“Gãy” đòn bẩy chứng khoán
Giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa tự thêm vào một mã “chứng khoán” mới trong danh mục là “GTK”
Lãi suất hỗ trợ vốn tăng cao cộng với sự cạnh tranh mạnh từ kênh tiết kiệm khiến dòng tiền sẵn sàng mua trên thị trường giảm đi.
Mã “GTK” đắt hàng
Giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa tự thêm vào một mã “chứng khoán” mới trong danh mục là “GTK”. Sẽ không thể tìm thấy “cổ phiếu” này trên bảng điện, vì đơn giản nó là viết tắt của “gửi tiết kiệm”!
“Tháng rồi chả lướt lát gì, chỉ đầu tư “con” GTK cũng kiếm khá”, một nhà đầu tư tự hào khoe trên diễn đàn. Mặc dù lãi suất trần huy động được quy định là 14%/năm nhưng nhiều nhà đầu tư cho biết có thể thỏa thuận được thấp nhất 16%/năm, cùng với nhiều ưu đãi khác về kỳ hạn hoặc rút tiền trước hạn.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, cũng từng phát biểu trên báo chí mới đây, thừa nhận thực tế lãi suất nhận được khi gửi VND trong ngân hàng là 16-17%/năm, không như lãi suất trần mà nhà nước đã qui định là 14%/năm.
Từ sau Tết âm lịch đến nay, không ít nhà đầu tư phải băn khoăn chọn kênh đầu tư nào hiệu quả nhất, giữa giữ tiền trong tài khoản chờ cơ hội tăng trưởng của thị trường chứng khoán hay tạm gửi tiết kiệm kỳ hạn để bảo toàn vốn. Mặc dù tốc độ lạm phát cao khiến lợi nhuận thực nhận từ kênh gửi tiết kiệm không bao nhiêu, nhưng dù sao mức rủi ro cũng gần như bằng 0. “Tiền nhiều dễ “táy máy”, không khéo lại lỗ”, một nhà đầu tư nhận xét trên diễn đàn.
Chiến lược giữ tiền mặt cũng được các công ty chứng khoán thực hiện. Gần như tất cả các báo cáo phân tích trong hơn một tháng qua của các tổ chức này đều khuyên khách hàng cẩn trọng với những dao động phục hồi ngắn hạn không đủ một vòng quay cổ phiếu T+4; hoặc đảm bảo tỉ lệ tiền mặt lớn trong danh mục, không mua thêm mà tìm cơ hội cắt lỗ, giảm tỉ lệ cổ phiếu xuống trong những phiên tăng giá; nếu “ngứa ngáy” lắm cũng chỉ nên lướt cổ phiếu có sẵn trong tài khoản để đánh T+1 hoặc T+0.
Báo cáo tài chính quý 1 của nhiều công ty chứng khoán cũng cho thấy điểm thú vị: giá trị đầu tư ngắn hạn khi chưa trích lập dự phòng đã giảm đi so với thời điểm 31/12/2010. Mức trích lập dự phòng tăng lên phản ánh đúng tình trạng sụt giảm của thị trường trong quý 1. Như vậy rất có thể các công ty chứng khoán cũng thực hiện đúng chiến lược như thể hiện trong các báo cáo phân tích.
Đòn bẩy, thú chơi xa xỉ
Định hướng thắt chặt dòng vốn vào các kênh phi sản xuất, đặc biệt hạn chế vào chứng khoán và bất động sản đã được đưa ra từ đầu năm. Mặc dù mức hạn chế cũng có lộ trình nhưng sẽ không lạ nếu lãi suất hỗ trợ vốn tại các công ty chứng khoán tăng lên từ nhiều hôm nay. Một số công ty chứng khoán đã liên tục nâng mức lãi suất lên nhiều lần trong vài tháng qua.
Theo Giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán tại Hà Nội, mặc dù lượng vốn cho dịch vụ hỗ trợ tài chính có giảm đi do ngân hàng hạn chế nhưng thực ra vẫn không phải là thiếu. Chỉ có điều lãi suất buộc phải tăng lên và ngay nhà đầu tư cũng không dám sử dụng đòn bẩy vào thời điểm này.
