Giá cổ phiếu dầu khí trái ngành thấp kỷ lục
19 công ty dầu khí hoạt động trái ngành có giá cổ phiếu sụt giảm, xuống thấp kỷ lục, chỉ còn 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu
Giá cổ phiếu của các đại gia dầu khí hoạt động chính ngành tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2012, từ 30-50% do làm ăn hiệu quả trong năm 2011 và có triển vọng tốt trong năm 2012, đặc biệt là các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn. Trong khi đó, có tới 19 công ty dầu khí hoạt động trái ngành có giá sụt giảm, xuống thấp kỷ lục, chỉ còn 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 15/6, trên sàn HOSE, HNX và UPCoM có tổng cộng 35 cổ phiếu thuộc ngành dầu khí, trong đó tại HNX có 19 công ty, HOSE có 11 công ty và UPCoM có 5 công ty.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, có tới 19 cổ phiếu “họ” dầu khí có giá đóng cửa dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, phổ biến ở mức 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương (mã PTT-UPCoM) với giá chỉ 1.700 đồng/cổ phiếu.
Tất cả những công ty họ dầu khí mà giá cổ phiếu đang giao dịch dưới mệnh giá hầu hết đều là công ty kinh doanh trái ngành, chiếm số lượng đông nhất là các công ty bất động sản dầu khí, tiếp đến là các công ty xây dựng dầu khí, vận tải dầu khí, du lịch dầu khí, dịch vụ cảng và chứng khoán. Năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, các công ty này gặp rất nhiều khó khăn và không hoàn thành kế hoạch kinh doanh do nền kinh tế suy giảm, chính sách thắt chặt tiền tệ, chi phí huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng thấp.
Nguyên nhân khiến cho giá của cổ phiếu dầu khí hoạt động trái ngành sụt giảm mạnh được xác định là do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lãi ròng sụt mạnh hoặc lãi rất ít hay thua lỗ liên tục. Trong ngành bất động sản, điển hình là Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (mã PVL-HNX) lỗ 3 quý liên tiếp, quý 1/2012 lỗ 6,15 tỷ đồng, trong khi cả năm 2011 lãi chỉ có hơn 1,5 tỷ đồng và năm 2010 lỗ 8,32 tỷ đồng.
Trong ngành xây dựng, điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí Sài Gòn (mã PSG-HNX), giá đóng cửa phiên ngày 15/6 chỉ còn 3.500 đồng/cổ phiếu), quý 4/2011 lỗ gần 12 tỷ đồng, quý 1/2012 lỗ tiếp 32 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ cả năm 2011 lên tới 87 tỷ đồng.
Ngay cả những công ty liên kết liên doanh của ngành dầu khí với những công ty xây dựng, bất động sản lớn có tên tuổi, thương hiệu uy tín tại Việt Nam cũng hoạt động kém hiệu quả, cụ thể: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vinaconex-PVC (mã PVV-HNX) lỗ 2 quý liên tiếp, quý 4/2011 lỗ 17 tỷ đồng và quý 1/2012 lỗ tiếp 11 tỷ đồng, lãi ròng năm 2010 là 19,7 tỷ đồng, sụt mạnh xuống 3 tỷ đồng trong năm 2011.
Tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng thương mại dầu khí-Indico (mã PXL-HOSE), có lãi ròng quý 1/2012 chỉ có 23 triệu đồng, sau khi lỗ tới 12,278 tỷ đồng trong quý 4/2011 và lãi ròng sụt mạnh, từ 39,3 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 11,2 tỷ trong năm 2011.
