Giá gạo cao, doanh nghiệp xuất khẩu gạo… lỗ
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cả ở Việt Nam và Thái Lan, cho biết đang lỗ rất nặng dù giá gạo xuất khẩu đang rất tốt
Giá gạo trên thị trường thế giới sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới do nguồn cung gạo của thế giới đang khan hiếm.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khá mạnh. Đầu năm 2008, giá gạo 5% tấm xuất khẩu được chào bán theo giá FOB là 355 USD/tấn, đến giữa tháng 2/2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức 460 USD/tấn.
Gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có hợp đồng xuất khẩu sang Philippines với giá lên đến 750 - 760 USD/tấn. Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam kêu lỗ, trong khi giá thắng thầu các hợp đồng xuất khẩu gạo ký sau luôn cao hơn các hợp đồng trước. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo kêu lỗ đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Không riêng gì các doanh nghiệp Việt Nam bị lỗ mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan còn bị lỗ nặng hơn. Cuối năm 2007, Thái Lan ký xuất 3,3 triệu tấn gạo, do không lường trước giá gạo tăng mạnh nên giá bán gạo của các doanh nghiệp Thái Lan khá thấp, trung bình Thái Lan lỗ trên 250 USD/tấn.
Việc các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị lỗ có hai nguyên nhân. Một là, do các hợp đồng ký sau có giá cao “đè lên” các hợp đồng ký trước và giá lương thực tăng đột biến ngoài tiên lượng của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp không có trong tay nguồn dự trữ gạo. Hai là, do giá cước tàu vận chuyển tăng quá cao đã đẩy chi phí lên từ đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị lỗ.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hai hợp đồng xuất gạo đi Philippines, các doanh nghiệp đã lỗ rất nặng. Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp đã trúng thầu nhiều hợp đồng thương mại với giá rất tốt, như vậy có lợi cho nông dân nhưng không ngờ giá lương thực tăng đột biến và giá cước vận chuyển cũng tăng mạnh đã đẩy doanh nghiệp vào thế thua lỗ.
Để giữ uy tín, doanh nghiệp đành “bóp bụng” mua gạo giá cao để giao cho các hợp đồng đã ký có giá thấp. Trong 2 hợp đồng 1 và 2 cộng lại gần cả 1 triệu tấn. Mặc dù đã ký với giá rất tốt nhưng các doanh nghiệp đã lỗ rất nặng, nhất là hợp đồng 1. Tuy nhiên, ở hợp đồng 3, nhờ ký với giá rất cao đã bù lại phần nào cái lỗ của các doanh nghiệp.
“Các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam, hợp đồng sau luôn có giá cao hơn hợp đồng trước, chúng tôi chưa kịp mua lúa giao theo hợp đồng đã ký thì giá lúa trong nước đã tăng vọt, cộng thêm giá cước vận chuyển tăng cao, thấy lỗ trước mắt nhưng để giữ uy tín chúng tôi vẫn phải giao gạo”, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL nói.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, kế hoạch xuất khẩu gạo phải từ từ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá lương thực trong nước, đảm bảo an ninh lương thực mà nông dân trồng lúa vẫn có lãi và giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Các hợp đồng xuất khẩu gạo được thực hiện theo sự điều hành của Ban Điều hành xuất khẩu gạo.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký xuất với số lượng nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao. Nhờ công tác điều hành xuất khẩu hợp lý đã giúp giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới tăng mạnh (750 - 760 USD/tấn). Từ đó cho thấy việc điều hành xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đang phát huy tác dụng.
Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Chính phủ đã chỉ đạo ngành ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tăng cường mua gạo tạm trữ. Ngoài ra, việc Thái Lan đề nghị thành lập hiệp hội các nước xuất khẩu gạo được cho là một sáng kiến tốt, phù hợp với tình hình thực tế.
