Giá dầu hạ làm mệt Trung Đông
Thế giới phụ thuộc vào dầu của Trung Đông, nhưng các chính phủ ở Trung Đông cũng phụ thuộc cả vào nguồn thu từ dầu
1 tỷ USD mỗi ngày là số tiền mà Saudi Arabia thu về khi giá dầu còn ở mức cao. Hiện nay, khi giá dầu giảm về mức quanh 60 USD/thùng, mức doanh thu này chỉ còn có 700 triệu USD.
Tưởng chừng, sự giảm sút này chưa có gì nghiêm trọng, nhưng đối với những quốc gia xuất khẩu dầu ở Trung Đông, đây thực sự là một cú sốc!
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới suy giảm vì suy thoái kinh tế, so với mức đỉnh gần 150 USD/thùng của năm ngoái, giá dầu hiện đã giảm mất hơn một nửa. Đó là một tin tốt đối với người tiêu dùng, nhưng đối với các nước sản xuất dầu, đó thực sự là một cơn “ác mộng”.
“Nếu giá dầu còn giảm hơn nữa, những mối lo về chi tiêu công sẽ lại nổi lên”, nhà phân tích Mohammed Ali Yasin, Giám đốc điều hành của công ty chứng khoán Shuaa Securities ở Abu Dhabi, thủ đô của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhận định. “Dầu lửa chiếm 75-95% thu nhập của các chính phủ ở Trung Đông. Do vậy, sự thay đổi của giá dầu có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình ngân sách công ở đây”, chuyên gia này cho biết.
Tuy nhiên, Trung Đông từ lâu đã quen với việc giá dầu cao kỷ lục và những khoản thu kỷ lục mà “vàng đen” đem lại, việc bị buộc phải cắt giảm chi tiêu công là một khái niệm xa lạ. Bởi thế, nhiều chính phủ ở khu vực này thời gian qua đã phải dùng tới nguồn dự trữ ngoại hối để đầu tư cho những dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường xá, sân bay và hệ thống giao thông công cộng.
Mặc dù dự trữ ngoại hối sẽ tạo tấm nệm cho các quốc gia Trung Đông trước sự trượt giảm hiện nay của giá dầu, suy thoái kinh tế kéo dài đồng nghĩa với việc những kho dự trữ này đến lúc nào đó sẽ chẳng còn dư dả.
“Saudi Arabia và Kuwait là những nước dễ tổn thương nhất trước những biến động của giá dầu”, ông Farouk Soussa, một chuyên gia của hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s ở Dubai. “Khoảng 90% thu nhập quốc gia của những nước này đến từ xuất khẩu dầu lửa. Tuy nhiên, đây cũng là hai nước có dự trữ tiền mặt lớn nhất ở Trung Đông, nên có khả năng vượt qua được sự sụt giảm tồi tệ nhất của giá dầu” ông Soussa nói.
Chuyên gia này cho biết thêm: “Khó khăn thực sự sẽ xảy ra ở những nước như Oman và Bahrain. Những nước này có thể phải chịu nhiều tác động nhất vì họ có ít dự trữ ngoại hối hơn và có nguồn tài nguyên dầu lửa hạn hẹp hơn”.
Ở thời điểm hiện nay, nguồn dự trữ ngoại hối, dù lớn hay nhỏ, của các nước Trung Đông đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các quốc gia này. Mới chỉ 6 năm trước đây, các nước vùng Vịnh bán dầu ở mức giá 20 USD/thùng và ngân sách của họ vẫn ở trạng thái cân bằng. Nhưng hiện nay, với chi tiêu công gia tăng, những dự án xây dựng đầy tham vọng và hoạt động phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, mức giá dầu mà vùng Vịnh cần ít nhất phải là 50 USD/thùng. Ở mức giá này, phần lớn các chính phủ trong khu vực cũng chỉ vừa đủ thu để cân bằng ngân sách.
“Giá dầu và hoạt động chi tiêu của chính phủ luôn song hành”, ông Imad Al Jamal, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu UAE, nhận xét. “Điều này có nghĩa là một số dự án lớn sẽ bình đình lại do giá dầu giảm và chính phủ cạn ngân sách. Những dự án gần xong sẽ được hoàn thành, nhưng nhiều dự án mới có thể sẽ bị trì hoãn hoặc thậm chí là hủy bỏ”, ông Jamal nói.
Việc trì hoãn hoặc hủy những dự án lớn cũng sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. “Cần hiểu rằng, các hoạt động kinh tế của Trung Đông có liên quan trực tiếp tới chi tiêu chính phủ. Các chính phủ ở đây là những chủ sử dụng lao động lớn nhất và là đối tượng chi tiêu nhiều nhất trong nền kinh tế. Họ kiếm càng nhiều thì chi càng nhiều, và ngược lại”, ông Soussa cho biết.
Chuyên gia này nhận định thêm: “Hiện đã có sự gián đoạn nhất định trong mối quan hệ giữa giá dầu thô và tăng trưởng kinh tế ở Trung Đông do các quốc gia trong khu vực nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Nhưng xét cho cùng, nguồn thu từ dầu lửa vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính ở đây”.
Vì vậy, thời gian này ở Trung Đông, giá dầu là thông tin được theo dõi chặt chẽ hơn bao giờ hết. Trong vòng một năm qua, giá dầu đã có lúc lên tới gần 150 USD/thùng và có lúc giảm còn có 40 USD/thùng, đánh dấu một thời kỳ biến động hiếm gặp.
“Năm qua thật là một năm đầy sóng gió của giá dầu. Nhưng quan điểm chung của hầu hết mọi người lúc này là giá dầu khó sẽ chưa phục hồi chừng nào chưa xuất hiện những bằng chứng xác thực về sự phục hồi kinh tế. Vấn đề bây giờ không phải là chuyện giá dầu có thể tăng đến đâu, mà là sẽ giảm đến đâu”, ông John Cross, một nhà giao dịch dầu lửa ở Sở Giao dịch hàng hóa Dubai, nhận xét.
Lo ngại sự “nắng mưa” của giá dầu, nhiều nước vùng Vịnh đã lên kế hoạch cho một tương lai “hậu dầu lửa” bằng cách đa dạng hóa nền kinh tế, dù tiến trình này tới này vẫn diễn ra khá chậm chạp. Các quốc gia trong khu vực đã nỗ lực thúc đẩy các lĩnh vực từ du lịch tới dịch vụ tài chính, từ bất động sản tới năng lượng tái sinh nhằm giảm sự phụ thuộc từ nguồn thu vào dầu lửa và tìm kiếm những nguồn thu thay thế.
“Các chính phủ Trung Đông đang tìm cách cân bằng ngân sách cho họ trong tương lai. Do vậy, nếu giá dầu tiếp tục giảm, họ sẽ chi tiêu ít đi hoặc tìm cách khác để có tiền. Chẳng hạn như Dubai, họ đang tăng thu từ du lịch, ngân hàng, hoặc thậm chí là thu phí đường bộ. Các nước trong khu vực đã nhận thức được rằng, bằng con đường đa dạng hóa, họ sẽ sẵn sàng hơn để đối phó với sự thất thường của giá dầu”, ông Yasin nói.
Thế giới phụ thuộc vào dầu của Trung Đông, nhưng các chính phủ ở Trung Đông cũng phụ thuộc cả vào nguồn thu từ dầu. Người tiêu dùng đã dần hiểu ra là cần phải giảm bớt sự lệ thuộc vào dầu, và cũng đã đến lúc, các nước xuất khẩu dầu nhận thức ra được điều này.
(Theo BBC)
Tưởng chừng, sự giảm sút này chưa có gì nghiêm trọng, nhưng đối với những quốc gia xuất khẩu dầu ở Trung Đông, đây thực sự là một cú sốc!
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới suy giảm vì suy thoái kinh tế, so với mức đỉnh gần 150 USD/thùng của năm ngoái, giá dầu hiện đã giảm mất hơn một nửa. Đó là một tin tốt đối với người tiêu dùng, nhưng đối với các nước sản xuất dầu, đó thực sự là một cơn “ác mộng”.
“Nếu giá dầu còn giảm hơn nữa, những mối lo về chi tiêu công sẽ lại nổi lên”, nhà phân tích Mohammed Ali Yasin, Giám đốc điều hành của công ty chứng khoán Shuaa Securities ở Abu Dhabi, thủ đô của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhận định. “Dầu lửa chiếm 75-95% thu nhập của các chính phủ ở Trung Đông. Do vậy, sự thay đổi của giá dầu có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình ngân sách công ở đây”, chuyên gia này cho biết.
Tuy nhiên, Trung Đông từ lâu đã quen với việc giá dầu cao kỷ lục và những khoản thu kỷ lục mà “vàng đen” đem lại, việc bị buộc phải cắt giảm chi tiêu công là một khái niệm xa lạ. Bởi thế, nhiều chính phủ ở khu vực này thời gian qua đã phải dùng tới nguồn dự trữ ngoại hối để đầu tư cho những dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường xá, sân bay và hệ thống giao thông công cộng.
Mặc dù dự trữ ngoại hối sẽ tạo tấm nệm cho các quốc gia Trung Đông trước sự trượt giảm hiện nay của giá dầu, suy thoái kinh tế kéo dài đồng nghĩa với việc những kho dự trữ này đến lúc nào đó sẽ chẳng còn dư dả.
“Saudi Arabia và Kuwait là những nước dễ tổn thương nhất trước những biến động của giá dầu”, ông Farouk Soussa, một chuyên gia của hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s ở Dubai. “Khoảng 90% thu nhập quốc gia của những nước này đến từ xuất khẩu dầu lửa. Tuy nhiên, đây cũng là hai nước có dự trữ tiền mặt lớn nhất ở Trung Đông, nên có khả năng vượt qua được sự sụt giảm tồi tệ nhất của giá dầu” ông Soussa nói.
