“GDP ở địa phương chỉ để tham khảo”
Đại biểu Vũ Hoàng Hà cho rằng nhiều tỉnh hiện tính chỉ tiêu tăng trưởng không chính xác
“Mổ xẻ” về GDP khi Quốc hội bắt đầu chương trình thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008, kế hoạch năm 2009, đại biểu Vũ Hoàng Hà (Bình Định), Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội hơn một lần nhấn mạnh: “GDP ở địa phương chỉ để tham khảo”.
Thưa, ông suy nghĩ thế nào khi Ủy ban Kinh tế cho rằng: trong khi Nghị quyết Quốc hội điều chỉnh giảm GDP từ 8,5-9% xuống 7%, nhưng phần lớn các địa phương không điều chỉnh và trên thực tế báo cáo của nhiều nơi cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức cao trong năm 2008?
Tôi cho rằng nhiều tỉnh hiện tính chỉ tiêu tăng trưởng không chính xác.
Nếu hơn 60 tỉnh thành, nơi nào cũng tăng trưởng 9% đến 10% trở lên, nếu cộng lại bình quân thì làm sao mà cả nước mình chỉ có 6,52% trong 9 tháng vừa rồi?
Vậy còn ở Bình Định - địa phương của ông - thì sao?
Ở Bình Định cũng như thế. GDP chỉ để là để tham khảo chứ không phải chỉ tiêu pháp lệnh. Vì thực tế là thế mà.
Về chỉ tiêu tăng trưởng năm 2009, ông có tin là sẽ đạt 7% như phương án của Chính phủ?
Về tình hình sắp tới thì tôi không tán thành với nhận định của một số bộ ngành là tình hình kinh tế suy thoái của thế giới lại ít ảnh hưởng đến nền kinh tế của ta.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định là tình hình khủng hoảng kinh tế của thế giới sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta. Nhận định như vậy tôi nghĩ rằng rất thỏa đáng để chúng ta có nhiều phương án để đối phó, và nếu như tình hình xấu thì chúng ta cũng tiếp cận nó một cách rất bình tĩnh.
Tôi đề nghị chỉ tiêu tăng trưởng phát triển GDP của cả nước năm 2009 nên đề ra là từ 6% đến 7%, mặc dù Thủ tướng nói khoảng 7% và cho rằng chỉ tiêu này mang tính định hướng.
Kết quả năm nay tôi ước là 6,7%, điều này là hệ quả của đầu tư từ năm 2007 trở về trước. Năm 2009 thì ngay cả đầu tư năm 2008 cũng chưa phát huy tác dụng chưa nói là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới.
Thu ngân sách rất là lo vì thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Tuy nói là chúng ta tìm thị trường mới nhưng thực tế không phải là đơn giản mà đòi hỏi phải có thời gian.
Hiện nay dư luận báo chí có nêu là một số mặt hàng ở thế giới đã giảm xuống trên 50%, trong khi đó những mặt hàng đó ở trong nước giảm không tương ứng chỉ khoảng 20%, ví dụ tình trạng xăng, dầu, gas... Các nhà đầu tư cho rằng vì nhập các lô hàng giá cao từ nơi khác. Tôi cho rằng đây là vấn đề thiếu cơ chế về mặt cạnh tranh và thiếu cơ chế quản lý về mặt Nhà nước can thiệp vào các công ty này.
Ví dụ trên lĩnh vực xăng dầu chỉ có 11 đầu mối nhập, trong khi đó Petrolimex đã chiếm đến 60% sản lượng dầu... Còn nhiều ví dụ cho thấy điều hành của chúng ta kém.
Đã có ý kiến lo ngại về việc giảm phát, song báo cáo của Chính phủ chưa đề cập đến vấn đề này, theo ông thì vì sao?
Theo tôi trong thời gian tới có hai khả năng sẽ xảy ra. Thứ nhất là tiềm ẩn nguy cơ về lạm phát vẫn còn cao. Thứ hai là có thể sẽ dẫn tới tình hình giảm phát.
Dù cho là giảm phát hay lạm phát thì cũng rất nguy hiểm. Do đó cho nên chúng ta cần phải có nhiều phương án để đề phòng và để đối phó, nên quan tâm đến tình hình thế giới tác động đến kinh tế nước ta ở những mặt nào?
Theo tôi trước hết là cân đối thu, chi ngân sách. Việc chúng ta cân đối thu, chi ngân sách không phải chỉ ảnh hưởng đến năm 2009 mà ngay cả năm 2008 chúng ta cũng phải xem xét lại, vì chúng ta đưa giá dầu thô là 111 USD để cân đối cho năm 2008 và đưa 90 USD vào cân đối cho năm 2009. Trong khi đó, giá dầu thô hiện nay khoảng dưới 70 USD.
Tôi đề nghị Bộ Tài chính nên có nhiều phương án để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu như ta thu được chừng này thì ta chi chừng này, nếu chúng ta thu thấp hơn chừng này thì chúng ta cắt giảm những hạng mục nào và cắt giảm những công trình đầu tư nào, có như thế chúng ta mới chủ động. Nếu chúng ta đợi đến khi biến động thì chúng ta mới trình Quốc hội như thế rất bị động.
Tôi cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện hiện nay nên tiếp tục giảm lãi suất cơ bản xuống còn 12%, như vậy đầu ra của trần lãi suất khoảng 18%.