Trong ngành vận tải, 2 công ty điển hình của ngành dầu khí hoạt động hiệu quả rất kém. Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Cửu Long (mã PCT-HNX) có giá giao dịch ngày 15/6 là 3.900 đồng/cổ phiếu. Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương (mã PTT-UPCoM) năm 2011 lỗ 7,833 tỷ đồng, do đó, giá cổ phiếu này chỉ có 1.700 đồng/cổ phiếu. Trong ngành du lịch, Công ty Cổ phần du lịch dầu khí Phương Đông (mã PPC-HNX) năm 2009 lỗ tới 59,7 tỷ, 2101 lã 1,87 tỷ đồng, năm 2011 lãi 3 tỷ đồng và quý 1/2012 chỉ lãi... 83 triệu đồng.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do làn sóng ồ ạt lập ra những công ty “sân sau” của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), hoạt động đầu tư kinh doanh trái ngành. Với vốn “mồi” của PVN và những công ty lớn thuộc PVN, hàng loạt những công ty dầu khí trái ngành nhanh chóng được đẻ ra với mệnh giá lúc thành lập là 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng chỉ vài tháng đến 1 năm sau, giá trên thị trường OTC được “thổi” lên gấp 1,5 lần, lúc lên sàn nhiều cổ phiếu có giá gấp tới hơn 2 lần.
Khi thị trường chứng khoán bắt đầu suy giảm kéo dài, hàng loạt cổ đông lớn thoái vốn, kiếm lời lớn trước khi giá những cổ phiếu này xuống thấp kỷ lục. Nhà nước cũng thiệt hại lớn khi PVN thoái vốn tại các công ty trái ngành này.
Cũng do ào ạt lập công ty trái ngành nên việc quản trị công ty quá lỏng lẻo, không thể cạnh tranh nổi với những công ty hoạt động lâu năm và đang có uy tín trên thị trường, mặc dù họ cũng đang gặp không ít khó khăn do kinh tế suy giảm.
Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu của các công ty dầu khí hoạt động trái ngành đang lo “nơm nớp”, cuối năm 2012 và 2013, PVN sẽ tiếp tục thoái vốn mạnh ở nhiều công ty thành viên theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
Những ngành nghề kinh doanh chính và những lĩnh vực, dịch vụ xoay quanh các ngành nghề kinh doanh chính nhưng không cần nắm giữ cổ phần lớn, PetroVietnam cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 51%. Đối với những đơn vị không cần nắm cổ phần chi phối thì PVN cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ.
Việc thoái vốn của PetroVietnam sẽ được thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, thị trường sẽ cần một lượng tiền khá lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu được bán ra. Do đó, trong ngắn hạn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường và nhóm cổ phiếu dầu khí.
Theo nhận định của chuyên gia, năm 2012, các công ty dầu khí hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, sẽ không có nhiều khởi sắc so với năm 2011 do việc thắt chặt tiền tệ, chi phí huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng thấp.
Tính đến ngày 15/6, trên sàn HOSE, HNX và UPCoM có tổng cộng 35 cổ phiếu thuộc ngành dầu khí, trong đó tại HNX có 19 công ty, HOSE có 11 công ty và UPCoM có 5 công ty.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/6, có tới 19 cổ phiếu “họ” dầu khí có giá đóng cửa dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, phổ biến ở mức 4.000-6.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương (mã PTT-UPCoM) với giá chỉ 1.700 đồng/cổ phiếu.
Tất cả những công ty họ dầu khí mà giá cổ phiếu đang giao dịch dưới mệnh giá hầu hết đều là công ty kinh doanh trái ngành, chiếm số lượng đông nhất là các công ty bất động sản dầu khí, tiếp đến là các công ty xây dựng dầu khí, vận tải dầu khí, du lịch dầu khí, dịch vụ cảng và chứng khoán. Năm 2011 và 5 tháng đầu năm 2012, các công ty này gặp rất nhiều khó khăn và không hoàn thành kế hoạch kinh doanh do nền kinh tế suy giảm, chính sách thắt chặt tiền tệ, chi phí huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng thấp.
Nguyên nhân khiến cho giá của cổ phiếu dầu khí hoạt động trái ngành sụt giảm mạnh được xác định là do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lãi ròng sụt mạnh hoặc lãi rất ít hay thua lỗ liên tục. Trong ngành bất động sản, điển hình là Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (mã PVL-HNX) lỗ 3 quý liên tiếp, quý 1/2012 lỗ 6,15 tỷ đồng, trong khi cả năm 2011 lãi chỉ có hơn 1,5 tỷ đồng và năm 2010 lỗ 8,32 tỷ đồng.
