Giá cổ phiếu Vietcombank bao nhiêu thì vừa?
Giờ đây, điều công chúng quan tâm hơn cả là giá cổ phiếu của Vietcombank sẽ là bao nhiêu?
Bài viết của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam.
Nếu không có gì thay đổi thì không lâu nữa, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) sẽ chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Có lẽ đây sẽ là sự kiện nổi bật nhất năm 2007 của ngành tài chính Việt Nam. Nhưng giờ đây, sau khi đã biết được chỉ có khoảng 100 triệu cổ phiếu sẽ được bán ra, điều công chúng quan tâm hơn cả là giá cổ phiếu của Vietcombank sẽ là bao nhiêu?
Dưới đây là hai kịch bản liên quan đến con số này.
Kịch bản dựa vào nền kinh tế
Những số liệu từ báo cáo tài chính quốc gia năm 2006 và 2007 của The Economist Intelligence Unit cho thấy, trong năm 2005, lợi nhuận của hơn 7500 ngân hàng ở Mỹ làm ra chỉ đạt 134 tỉ USD, bằng 1,07% GDP cùng kỳ của nước này.
Lợi nhuận làm ra của tất cả các ngân hàng của Hàn Quốc trong năm 2006, đạt khoảng 11 tỉ USD, bằng 1,25% GDP nếu cộng thêm 3 tỉ USD lợi nhuận của các công ty chứng khoán và các ngân hàng đầu tư thì lợi nhuận của hai ngành này của Hàn Quốc chỉ bằng 1,6% GDP năm 2006.
Rất tiếc là không có lợi nhuận của ngành bảo hiểm ở Hàn Quốc để hoàn thiện bức tranh, nhưng tổng lợi nhuận của tất cả các tổ chức tài chính nước này khó có thể vượt qua 2,5% GDP.
Một ví dụ khác, Kookmin Bank, ngân hàng lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm đến 22% thị phần của một nền kinh tế gần 800 tỉ USD với tổng tài sản cuối năm 2006 lên đến 207,5 tỉ USD, suất sinh lợi trên tổng tài sản đạt 1,29% và suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt 177,9%, nhưng giá trị thị trường của ngân hàng hiện chỉ là 30,4 tỉ USD, bằng 3,5% GDP năm 2006 của Hàn Quốc, trong khi mỗi năm ngân hàng này tạo ra một mức lợi nhuận lên đến 3 tỉ USD.
Căn cứ vào những gì mà các ngân hàng ở Hoa Kỳ hay Hàn Quốc làm được, giả sử các ngân hàng Việt Nam sẽ tham gia lấn sân sang lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm, thì lợi nhuận ròng tiềm năng của ngành ngân hàng Việt Nam đạt được 2% GDP.
Nếu dựa vào GDP năm 2006 ở mức 974.000 tỉ đồng thì lợi nhuận tiềm năng của tất cả các ngân hàng Việt Nam sẽ vào khoảng 20.000 tỉ đồng. Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức của Gordon với giả định mức sinh lợi kỳ vọng khoảng 10% sau khi đã trừ tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức 7% trong 3 thập kỷ tới thì giá trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vào khoảng 200.000 tỉ đồng, tương đương với 14 tỉ USD.
Nếu lấy số 5 năm sau với giả định GDP danh nghĩa của Việt Nam tăng gấp đôi thì giá trị tiềm năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2011 sẽ chỉ ở mức 30 tỉ USD.
Do Vietcombank là ngân hàng được đánh giá là tiềm năng nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nên giả định giá trị thị trường của nó chiếm 25% giá trị của tất cả các ngân hàng Việt Nam, khi đó giá trị theo dòng tiền có thể tạo ra của Vietcombank chỉ vào khoảng 3,5 tỉ USD vào thời điểm hiện tại và 7 tỉ USD sau 5 năm nữa và phải còn lâu lắm mới có thể đạt được 15 tỉ USD.
Như vậy, tính theo tiềm năng tạo ra lợi nhuận của hệ thống ngân hàng dựa vào quy mô nền kinh tế 61 tỉ USD hiện tại thì giá 1,5 tỉ cổ phiếu của Vietcombank sẽ khó vượt qua 40.000 đồng/1 cổ phiếu.
Kịch bản theo kỳ vọng của các nhà đầu tư
Nhiều người sẽ cho rằng thật là điên rồ khi đưa ra cái giá 40.000 đồng nêu trên. Nếu dựa vào những kỳ vọng hiện tại thì con số sẽ hoàn toàn khác.
Cuối năm 2006, lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của Vietcombank lần lượt là 2.877 tỉ đồng và 167.000 tỉ đồng (10,5 tỉ USD), gấp hai con số tương tự của ACB ở cùng thời điểm lần lượt là 5,7 và 3,7 lần. Dự kiến Vietcombank sẽ có khoảng 1,5 tỉ cổ phiếu, gấp 5 lần số cổ phiếu hiện có và sẽ chuyển đổi trong năm 2008 của ACB.
