GE: "50 triệu USD chỉ là xuất phát điểm"
"50 triệu USD chỉ là xuất phát điểm, nó không tĩnh tại, cùng với thời gian chúng tôi sẽ gia tăng thêm đầu tư vào Việt Nam"
Ngày 28/9, Tập đoàn GE (General Electric, Mỹ) đã công bố quyết định đầu tư khoảng 50 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất vật tư linh kiện cho các sản phẩm nguồn điện của GE tại Việt Nam. Đây là đầu tư lớn đầu tiên của GE ở Việt Nam.
>>GE đầu tư 50 triệu USD xây dựng nhà máy năng lượng
Ông Jeffrey R.Immelt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn GE, cho biết, yếu tố chính để để GE đi đến quyết định xây dựng nhà máy ở Việt Nam. “Chúng tôi nhận thấy có nhiều hứa hẹn rất tốt đẹp ở Việt Nam: tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, lực lượng lao động có tay nghề cao và giá nhân công lao động hợp lý, dân số đông, vị trí địa lí cũng rất thuận lợi so với một số thị trường trong khu vực khác. Chính vì thế, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu để GE đầu tư xây dựng một trung tâm sản xuất mới”, ông nói.
GE có bao nhiêu nhà máy sản xuất thiết bị điện trên toàn thế giới và quy mô của nhà máy ở Việt Nam so với các nhà máy còn lại như thế nào? Tại sao thiết bị điện chứ không phải một thiết bị khác lại được GE chọn để sản xuất tại Việt Nam? Trong tương lai, GE có kế hoạch đặt các nhà máy sản xuất thiết bị khác tại Việt Nam không?
Hiện có hàng trăm nhà máy của GE đang hoạt động trên toàn cầu. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực điện thì nhà máy sắp xây tại Việt Nam là khoảng thứ 15. Điện là lĩnh vực nên đầu tư tại Việt Nam vì sắp tới nhu cầu về điện của Việt Nam rất lớn.
Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc sản xuất những thiết bị linh kiện cụ thể. Những linh kiện này sẽ được chuyển tới các nhà máy sản xuất và dịch vụ của GE trên toàn cầu để cấu thành nên các sản phẩm hoàn thiện. Nhưng cùng với thời gian, nếu như thành công từ góc độ năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh thì chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi đầu tư tại Việt Nam.
Dự án xấp xỉ 50 triệu USD dường như còn khiêm tốn so với quy mô của tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GE?
Cách đây khoảng 15 năm ở Trung Quốc, GE cũng chỉ đầu tư dự án với quy mô 20 triệu USD. Theo năm tháng, đầu tư của GE đã tăng trưởng rất nhiều khi mà chúng tôi có cam kết mạnh mẽ hơn với nền kinh tế Trung Quốc. Vì thế, tôi cho rằng 50 triệu USD chỉ là xuất phát điểm, nó không tĩnh tại, cùng với thời gian chúng tôi sẽ gia tăng thêm đầu tư vào Việt Nam.
Tại Việt Nam, GE được biết đến với nhiều dự án cung cấp tuốc bin thuỷ lực và máy phát điện cho các nhà máy điện của Việt Nam nhưng quy mô còn khiêm tốn. Vậy sắp tới, GE có kế hoạch như thế nào trong việc tham gia vào các nhà máy điện tại Việt Nam?
Nói về các dự án phát điện ở Việt Nam, trong chuyến thăm Việt Nam lần này tôi đã làm việc với một nhà lãnh đạo hàng đầu của một nhà máy phát điện lớn và họ đang có kế hoạch bổ sung thêm hàng ngàn MgW điện trong vòng 5-10 năm tới trong đó 40% là các tuốcbin bằng khí, công nghệ biotech. Đó là những lĩnh vực mà chúng tôi hiện đang rất mạnh cũng như tiềm năng tham gia cổ phần hoá một số mạng điện.
GE có thế mạnh độc nhất vô nhị, đó là không chỉ cung cấp công nghệ mà cả tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng. Kết hợp hai điểm mạnh này, chúng tôi sẽ trở thành đối tác lớn với thế mạnh song đôi khó có đối thủ nào địch nổi.
Vị trí của Việt Nam trong chiến lược sắp tới của GE sẽ như thế nào, thưa ông?
Toàn cầu hoá là một trong những chiến lược phát triện trọng tâm của GE. Đặc biệt, các thị trường đang phát triển chính là tâm điểm của chiến lược toàn cầu này. GE là tập đoàn duy nhất có khả năng tạo lập mô hình “hợp tác giữa doanh nghiệp và quốc gia” cho các chính phủ và công ty tại nhiều thị trường đang phát triển, nơi có nhu cầu gia tăng về y tế, dịch vụ tài chính, cũng như các giải pháp cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường.
Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, sẽ là quốc gia trọng điểm trong chiến lược phát triển của GE tại khu vực.
Theo kinh nghiệm của ông, để thu hút nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam hơn nữa, Việt Nam cần chú ý điều gì?
Nếu như nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới thì có một việc Việt Nam cần làm ngay bây giờ là đầu tư nhiều hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng và làm sao để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nếu như Việt Nam có đầu tư đúng hướng về cơ sở hạ tầng để trở thành nơi hấp dẫn cho các công ty quốc tế đến đầu tư thì tôi nghĩ Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt và tăng trưởng dài hạn. Đó cũng là mục tiêu Chính phủ Việt Nam đề ra.
>>GE đầu tư 50 triệu USD xây dựng nhà máy năng lượng
Ông Jeffrey R.Immelt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn GE, cho biết, yếu tố chính để để GE đi đến quyết định xây dựng nhà máy ở Việt Nam. “Chúng tôi nhận thấy có nhiều hứa hẹn rất tốt đẹp ở Việt Nam: tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, lực lượng lao động có tay nghề cao và giá nhân công lao động hợp lý, dân số đông, vị trí địa lí cũng rất thuận lợi so với một số thị trường trong khu vực khác. Chính vì thế, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu để GE đầu tư xây dựng một trung tâm sản xuất mới”, ông nói.
GE có bao nhiêu nhà máy sản xuất thiết bị điện trên toàn thế giới và quy mô của nhà máy ở Việt Nam so với các nhà máy còn lại như thế nào? Tại sao thiết bị điện chứ không phải một thiết bị khác lại được GE chọn để sản xuất tại Việt Nam? Trong tương lai, GE có kế hoạch đặt các nhà máy sản xuất thiết bị khác tại Việt Nam không?
Hiện có hàng trăm nhà máy của GE đang hoạt động trên toàn cầu. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực điện thì nhà máy sắp xây tại Việt Nam là khoảng thứ 15. Điện là lĩnh vực nên đầu tư tại Việt Nam vì sắp tới nhu cầu về điện của Việt Nam rất lớn.
Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc sản xuất những thiết bị linh kiện cụ thể. Những linh kiện này sẽ được chuyển tới các nhà máy sản xuất và dịch vụ của GE trên toàn cầu để cấu thành nên các sản phẩm hoàn thiện. Nhưng cùng với thời gian, nếu như thành công từ góc độ năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh thì chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi đầu tư tại Việt Nam.
Dự án xấp xỉ 50 triệu USD dường như còn khiêm tốn so với quy mô của tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GE?
Cách đây khoảng 15 năm ở Trung Quốc, GE cũng chỉ đầu tư dự án với quy mô 20 triệu USD. Theo năm tháng, đầu tư của GE đã tăng trưởng rất nhiều khi mà chúng tôi có cam kết mạnh mẽ hơn với nền kinh tế Trung Quốc. Vì thế, tôi cho rằng 50 triệu USD chỉ là xuất phát điểm, nó không tĩnh tại, cùng với thời gian chúng tôi sẽ gia tăng thêm đầu tư vào Việt Nam.
Tại Việt Nam, GE được biết đến với nhiều dự án cung cấp tuốc bin thuỷ lực và máy phát điện cho các nhà máy điện của Việt Nam nhưng quy mô còn khiêm tốn. Vậy sắp tới, GE có kế hoạch như thế nào trong việc tham gia vào các nhà máy điện tại Việt Nam?
Nói về các dự án phát điện ở Việt Nam, trong chuyến thăm Việt Nam lần này tôi đã làm việc với một nhà lãnh đạo hàng đầu của một nhà máy phát điện lớn và họ đang có kế hoạch bổ sung thêm hàng ngàn MgW điện trong vòng 5-10 năm tới trong đó 40% là các tuốcbin bằng khí, công nghệ biotech. Đó là những lĩnh vực mà chúng tôi hiện đang rất mạnh cũng như tiềm năng tham gia cổ phần hoá một số mạng điện.
GE có thế mạnh độc nhất vô nhị, đó là không chỉ cung cấp công nghệ mà cả tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng. Kết hợp hai điểm mạnh này, chúng tôi sẽ trở thành đối tác lớn với thế mạnh song đôi khó có đối thủ nào địch nổi.
Vị trí của Việt Nam trong chiến lược sắp tới của GE sẽ như thế nào, thưa ông?
Toàn cầu hoá là một trong những chiến lược phát triện trọng tâm của GE. Đặc biệt, các thị trường đang phát triển chính là tâm điểm của chiến lược toàn cầu này. GE là tập đoàn duy nhất có khả năng tạo lập mô hình “hợp tác giữa doanh nghiệp và quốc gia” cho các chính phủ và công ty tại nhiều thị trường đang phát triển, nơi có nhu cầu gia tăng về y tế, dịch vụ tài chính, cũng như các giải pháp cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường.
Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, sẽ là quốc gia trọng điểm trong chiến lược phát triển của GE tại khu vực.
Theo kinh nghiệm của ông, để thu hút nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam hơn nữa, Việt Nam cần chú ý điều gì?
Nếu như nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới thì có một việc Việt Nam cần làm ngay bây giờ là đầu tư nhiều hơn nữa vào phát triển cơ sở hạ tầng và làm sao để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nếu như Việt Nam có đầu tư đúng hướng về cơ sở hạ tầng để trở thành nơi hấp dẫn cho các công ty quốc tế đến đầu tư thì tôi nghĩ Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt và tăng trưởng dài hạn. Đó cũng là mục tiêu Chính phủ Việt Nam đề ra.