Trong ngành xây dựng, điển hình là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí Sài Gòn (mã PSG-HNX), giá đóng cửa phiên ngày 15/6 chỉ còn 3.500 đồng/cổ phiếu), quý 4/2011 lỗ gần 12 tỷ đồng, quý 1/2012 lỗ tiếp 32 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ cả năm 2011 lên tới 87 tỷ đồng.
Ngay cả những công ty liên kết liên doanh của ngành dầu khí với những công ty xây dựng, bất động sản lớn có tên tuổi, thương hiệu uy tín tại Việt Nam cũng hoạt động kém hiệu quả, cụ thể: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vinaconex-PVC (mã PVV-HNX) lỗ 2 quý liên tiếp, quý 4/2011 lỗ 17 tỷ đồng và quý 1/2012 lỗ tiếp 11 tỷ đồng, lãi ròng năm 2010 là 19,7 tỷ đồng, sụt mạnh xuống 3 tỷ đồng trong năm 2011.
Tương tự, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng thương mại dầu khí-Indico (mã PXL-HOSE), có lãi ròng quý 1/2012 chỉ có 23 triệu đồng, sau khi lỗ tới 12,278 tỷ đồng trong quý 4/2011 và lãi ròng sụt mạnh, từ 39,3 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 11,2 tỷ trong năm 2011.
Trong ngành vận tải, 2 công ty điển hình của ngành dầu khí hoạt động hiệu quả rất kém. Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Cửu Long (mã PCT-HNX) có giá giao dịch ngày 15/6 là 3.900 đồng/cổ phiếu. Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương (mã PTT-UPCoM) năm 2011 lỗ 7,833 tỷ đồng, do đó, giá cổ phiếu này chỉ có 1.700 đồng/cổ phiếu. Trong ngành du lịch, Công ty Cổ phần du lịch dầu khí Phương Đông (mã PPC-HNX) năm 2009 lỗ tới 59,7 tỷ, 2101 lã 1,87 tỷ đồng, năm 2011 lãi 3 tỷ đồng và quý 1/2012 chỉ lãi... 83 triệu đồng.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do làn sóng ồ ạt lập ra những công ty “sân sau” của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), hoạt động đầu tư kinh doanh trái ngành. Với vốn “mồi” của PVN và những công ty lớn thuộc PVN, hàng loạt những công ty dầu khí trái ngành nhanh chóng được đẻ ra với mệnh giá lúc thành lập là 10.000 đồng/cổ phiếu, nhưng chỉ vài tháng đến 1 năm sau, giá trên thị trường OTC được “thổi” lên gấp 1,5 lần, lúc lên sàn nhiều cổ phiếu có giá gấp tới hơn 2 lần.
Khi thị trường chứng khoán bắt đầu suy giảm kéo dài, hàng loạt cổ đông lớn thoái vốn, kiếm lời lớn trước khi giá những cổ phiếu này xuống thấp kỷ lục. Nhà nước cũng thiệt hại lớn khi PVN thoái vốn tại các công ty trái ngành này.
Cũng do ào ạt lập công ty trái ngành nên việc quản trị công ty quá lỏng lẻo, không thể cạnh tranh nổi với những công ty hoạt động lâu năm và đang có uy tín trên thị trường, mặc dù họ cũng đang gặp không ít khó khăn do kinh tế suy giảm.
Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu của các công ty dầu khí hoạt động trái ngành đang lo “nơm nớp”, cuối năm 2012 và 2013, PVN sẽ tiếp tục thoái vốn mạnh ở nhiều công ty thành viên theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
Những ngành nghề kinh doanh chính và những lĩnh vực, dịch vụ xoay quanh các ngành nghề kinh doanh chính nhưng không cần nắm giữ cổ phần lớn, PetroVietnam cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 51%. Đối với những đơn vị không cần nắm cổ phần chi phối thì PVN cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ.
Việc thoái vốn của PetroVietnam sẽ được thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, thị trường sẽ cần một lượng tiền khá lớn để hấp thụ lượng cổ phiếu được bán ra. Do đó, trong ngắn hạn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường và nhóm cổ phiếu dầu khí.
Theo nhận định của chuyên gia, năm 2012, các công ty dầu khí hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, sẽ không có nhiều khởi sắc so với năm 2011 do việc thắt chặt tiền tệ, chi phí huy động vốn cao và tăng trưởng tín dụng thấp.