Chuyên gia này cho biết thêm: “Khó khăn thực sự sẽ xảy ra ở những nước như Oman và Bahrain. Những nước này có thể phải chịu nhiều tác động nhất vì họ có ít dự trữ ngoại hối hơn và có nguồn tài nguyên dầu lửa hạn hẹp hơn”.
Ở thời điểm hiện nay, nguồn dự trữ ngoại hối, dù lớn hay nhỏ, của các nước Trung Đông đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các quốc gia này. Mới chỉ 6 năm trước đây, các nước vùng Vịnh bán dầu ở mức giá 20 USD/thùng và ngân sách của họ vẫn ở trạng thái cân bằng. Nhưng hiện nay, với chi tiêu công gia tăng, những dự án xây dựng đầy tham vọng và hoạt động phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, mức giá dầu mà vùng Vịnh cần ít nhất phải là 50 USD/thùng. Ở mức giá này, phần lớn các chính phủ trong khu vực cũng chỉ vừa đủ thu để cân bằng ngân sách.
“Giá dầu và hoạt động chi tiêu của chính phủ luôn song hành”, ông Imad Al Jamal, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu UAE, nhận xét. “Điều này có nghĩa là một số dự án lớn sẽ bình đình lại do giá dầu giảm và chính phủ cạn ngân sách. Những dự án gần xong sẽ được hoàn thành, nhưng nhiều dự án mới có thể sẽ bị trì hoãn hoặc thậm chí là hủy bỏ”, ông Jamal nói.
Việc trì hoãn hoặc hủy những dự án lớn cũng sẽ có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. “Cần hiểu rằng, các hoạt động kinh tế của Trung Đông có liên quan trực tiếp tới chi tiêu chính phủ. Các chính phủ ở đây là những chủ sử dụng lao động lớn nhất và là đối tượng chi tiêu nhiều nhất trong nền kinh tế. Họ kiếm càng nhiều thì chi càng nhiều, và ngược lại”, ông Soussa cho biết.
Chuyên gia này nhận định thêm: “Hiện đã có sự gián đoạn nhất định trong mối quan hệ giữa giá dầu thô và tăng trưởng kinh tế ở Trung Đông do các quốc gia trong khu vực nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Nhưng xét cho cùng, nguồn thu từ dầu lửa vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính ở đây”.
Vì vậy, thời gian này ở Trung Đông, giá dầu là thông tin được theo dõi chặt chẽ hơn bao giờ hết. Trong vòng một năm qua, giá dầu đã có lúc lên tới gần 150 USD/thùng và có lúc giảm còn có 40 USD/thùng, đánh dấu một thời kỳ biến động hiếm gặp.
“Năm qua thật là một năm đầy sóng gió của giá dầu. Nhưng quan điểm chung của hầu hết mọi người lúc này là giá dầu khó sẽ chưa phục hồi chừng nào chưa xuất hiện những bằng chứng xác thực về sự phục hồi kinh tế. Vấn đề bây giờ không phải là chuyện giá dầu có thể tăng đến đâu, mà là sẽ giảm đến đâu”, ông John Cross, một nhà giao dịch dầu lửa ở Sở Giao dịch hàng hóa Dubai, nhận xét.
Lo ngại sự “nắng mưa” của giá dầu, nhiều nước vùng Vịnh đã lên kế hoạch cho một tương lai “hậu dầu lửa” bằng cách đa dạng hóa nền kinh tế, dù tiến trình này tới này vẫn diễn ra khá chậm chạp. Các quốc gia trong khu vực đã nỗ lực thúc đẩy các lĩnh vực từ du lịch tới dịch vụ tài chính, từ bất động sản tới năng lượng tái sinh nhằm giảm sự phụ thuộc từ nguồn thu vào dầu lửa và tìm kiếm những nguồn thu thay thế.
“Các chính phủ Trung Đông đang tìm cách cân bằng ngân sách cho họ trong tương lai. Do vậy, nếu giá dầu tiếp tục giảm, họ sẽ chi tiêu ít đi hoặc tìm cách khác để có tiền. Chẳng hạn như Dubai, họ đang tăng thu từ du lịch, ngân hàng, hoặc thậm chí là thu phí đường bộ. Các nước trong khu vực đã nhận thức được rằng, bằng con đường đa dạng hóa, họ sẽ sẵn sàng hơn để đối phó với sự thất thường của giá dầu”, ông Yasin nói.
Thế giới phụ thuộc vào dầu của Trung Đông, nhưng các chính phủ ở Trung Đông cũng phụ thuộc cả vào nguồn thu từ dầu. Người tiêu dùng đã dần hiểu ra là cần phải giảm bớt sự lệ thuộc vào dầu, và cũng đã đến lúc, các nước xuất khẩu dầu nhận thức ra được điều này.
(Theo BBC)