫn đầu đoàn cán bộ khoa học 6 người, sang Sierra Leone để hỗ trợ nước này trồng lúa. Đây cũng là những bước đi đầu tiên để tìm vùng đất mới cho cây lúa Việt Nam.
Năm 2006, 2 giống lúa OM 2417 và Jasmine trồng tại đây năng suất đạt từ 3,5 – 4,9 tấn/ha, rất khả quan. Trong tương lai, Việt Nam sẽ là đối tác cung cấp nguồn lúa giống chủ lực cho quốc gia này, theo GS-TS Võ Tòng Xuân. Dự kiến, năm 2008, đoàn sẽ đưa 20 nông dân sản xuất giỏi của Việt Nam sang “lập nghiệp” ở Sierra Leone.
GS.TS Võ Tòng Xuân lưu ý, chuyện mở rộng thị trường xuất khẩu là cần thiết, nhưng đừng quên thị trường nội địa phong phú và hơn 80 triệu dân. Việc làm cấp bách là phải nâng cao chất lượng hạt gạo, giúp nông dân tiêu thụ và thắng ngay trên sân nhà.
Từ vai trò cố vấn cấp cao thương hiệu gạo Kim Kê, kiêm nhà tư vấn kỹ thuật sản xuất “Nông trường Kim Kê”, GS.TS Võ Tòng Xuân đã trở thành cổ đông danh dự của Công ty TNHH Minh Cát Tấn.
Ông nhận lời cộng tác với Kim Kê bởi từ lâu ông rất bức xúc về việc Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới nhưng đa phần vẫn xuất khẩu gạo thô. Chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào thật sự chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam bài bản để đưa ra thế giới.
Trong 3 năm qua, Công ty Minh Cát Tấn với nhãn hiệu gạo Kim Kê xuất hiện và đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu rất ấn tượng, nhanh chóng tạo dựng uy tín cũng như tiếng vang tốt ở thị trường nội địa. Gạo Kim Kê đạt chứng nhận ISO 9001:2000 về quy trình sản xuất và chất lượng. Kim Kê đang đầu tư xúc tiến chuỗi nông trường chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao theo quy trình GAP.
Đầu tháng 8/2007, Công ty Minh Cát Tấn đã chính thức khai trương điểm đầu tiên trong chuỗi nhà hàng chuyên về cơm tấm và các món ăn chế biến từ gạo độc đáo tại Tp.HCM. Đây là bước tiến mới thực sự khẳng định uy tín, đẳng cấp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và ẩm thực của Kim Kê.
Lựa chọn của Kim Kê chắc hẳn sẽ làm nhiều nhà khoa học, lãnh đạo địa phương ở ĐBSCL phải suy nghĩ. Nhiều loại gạo, nếp đặc sản của ĐBSCL sản xuất vẫn phải “mượn hồn ngoại” trên nhãn mác để tiêu thụ nội địa. Ngay nếp Phú Tân, một đặc sản vang danh miền Tây vẫn phải mượn “mác ngoại”.
Hiện nay, một số gạo thơm của Việt Nam cũng được xuất khẩu, nhưng do chưa được công nhận các tiêu chuẩn quốc tế, chưa có thương hiệu riêng nên giá xuất khẩu chẳng chênh lệch bao nhiêu so với lúa thường.
Công ty Mê Kông (Cần Thơ), bình quân mỗi năm xuất được khoảng 3.000 tấn lúa thơm, nhưng theo Giám đốc Lê Việt Hải: “Quy ra, giá xuất khẩu chỉ cao hơn gạo thường khoảng 50 đồng/kg”.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo đã bỏ nhiều công sức để tạo dựng thương hiệu. Ở ĐBSCL thời gian qua có thể kể tên nhiều doanh nghiệp dạng này: Công ty Lương thực Sông Hậu, Nông trường Sông Hậu, Cờ Đỏ, Công ty MeKong… Không ít doanh nghiệp đã đầu tư giống chất lượng cao, lúa thơm cho các xã viên hợp tác xã và bao tiêu.
Nhưng các khoản đầu tư chưa thực sự mở rộng được thị trường mà chỉ dừng ở mức “đánh bóng thương hiệu”, theo dạng quảng cáo trên các sạp, siêu thị bán buôn… Phần lớn doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo chỉ trông chờ vào xuất khẩu mà ít quan tâm đến thị trường trong nước. Trong khi đó, chẳng có mấy thương hiệu làm “đến nơi” như cách làm của Kim Kê.
“Gạo Thái, Mỹ, Đài Loan,… xuất hiện đầy ở ĐBSCL là thách thức không thể xem thường”, GS.TS Võ Tòng Xuân cảnh báo. Chuyện giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản đang rất bức xúc. Nhiều doanh nghiệp đang muốn hợp tác với nông dân theo phương châm “liên kết bốn nhà”, tạo ra chuỗi giá trị sản xuất từ vùng nguyên liệu đến gạo thành phẩm. Nhưng thực tế, mối liên kết này đang có nhiều rào cản: Cả doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa đạt đến niềm tin nhất định.
Các hợp đồng bao tiêu chưa có giá trị pháp lý. Ngoài ra, một vướng mắc trong kênh huy động nguyên liệu đang cản trở mối liên kết này. Hiện một số doanh nghiệp không thể ký hợp đồng bao tiêu đến từng nông hộ, xã viên… mà phải thông qua hợp tác xã. Tuy nhiên, nếu hợp tác xã đứng ra thu mua nguyên liệu họ sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). “Đây là một nghịch lý, thiết nghĩ cần phải nhanh xóa bỏ để giúp nông dân tiêu thụ nông sản”, GS.TS Võ Tòng Xuân đề xuất.
Xuất khẩu gạo là chuyện rất cần, nhưng muốn giúp nông dân tìm đầu ra ổn định cho nông sản thì cũng không thể để “hở lưng” ở thị trường nội địa.
* Giá gạo trong nước hiện khoảng 3 triệu đồng/tấn, tương đương 188USD. Trên thị trường thế giới, giá gạo Việt Nam tăng 35 - 42USD/tấn, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.