Thực ra, từ năm 2006, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Thái Lan đã sớm liên kết hợp tác trao đổi thông tin thương mại trong xuất khẩu gạo, trước đây cứ 3 tháng/họp lần, hiện nay là 6 tháng/họp lần.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khá mạnh. Đầu năm 2008, giá gạo 5% tấm xuất khẩu được chào bán theo giá FOB là 355 USD/tấn, đến giữa tháng 2/2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức 460 USD/tấn.
Gần đây các doanh nghiệp Việt Nam đã có hợp đồng xuất khẩu sang Philippines với giá lên đến 750 - 760 USD/tấn. Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam kêu lỗ, trong khi giá thắng thầu các hợp đồng xuất khẩu gạo ký sau luôn cao hơn các hợp đồng trước. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo kêu lỗ đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Không riêng gì các doanh nghiệp Việt Nam bị lỗ mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan còn bị lỗ nặng hơn. Cuối năm 2007, Thái Lan ký xuất 3,3 triệu tấn gạo, do không lường trước giá gạo tăng mạnh nên giá bán gạo của các doanh nghiệp Thái Lan khá thấp, trung bình Thái Lan lỗ trên 250 USD/tấn.
Việc các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị lỗ có hai nguyên nhân. Một là, do các hợp đồng ký sau có giá cao “đè lên” các hợp đồng ký trước và giá lương thực tăng đột biến ngoài tiên lượng của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp không có trong tay nguồn dự trữ gạo. Hai là, do giá cước tàu vận chuyển tăng quá cao đã đẩy chi phí lên từ đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị lỗ.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hai hợp đồng xuất gạo đi Philippines, các doanh nghiệp đã lỗ rất nặng. Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp đã trúng thầu nhiều hợp đồng thương mại với giá rất tốt, như vậy có lợi cho nông dân nhưng không ngờ giá lương thực tăng đột biến và giá cước vận chuyển cũng tăng mạnh đã đẩy doanh nghiệp vào thế thua lỗ.
Để giữ uy tín, doanh nghiệp đành “bóp bụng” mua gạo giá cao để giao cho các hợp đồng đã ký có giá thấp. Trong 2 hợp đồng 1 và 2 cộng lại gần cả 1 triệu tấn. Mặc dù đã ký với giá rất tốt nhưng các doanh nghiệp đã lỗ rất nặng, nhất là hợp đồng 1. Tuy nhiên, ở hợp đồng 3, nhờ ký với giá rất cao đã bù lại phần nào cái lỗ của các doanh nghiệp.
“Các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam, hợp đồng sau luôn có giá cao hơn hợp đồng trước, chúng tôi chưa kịp mua lúa giao theo hợp đồng đã ký thì giá lúa trong nước đã tăng vọt, cộng thêm giá cước vận chuyển tăng cao, thấy lỗ trước mắt nhưng để giữ uy tín chúng tôi vẫn phải giao gạo”, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL nói.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, kế hoạch xuất khẩu gạo phải từ từ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá lương thực trong nước, đảm bảo an ninh lương thực mà nông dân trồng lúa vẫn có lãi và giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Các hợp đồng xuất khẩu gạo được thực hiện theo sự điều hành của Ban Điều hành xuất khẩu gạo.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký xuất với số lượng nhỏ nhưng mang lại hiệu quả cao. Nhờ công tác điều hành xuất khẩu hợp lý đã giúp giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới tăng mạnh (750 - 760 USD/tấn). Từ đó cho thấy việc điều hành xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đang phát huy tác dụng.
Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Chính phủ đã chỉ đạo ngành ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tăng cường mua gạo tạm trữ. Ngoài ra, việc Thái Lan đề nghị thành lập hiệp hội các nước xuất khẩu gạo được cho là một sáng kiến tốt, phù hợp với tình hình thực tế.
Thực ra, từ năm 2006, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Thái Lan đã sớm liên kết hợp tác trao đổi thông tin thương mại trong xuất khẩu gạo, trước đây cứ 3 tháng/họp lần, hiện nay là 6 tháng/họp lần.