Với những con số nêu trên, nhiều người sẽ kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của Vietcombank tối thiểu cũng bằng giá cổ phiếu của ACB. Vào ngày 8/10, giá cổ phiếu của ACB đã lên đến 172,6 ngàn đồng. Với con số này thì giá trị thị trường của Vietcombank sẽ vào khoảng 259.000 tỉ đồng (16 tỉ USD), bằng 1,5 lần tổng tài sản vào ngày 31/12/2006 của Vietcombank và bằng 26% GDP năm 2006 của Việt Nam.
Trên đây mới chỉ là tình huống lấy bằng giá của ACB, nhiều người còn cho rằng giá đấu giá của Vietcombank ít nhất cũng gấp ba lần giá đấu giá bình quân của Bảo Việt, hay nói cách khác là phải trên 200 ngàn đồng và giá trị thị trường của ngân hàng này sẽ gấp đôi tổng tài sản của nó vào cuối năm 2006 và tương đương 30% GDP của Việt Nam, một con số khổng lồ.
Lúc này, giá trị thị trường của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ vào khoảng 1.000.000 - 1.200.000 tỉ đồng, tương đương GDP danh nghĩa của Việt Nam vào năm 2006 hay 2007.
Với suất sinh lợi yêu cầu 10% như tính toán bên trên thì, hàng năm tất cả các ngân hàng Việt Nam phải làm ra mức lợi nhuận 100.000 tỉ đồng, tương đương 10% GDP năm 2006 và 5% GDP năm 2011 và lợi nhuận hàng năm của Vietcombank phải ở mức 20 - 30 ngàn tỉ đồng. Những con số này liệu có khả thi?
Giá cả thực tế phụ thuộc vào cung - cầu, khi kỳ vọng của công chúng ở mức cao thì bất kỳ giá nào cũng có thể xảy ra. Điều này đã tạo ra hiện tượng bong bóng trên các thị trường tài sản. Đến một lúc nào đó khi giá trị thị trường được đẩy lên khá xa so với tiềm năng thực sự của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế thì nó phải điều chỉnh.
Tuy nhiên, để phải rơi vào kịch bản của Nhật Bản khi mà chỉ số chứng khoán bị đẩy lên trên 40.000 điểm để rồi sau hơn chục năm tuột dốc liên tục và trở lại ngưỡng 10.000 điểm kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế là điều không nước nào muốn.
Nếu không có gì thay đổi thì không lâu nữa, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) sẽ chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
>>Toàn cảnh cổ phần hóa Vietcombank
Có lẽ đây sẽ là sự kiện nổi bật nhất năm 2007 của ngành tài chính Việt Nam. Nhưng giờ đây, sau khi đã biết được chỉ có khoảng 100 triệu cổ phiếu sẽ được bán ra, điều công chúng quan tâm hơn cả là giá cổ phiếu của Vietcombank sẽ là bao nhiêu?
Dưới đây là hai kịch bản liên quan đến con số này.
Kịch bản dựa vào nền kinh tế
Những số liệu từ báo cáo tài chính quốc gia năm 2006 và 2007 của The Economist Intelligence Unit cho thấy, trong năm 2005, lợi nhuận của hơn 7500 ngân hàng ở Mỹ làm ra chỉ đạt 134 tỉ USD, bằng 1,07% GDP cùng kỳ của nước này.
Lợi nhuận làm ra của tất cả các ngân hàng của Hàn Quốc trong năm 2006, đạt khoảng 11 tỉ USD, bằng 1,25% GDP nếu cộng thêm 3 tỉ USD lợi nhuận của các công ty chứng khoán và các ngân hàng đầu tư thì lợi nhuận của hai ngành này của Hàn Quốc chỉ bằng 1,6% GDP năm 2006.
Rất tiếc là không có lợi nhuận của ngành bảo hiểm ở Hàn Quốc để hoàn thiện bức tranh, nhưng tổng lợi nhuận của tất cả các tổ chức tài chính nước này khó có thể vượt qua 2,5% GDP.
Một ví dụ khác, Kookmin Bank, ngân hàng lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm đến 22% thị phần của một nền kinh tế gần 800 tỉ USD với tổng tài sản cuối năm 2006 lên đến 207,5 tỉ USD, suất sinh lợi trên tổng tài sản đạt 1,29% và suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt 177,9%, nhưng giá trị thị trường của ngân hàng hiện chỉ là 30,4 tỉ USD, bằng 3,5% GDP năm 2006 của Hàn Quốc, trong khi mỗi năm ngân hàng này tạo ra một mức lợi nhuận lên đến 3 tỉ USD.
Căn cứ vào những gì mà các ngân hàng ở Hoa Kỳ hay Hàn Quốc làm được, giả sử các ngân hàng Việt Nam sẽ tham gia lấn sân sang lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm, thì lợi nhuận ròng tiềm năng của ngành ngân hàng Việt Nam đạt được 2% GDP.
Nếu dựa vào GDP năm 2006 ở mức 974.000 tỉ đồng thì lợi nhuận tiềm năng của tất cả các ngân hàng Việt Nam sẽ vào khoảng 20.000 tỉ đồng. Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức của Gordon với giả định mức sinh lợi kỳ vọng khoảng 10% sau khi đã trừ tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức 7% trong 3 thập kỷ tới thì giá trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vào khoảng 200.000 tỉ đồng, tương đương với 14 tỉ USD.
Nếu lấy số 5 năm sau với giả định GDP danh nghĩa của Việt Nam tăng gấp đôi thì giá trị tiềm năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2011 sẽ chỉ ở mức 30 tỉ USD.
Do Vietcombank là ngân hàng được đánh giá là tiềm năng nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nên giả định giá trị thị trường của nó chiếm 25% giá trị của tất cả các ngân hàng Việt Nam, khi đó giá trị theo dòng tiền có thể tạo ra của Vietcombank chỉ vào khoảng 3,5 tỉ USD vào thời điểm hiện tại và 7 tỉ USD sau 5 năm nữa và phải còn lâu lắm mới có thể đạt được 15 tỉ USD.
Như vậy, tính theo tiềm năng tạo ra lợi nhuận của hệ thống ngân hàng dựa vào quy mô nền kinh tế 61 tỉ USD hiện tại thì giá 1,5 tỉ cổ phiếu của Vietcombank sẽ khó vượt qua 40.000 đồng/1 cổ phiếu.
Kịch bản theo kỳ vọng của các nhà đầu tư
Nhiều người sẽ cho rằng thật là điên rồ khi đưa ra cái giá 40.000 đồng nêu trên. Nếu dựa vào những kỳ vọng hiện tại thì con số sẽ hoàn toàn khác.
Cuối năm 2006, lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của Vietcombank lần lượt là 2.877 tỉ đồng và 167.000 tỉ đồng (10,5 tỉ USD), gấp hai con số tương tự của ACB ở cùng thời điểm lần lượt là 5,7 và 3,7 lần. Dự kiến Vietcombank sẽ có khoảng 1,5 tỉ cổ phiếu, gấp 5 lần số cổ phiếu hiện có và sẽ chuyển đổi trong năm 2008 của ACB.
Với những con số nêu trên, nhiều người sẽ kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của Vietcombank tối thiểu cũng bằng giá cổ phiếu của ACB. Vào ngày 8/10, giá cổ phiếu của ACB đã lên đến 172,6 ngàn đồng. Với con số này thì giá trị thị trường của Vietcombank sẽ vào khoảng 259.000 tỉ đồng (16 tỉ USD), bằng 1,5 lần tổng tài sản vào ngày 31/12/2006 của Vietcombank và bằng 26% GDP năm 2006 của Việt Nam.
Trên đây mới chỉ là tình huống lấy bằng giá của ACB, nhiều người còn cho rằng giá đấu giá của Vietcombank ít nhất cũng gấp ba lần giá đấu giá bình quân của Bảo Việt, hay nói cách khác là phải trên 200 ngàn đồng và giá trị thị trường của ngân hàng này sẽ gấp đôi tổng tài sản của nó vào cuối năm 2006 và tương đương 30% GDP của Việt Nam, một con số khổng lồ.
Lúc này, giá trị thị trường của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ vào khoảng 1.000.000 - 1.200.000 tỉ đồng, tương đương GDP danh nghĩa của Việt Nam vào năm 2006 hay 2007.
Với suất sinh lợi yêu cầu 10% như tính toán bên trên thì, hàng năm tất cả các ngân hàng Việt Nam phải làm ra mức lợi nhuận 100.000 tỉ đồng, tương đương 10% GDP năm 2006 và 5% GDP năm 2011 và lợi nhuận hàng năm của Vietcombank phải ở mức 20 - 30 ngàn tỉ đồng. Những con số này liệu có khả thi?
Giá cả thực tế phụ thuộc vào cung - cầu, khi kỳ vọng của công chúng ở mức cao thì bất kỳ giá nào cũng có thể xảy ra. Điều này đã tạo ra hiện tượng bong bóng trên các thị trường tài sản. Đến một lúc nào đó khi giá trị thị trường được đẩy lên khá xa so với tiềm năng thực sự của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế thì nó phải điều chỉnh.
Tuy nhiên, để phải rơi vào kịch bản của Nhật Bản khi mà chỉ số chứng khoán bị đẩy lên trên 40.000 điểm để rồi sau hơn chục năm tuột dốc liên tục và trở lại ngưỡng 10.000 điểm kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế là điều không nước nào muốn.