Xin nói rõ là nếu như đầu ra của trần lãi suất là 18% thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta cũng thực sự đang khó khăn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế thì hàng năm sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản.
Thưa, ông suy nghĩ thế nào khi Ủy ban Kinh tế cho rằng: trong khi Nghị quyết Quốc hội điều chỉnh giảm GDP từ 8,5-9% xuống 7%, nhưng phần lớn các địa phương không điều chỉnh và trên thực tế báo cáo của nhiều nơi cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt ở mức cao trong năm 2008?
Tôi cho rằng nhiều tỉnh hiện tính chỉ tiêu tăng trưởng không chính xác.
Nếu hơn 60 tỉnh thành, nơi nào cũng tăng trưởng 9% đến 10% trở lên, nếu cộng lại bình quân thì làm sao mà cả nước mình chỉ có 6,52% trong 9 tháng vừa rồi?
Vậy còn ở Bình Định - địa phương của ông - thì sao?
Ở Bình Định cũng như thế. GDP chỉ để là để tham khảo chứ không phải chỉ tiêu pháp lệnh. Vì thực tế là thế mà.
Về chỉ tiêu tăng trưởng năm 2009, ông có tin là sẽ đạt 7% như phương án của Chính phủ?
Về tình hình sắp tới thì tôi không tán thành với nhận định của một số bộ ngành là tình hình kinh tế suy thoái của thế giới lại ít ảnh hưởng đến nền kinh tế của ta.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định là tình hình khủng hoảng kinh tế của thế giới sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta. Nhận định như vậy tôi nghĩ rằng rất thỏa đáng để chúng ta có nhiều phương án để đối phó, và nếu như tình hình xấu thì chúng ta cũng tiếp cận nó một cách rất bình tĩnh.
Tôi đề nghị chỉ tiêu tăng trưởng phát triển GDP của cả nước năm 2009 nên đề ra là từ 6% đến 7%, mặc dù Thủ tướng nói khoảng 7% và cho rằng chỉ tiêu này mang tính định hướng.
Kết quả năm nay tôi ước là 6,7%, điều này là hệ quả của đầu tư từ năm 2007 trở về trước. Năm 2009 thì ngay cả đầu tư năm 2008 cũng chưa phát huy tác dụng chưa nói là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới.
Thu ngân sách rất là lo vì thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Tuy nói là chúng ta tìm thị trường mới nhưng thực tế không phải là đơn giản mà đòi hỏi phải có thời gian.
Hiện nay dư luận báo chí có nêu là một số mặt hàng ở thế giới đã giảm xuống trên 50%, trong khi đó những mặt hàng đó ở trong nước giảm không tương ứng chỉ khoảng 20%, ví dụ tình trạng xăng, dầu, gas... Các nhà đầu tư cho rằng vì nhập các lô hàng giá cao từ nơi khác. Tôi cho rằng đây là vấn đề thiếu cơ chế về mặt cạnh tranh và thiếu cơ chế quản lý về mặt Nhà nước can thiệp vào các công ty này.
Ví dụ trên lĩnh vực xăng dầu chỉ có 11 đầu mối nhập, trong khi đó Petrolimex đã chiếm đến 60% sản lượng dầu... Còn nhiều ví dụ cho thấy điều hành của chúng ta kém.
Đã có ý kiến lo ngại về việc giảm phát, song báo cáo của Chính phủ chưa đề cập đến vấn đề này, theo ông thì vì sao?
Theo tôi trong thời gian tới có hai khả năng sẽ xảy ra. Thứ nhất là tiềm ẩn nguy cơ về lạm phát vẫn còn cao. Thứ hai là có thể sẽ dẫn tới tình hình giảm phát.
Dù cho là giảm phát hay lạm phát thì cũng rất nguy hiểm. Do đó cho nên chúng ta cần phải có nhiều phương án để đề phòng và để đối phó, nên quan tâm đến tình hình thế giới tác động đến kinh tế nước ta ở những mặt nào?
Theo tôi trước hết là cân đối thu, chi ngân sách. Việc chúng ta cân đối thu, chi ngân sách không phải chỉ ảnh hưởng đến năm 2009 mà ngay cả năm 2008 chúng ta cũng phải xem xét lại, vì chúng ta đưa giá dầu thô là 111 USD để cân đối cho năm 2008 và đưa 90 USD vào cân đối cho năm 2009. Trong khi đó, giá dầu thô hiện nay khoảng dưới 70 USD.
Tôi đề nghị Bộ Tài chính nên có nhiều phương án để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nếu như ta thu được chừng này thì ta chi chừng này, nếu chúng ta thu thấp hơn chừng này thì chúng ta cắt giảm những hạng mục nào và cắt giảm những công trình đầu tư nào, có như thế chúng ta mới chủ động. Nếu chúng ta đợi đến khi biến động thì chúng ta mới trình Quốc hội như thế rất bị động.
Tôi cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện hiện nay nên tiếp tục giảm lãi suất cơ bản xuống còn 12%, như vậy đầu ra của trần lãi suất khoảng 18%.
Xin nói rõ là nếu như đầu ra của trần lãi suất là 18% thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta cũng thực sự đang khó khăn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế thì hàng năm sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản.