Giá dầu tăng vọt, vì sao?
Việc giá dầu thế giới lại tăng vọt lên hơn 100 USD/thùng trong những ngày gần đây là kết quả tác động của nhiều yếu tố
Giá dầu thế giới lại tăng vọt lên hơn 100 USD/thùng trong những ngày qua.
Đồng USD mất giá; những dấu hiệu bi đát hơn của kinh tế Mỹ; lo ngại OPEC sẽ cắt giảm sản lượng khai thác trong phiên họp 5/3 và việc Nga tiếp tục đe dọa sẽ cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho Ucraina...là những nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng mạnh.
Sáng 28/2, tại thị trường Singapore, giá dầu có giảm chút ít, song vẫn ở mức 99,93 USD/thùng, trong khi dầu Bren Biển Bắc giao tháng 4 tăng 27 xu so phiên trước đó, lên 98,54 USD/thùng.
Những mối lo ngại gia tăng
Trong tuyên bố Chủ tịch OPEC Chakib Khelil đồng thời là Bộ trưởng Năng lượng Algeria, ngày 25/2, nhận định rằng việc giá dầu vượt mức 100 USD/thùng phản ánh sự chờ đợi OPEC sẽ cắt giảm sản lượng khai thác. Ông cho biết hiện trữ lượng dầu mỏ vẫn tương đối dồi dào, do vậy nhiều khả năng trong cuộc họp tại Viên (Áo) ngày 5/3 tới, OPEC sẽ không tăng sản lượng khai thác.
Trong bối cảnh giá dầu tăng cao, Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga ngày 26/2 lại đe dọa sẽ cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho Ucraina, nếu nước này tiếp tục trì hoãn ký văn bản thỏa thuận việc hoàn trả các khoản nợ, cũng như những thỏa thuận mua bán mới. Người phát ngôn của Gazprom tuyên bố, nếu Ucraina tiếp tục trì hoãn việc ký kết văn bản trên, khối lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho nước này sẽ bị cắt giảm 25% bắt đầu từ 7 giờ (giờ GMT) ngày 3/3 tới.
Mối quan hệ căng thẳng thường xuyên giữa Ucraina và Nga càng làm gia tăng mối lo ngại của các nước phương Tây về nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, vì khoảng 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang Tây Âu đi qua Ucraina.
Trữ lượng dầu mỏ cạn, xung đột lợi ích gia tăng
Theo tính toán của các chuyên gia, tổng trữ lượng dầu mỏ toàn thế giới hiện nay ước tính trên 1.000 tỷ thùng. Thậm chí, nếu tính cả những giếng dầu khó khai thác nhất thế giới thì con số này cũng không thể vượt ngưỡng 2.000 tỷ thùng. Trong khi hiện mức tiêu thụ trung bình toàn cầu khoảng 30 tỷ thùng/năm.
Như vậy, trữ lượng dầu mỏ sẽ chỉ còn đủ sử dụng trong khoảng 40 năm nữa, trong khi nhu cầu dầu mỏ của thế giới đang tăng lên hàng ngày. Hoạt động khai thác dầu mỏ trên thế giới hiện nay đang diễn ra sôi động. Hiện 120 nước với 15.000 mỏ dầu và khoảng 100 công ty đang khai thác dầu.
Thực tế cho thấy, dù giá dầu thô tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, nhưng nhu cầu tiêu thụ dầu của thị trường thế giới và của Mỹ hầu như không giảm. Trong năm 2007, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Mỹ tăng 0,4% và dự báo mức tiêu thụ trong năm 2008 là không đổi so với năm 2007. Nhu cầu tiêu thụ dầu lửa trên thị trường thế giới trong năm 2008 được dự báo tăng lên mức 1,4 triệu thùng/ngày và một số chuyên gia dự đoán, vào năm 2015, giá dầu thô có thể sẽ lên mức 137 USD/thùng.
Các nhà phân tích thị trường dầu mỏ quốc tế cảnh báo, các tập đoàn dầu lửa đang phải đối mặt với xu hướng chủ nghĩa dân tộc dầu khí, thể hiện qua việc các nước có dầu xem xét lại điều kiện hợp đồng ăn chia sản phẩm trong các dự án khai thác liên doanh. Bằng chứng là các vụ tranh chấp mới đây giữa Venezuela với Tập đoàn ExxonMobil và một số công ty nước ngoài. Một số nhà khai thác dầu nổi tiếng đã phải “khăn gói ra đi”, sau khi Venezuela đẩy mạnh quốc hữu hoá ngành dầu lửa.
Chính phủ Venezuela vừa cho biết, đã bồi thường 1,8 tỷ USD cho các công ty dầu mỏ của Pháp, Nauy, Italia, do việc quốc hữu hoá các mỏ dầu. Trong khi đó, ExxonMobil và ConocoPhillips của Mỹ vẫn đang tranh chấp với Venezuela, đòi phải tính giá trị số tài sản bị quốc hữu hoá theo giá thị trường. ExxonMobil và ConocoPhillips đã đưa vấn đề này lên Ủy ban giải quyết tranh chấp quốc tế của WTO.
Các nhà phân tích khẳng định, rất khó dự đoán được rằng các nước sản xuất dầu khí lớn khác, như Arập Xêút, còn cho phép các tập đoàn nước ngoài vào khai thác dầu khí trên lãnh thổ của họ hay không. Với tất cả những lý do trên, giá dầu mỏ còn có khả năng tăng cao hơn nữa.