“Chi phí vay buộc phải tăng vì ngân hàng cũng tăng lãi suất. Nhà đầu tư là người phải gánh cuối cùng nên khó mong họ sử dụng đòn bẩy nhiều. Đây cũng là phù hợp với mong muốn của cơ quan quản lý. Mặt khác, thị trường ảm đạm kéo dài, chỉ có nhà đầu tư dùng “tiền tươi” mới mua chậm rãi. Đòn bẩy chỉ hiệu quả khi thị trường có xu hướng tăng rõ rệt”, nguồn tin này nhận xét.
Một thống kê cho thấy từ đầu tháng 4 đến nay, khá nhiều công ty chứng khoán đã tăng mức lãi suất dịch vụ hỗ trợ vốn lên rất cao. Công ty Chứng khoán Kim Long nửa tháng nay thay hai lần lãi suất. Mức cao nhất lên tới 27%/năm đối với các khoản vay cầm cố cổ phiếu niêm yết thời hạn trên 2 tháng. Thời hạn dưới 2 tháng cũng là 25%. Chứng khoán Bản Việt nâng lãi suất hỗ trợ giao dịch lên 22,68%/năm. Chứng khoán APEC cũng cấp dịch vụ hỗ trợ vốn lãi suất 25,2%/năm.
Đòn bẩy tài chính luôn là nguồn lực hỗ trợ quan trọng cho thanh khoản của thị trường. Trong tất cả các đợt tăng trưởng mạnh, đều xuất hiện bóng dáng của đòn bẩy và giá trị giao dịch tăng vọt. Dịch vụ này dĩ nhiên đem lại mối lợi cho tất cả các bên trong thị trường giá lên. Tuy nhiên, trong thị trường giá xuống, rủi ro cao khiến đòn bẩy trở thành thú chơi xa xỉ vì rủi ro quá cao.
Với bối cảnh lãi suất ngất ngưởng và định hướng “ghẻ lạnh” kênh đầu tư chứng khoán của cơ quan quản lý, đòn bẩy vốn càng “gãy”, trên cả phương diện quan hệ rủi ro/lợi nhuận lẫn tâm lý của nhà đầu tư.
Mã “GTK” đắt hàng
Giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa tự thêm vào một mã “chứng khoán” mới trong danh mục là “GTK”. Sẽ không thể tìm thấy “cổ phiếu” này trên bảng điện, vì đơn giản nó là viết tắt của “gửi tiết kiệm”!
“Tháng rồi chả lướt lát gì, chỉ đầu tư “con” GTK cũng kiếm khá”, một nhà đầu tư tự hào khoe trên diễn đàn. Mặc dù lãi suất trần huy động được quy định là 14%/năm nhưng nhiều nhà đầu tư cho biết có thể thỏa thuận được thấp nhất 16%/năm, cùng với nhiều ưu đãi khác về kỳ hạn hoặc rút tiền trước hạn.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, cũng từng phát biểu trên báo chí mới đây, thừa nhận thực tế lãi suất nhận được khi gửi VND trong ngân hàng là 16-17%/năm, không như lãi suất trần mà nhà nước đã qui định là 14%/năm.
Từ sau Tết âm lịch đến nay, không ít nhà đầu tư phải băn khoăn chọn kênh đầu tư nào hiệu quả nhất, giữa giữ tiền trong tài khoản chờ cơ hội tăng trưởng của thị trường chứng khoán hay tạm gửi tiết kiệm kỳ hạn để bảo toàn vốn. Mặc dù tốc độ lạm phát cao khiến lợi nhuận thực nhận từ kênh gửi tiết kiệm không bao nhiêu, nhưng dù sao mức rủi ro cũng gần như bằng 0. “Tiền nhiều dễ “táy máy”, không khéo lại lỗ”, một nhà đầu tư nhận xét trên diễn đàn.