Đồng USD mất giá; những dấu hiệu bi đát hơn của kinh tế Mỹ; lo ngại OPEC sẽ cắt giảm sản lượng khai thác trong phiên họp 5/3 và việc Nga tiếp tục đe dọa sẽ cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho Ucraina...là những nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng mạnh.
Sáng 28/2, tại thị trường Singapore, giá dầu có giảm chút ít, song vẫn ở mức 99,93 USD/thùng, trong khi dầu Bren Biển Bắc giao tháng 4 tăng 27 xu so phiên trước đó, lên 98,54 USD/thùng.
Những mối lo ngại gia tăng
Trong tuyên bố Chủ tịch OPEC Chakib Khelil đồng thời là Bộ trưởng Năng lượng Algeria, ngày 25/2, nhận định rằng việc giá dầu vượt mức 100 USD/thùng phản ánh sự chờ đợi OPEC sẽ cắt giảm sản lượng khai thác. Ông cho biết hiện trữ lượng dầu mỏ vẫn tương đối dồi dào, do vậy nhiều khả năng trong cuộc họp tại Viên (Áo) ngày 5/3 tới, OPEC sẽ không tăng sản lượng khai thác.
Trong bối cảnh giá dầu tăng cao, Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga ngày 26/2 lại đe dọa sẽ cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho Ucraina, nếu nước này tiếp tục trì hoãn ký văn bản thỏa thuận việc hoàn trả các khoản nợ, cũng như những thỏa thuận mua bán mới. Người phát ngôn của Gazprom tuyên bố, nếu Ucraina tiếp tục trì hoãn việc ký kết văn bản trên, khối lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho nước này sẽ bị cắt giảm 25% bắt đầu từ 7 giờ (giờ GMT) ngày 3/3 tới.
Mối quan hệ căng thẳng thường xuyên giữa Ucraina và Nga càng làm gia tăng mối lo ngại của các nước phương Tây về nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, vì khoảng 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang Tây Âu đi qua Ucraina.
Trữ lượng dầu mỏ cạn, xung đột lợi ích gia tăng
Theo tính toán của các chuyên gia, tổng trữ lượng dầu mỏ toàn thế giới hiện nay ước tính trên 1.000 tỷ thùng. Thậm chí, nếu tính cả những giếng dầu khó khai thác nhất thế giới thì con số này cũng không thể vượt ngưỡng 2.000 tỷ thùng. Trong khi hiện mức tiêu thụ trung bình toàn cầu khoảng 30 tỷ thùng/năm.
Như vậy, trữ lượng dầu mỏ sẽ chỉ còn đủ sử dụng trong khoảng 40 năm nữa, trong khi nhu cầu dầu mỏ của thế giới đang tăng lên hàng ngày. Hoạt động khai thác dầu mỏ trên thế giới hiện nay đang diễn ra sôi động. Hiện 120 nước với 15.000 mỏ dầu và khoảng 100 công ty đang khai thác dầu.
Thực tế cho thấy, dù giá dầu thô tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, nhưng nhu cầu tiêu thụ dầu của thị trường thế giới và của Mỹ hầu như không giảm. Trong năm 2007, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Mỹ tăng 0,4% và dự báo mức tiêu thụ trong năm 2008 là không đổi so với năm 2007. Nhu cầu tiêu thụ dầu lửa trên thị trường thế giới trong năm 2008 được dự báo tăng lên mức 1,4 triệu thùng/ngày và một số chuyên gia dự đoán, vào năm 2015, giá dầu thô có thể sẽ lên mức 137 USD/thùng.
Các nhà phân tích thị trường dầu mỏ quốc tế cảnh báo, các tập đoàn dầu lửa đang phải đối mặt với xu hướng chủ nghĩa dân tộc dầu khí, thể hiện qua việc các nước có dầu xem xét lại điều kiện hợp đồng ăn chia sản phẩm trong các dự án khai thác liên doanh. Bằng chứng là các vụ tranh chấp mới đây giữa Venezuela với Tập đoàn ExxonMobil và một số công ty nước ngoài. Một số nhà khai thác dầu nổi tiếng đã phải “khăn gói ra đi”, sau khi Venezuela đẩy mạnh quốc hữu hoá ngành dầu lửa.
Chính phủ Venezuela vừa cho biết, đã bồi thường 1,8 tỷ USD cho các công ty dầu mỏ của Pháp, Nauy, Italia, do việc quốc hữu hoá các mỏ dầu. Trong khi đó, ExxonMobil và ConocoPhillips của Mỹ vẫn đang tranh chấp với Venezuela, đòi phải tính giá trị số tài sản bị quốc hữu hoá theo giá thị trường. ExxonMobil và ConocoPhillips đã đưa vấn đề này lên Ủy ban giải quyết tranh chấp quốc tế của WTO.
Các nhà phân tích khẳng định, rất khó dự đoán được rằng các nước sản xuất dầu khí lớn khác, như Arập Xêút, còn cho phép các tập đoàn nước ngoài vào khai thác dầu khí trên lãnh thổ của họ hay không. Với tất cả những lý do trên, giá dầu mỏ còn có khả năng tăng cao hơn nữa.