Chiến lược giữ tiền mặt cũng được các công ty chứng khoán thực hiện. Gần như tất cả các báo cáo phân tích trong hơn một tháng qua của các tổ chức này đều khuyên khách hàng cẩn trọng với những dao động phục hồi ngắn hạn không đủ một vòng quay cổ phiếu T+4; hoặc đảm bảo tỉ lệ tiền mặt lớn trong danh mục, không mua thêm mà tìm cơ hội cắt lỗ, giảm tỉ lệ cổ phiếu xuống trong những phiên tăng giá; nếu “ngứa ngáy” lắm cũng chỉ nên lướt cổ phiếu có sẵn trong tài khoản để đánh T+1 hoặc T+0.
Báo cáo tài chính quý 1 của nhiều công ty chứng khoán cũng cho thấy điểm thú vị: giá trị đầu tư ngắn hạn khi chưa trích lập dự phòng đã giảm đi so với thời điểm 31/12/2010. Mức trích lập dự phòng tăng lên phản ánh đúng tình trạng sụt giảm của thị trường trong quý 1. Như vậy rất có thể các công ty chứng khoán cũng thực hiện đúng chiến lược như thể hiện trong các báo cáo phân tích.
Đòn bẩy, thú chơi xa xỉ
Định hướng thắt chặt dòng vốn vào các kênh phi sản xuất, đặc biệt hạn chế vào chứng khoán và bất động sản đã được đưa ra từ đầu năm. Mặc dù mức hạn chế cũng có lộ trình nhưng sẽ không lạ nếu lãi suất hỗ trợ vốn tại các công ty chứng khoán tăng lên từ nhiều hôm nay. Một số công ty chứng khoán đã liên tục nâng mức lãi suất lên nhiều lần trong vài tháng qua.
Theo Giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán tại Hà Nội, mặc dù lượng vốn cho dịch vụ hỗ trợ tài chính có giảm đi do ngân hàng hạn chế nhưng thực ra vẫn không phải là thiếu. Chỉ có điều lãi suất buộc phải tăng lên và ngay nhà đầu tư cũng không dám sử dụng đòn bẩy vào thời điểm này.
“Chi phí vay buộc phải tăng vì ngân hàng cũng tăng lãi suất. Nhà đầu tư là người phải gánh cuối cùng nên khó mong họ sử dụng đòn bẩy nhiều. Đây cũng là phù hợp với mong muốn của cơ quan quản lý. Mặt khác, thị trường ảm đạm kéo dài, chỉ có nhà đầu tư dùng “tiền tươi” mới mua chậm rãi. Đòn bẩy chỉ hiệu quả khi thị trường có xu hướng tăng rõ rệt”, nguồn tin này nhận xét.
Một thống kê cho thấy từ đầu tháng 4 đến nay, khá nhiều công ty chứng khoán đã tăng mức lãi suất dịch vụ hỗ trợ vốn lên rất cao. Công ty Chứng khoán Kim Long nửa tháng nay thay hai lần lãi suất. Mức cao nhất lên tới 27%/năm đối với các khoản vay cầm cố cổ phiếu niêm yết thời hạn trên 2 tháng. Thời hạn dưới 2 tháng cũng là 25%. Chứng khoán Bản Việt nâng lãi suất hỗ trợ giao dịch lên 22,68%/năm. Chứng khoán APEC cũng cấp dịch vụ hỗ trợ vốn lãi suất 25,2%/năm.
Đòn bẩy tài chính luôn là nguồn lực hỗ trợ quan trọng cho thanh khoản của thị trường. Trong tất cả các đợt tăng trưởng mạnh, đều xuất hiện bóng dáng của đòn bẩy và giá trị giao dịch tăng vọt. Dịch vụ này dĩ nhiên đem lại mối lợi cho tất cả các bên trong thị trường giá lên. Tuy nhiên, trong thị trường giá xuống, rủi ro cao khiến đòn bẩy trở thành thú chơi xa xỉ vì rủi ro quá cao.
Với bối cảnh lãi suất ngất ngưởng và định hướng “ghẻ lạnh” kênh đầu tư chứng khoán của cơ quan quản lý, đòn bẩy vốn càng “gãy”, trên cả phương diện quan hệ rủi ro/lợi nhuận lẫn tâm lý của nhà đầu tư.