“Giá nhà đã rẻ đi nhiều mà không phải nhờ vả ai”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói về những quyết tâm của cơ quan quản lý trong việc cải thiện chỗ ở cho người dân
“Người dân gặp khó khăn về nhà ở hiện vẫn còn nhiều, nhưng so với các thế hệ trước, nhiều gia đình trẻ hiện nay đã có được những căn nhà cho riêng mình, trong khi cha anh phải gần hết cả đời người mới xây được một căn nhà”.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã chia sẻ như vậy trước câu hỏi rằng “Bộ trưởng có niềm tin với đồng lương eo hẹp của mình, nhiều người dân có thể mua được nhà trong thời gian tới?”.
Trao đổi với VnEconomy, ông Dũng nói:
- Trong năm 2013 vừa qua, những việc mà cá nhân tôi và ngành xây dựng đã làm được là hoàn thiện được các nghị định, dự án luật để Chính phủ ban hành, trình Quốc Hội, trong đó đáng chú ý là nhiều nội dung đổi mới hoàn toàn về quan điểm phát triển, đặc biệt là về vấn đề phát triển nhà ở.
Hiện nay chúng ta vừa phát triển nhà ở thương mại để thoả mãn nhu cầu những người giàu, nhưng vừa phát triển nhà ở xã hội theo phương thức người dân, doanh nghiệp và nhà nước cùng làm để hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội, cải thiện nhà ở cho người dân.
Ngoài ra còn là vấn đề tiền kiểm trong đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khắc phục dự án treo, quy hoạch treo cũng được cải thiện một bước đáng kể. Đó là những đóng góp nổi bật của ngành xây dựng trong năm 2013 và chúng tôi sẽ làm quyết liệt trong những năm tới.
Cụ thể là Bộ Xây dựng đã làm được gì để hỗ trợ thị trường bất động sản và giúp người dân về nhà ở trong năm 2013?
Đó chính là việc tham mưu cho Chính phủ những giải pháp trong Nghị quyết 02 hồi đầu năm 2013. Tôi cho rằng, đó là nghị quyết “rất trúng” bởi Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó quan trọng nhất là tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhưng phải gắn với chiến lược phát triển nhà ở, khắc phục lệch pha cung cầu.
Đây là một quan điểm hết sức đổi mới, vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, vì trước đây bất động sản phần lớn phát triển theo phong trào, không có mục tiêu dành cho đại đa số người dân. Dự án làm ra chủ yếu để bán cho người giàu, trong khi hàng triệu người nghèo, thu nhập thấp thì không có sản phẩm phù hợp.
Giờ đây, sản phẩm bất động sản phải phù hợp với thu nhập người dân. Cơ quan quản lý phải rà soát lại tất cả các dự án, qua đó phân loại dự án nào phải dừng, dự án nào tiếp tục, chuyển đổi…để làm sao làm bất động sản ra phải phục vụ cho người dân chứ không phải làm ra rồi để đấy.
Hiện nay nhà xã hội phát triển nhiều cũng đã góp phần bình ổn giá trên thị trường bất động sản, làm giảm đầu cơ trên thị trường. Chính vì thế mà giờ đây, với những người có khả năng tài chính đều có thể mua được nhà rẻ hơn 3 - 5 triệu/m2 mà không cần phải nhờ vả, xin xỏ gì như trước đây.
Nhưng về vấn đề “giải cứu thị trường bất động sản” trong Nghị quyết 02 của Chính phủ hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là mục đích của gói 30.000 tỷ?
Tôi khẳng định, gói 30.000 tỷ không phải là để trực tiếp giải cứu thị trường bất động sản. Song, thực tế vừa qua nguồn cung trên thị trường liên tục tăng, trong khi tồn kho bất động sản vẫn giảm mạnh, cho thấy lượng tiêu thụ tăng khá mạnh.
Riêng hai tháng cuối năm 2013 thanh khoản đã gấp 4 lần hai quý đầu năm. Qua đó nó thúc đẩy các ngành phụ trợ khác như vật liệu xây dựng, sắt thép, điện, nội thất… phát triển theo. Từ đó tăng cầu cho nền kinh tế, khi đó sẽ có một bộ phận làm ăn tốt họ sẽ có tiền để mua nhà ở thương mại. Nói cứu thị trường bất động sản là cứu chỗ đó.
Còn gói 30.000 tỷ thực tế là lãi suất mà nhà nước hỗ trợ cho người dân vay. Đây không phải gói tiền cho người dân. Tất nhiên với lãi suất 5 - 6% như hiện nay vẫn còn cao. Các nước hiện nay họ chỉ áp 1 – 3% thôi.
Do đó, trong Nghị định 188/CP của Chính phủ có quy định các ngân hàng thương mại phải để lại 3% tổng dư nợ tín dụng để cho vay phát triển nhà ở. Tức là sẽ có hàng trăm nghìn tỷ chứ không chỉ 30.000 tỷ. Rồi đây, trong suốt quá trình phát triển đất nước sẽ liên tục có gói này.
Tuy nhiên hiện việc giải ngân có phần chậm vì nhà ở xã hội vẫn quá ít, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội chưa nhiều, nhưng tôi nghĩ, tương lai sẽ rất tốt đẹp cho nhà ở xã hội.
Với không ít người dân, họ cho rằng, giá nhà hiện nay vẫn quá cao…?
Rõ ràng là cao, bởi thu nhập của người dân mình vẫn còn thấp. Nhưng giá nhà cũng không thể thấp quá được, bởi nhà ra làm đều có chi phí rõ ràng. Từ tiền sử dụng đất, vật liệu, nhân công, lãi vay ngân hàng, hoàn thiện…để ra một mức giá nhất định.
Nhà ở là một vấn đề lớn. Ngày xưa các thế hệ trước phải gần hết đời mới có được căn nhà, nhưng ngày nay nhiều người trẻ cũng đã có nhà rồi, nó thể hiện sự cố gắng của tất cả mọi người và cũng là thể hiện sự phát triển của đất nước. Nhưng vấn đề ở chỗ là do giá nhà vẫn đang cao nên chúng ta mới phải bàn bạc, tìm giải pháp, phải có chính sách về nhà ở, còn nếu giá thấp thì không phải làm gì nữa.
Bộ có kiểm soát được giá thành nhà ở tại các dự án không, thưa Bộ trưởng?
Cơ bản là kiểm soát được, chẳng hạn như nhà ở xã hội. Còn dự án nhà thương mại thì kiểm soát tổng thể, nhưng giá bán thì phải theo thị trường. Chúng ta phải công nhận quy luật cung cầu, quy luật giá trị, đồng thời có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở xã hội. Nếu chúng ta cứ theo nhà nước hoá thì không kích thích được doanh nghiệp làm, nhưng nếu theo tư tưởng thị trường hoá thì người nghèo sẽ không được lợi.
Ông kỳ vọng gì với thị trường bất động sản trong năm 2014?
Tôi nghĩ rằng, mặc dù còn khó khăn nhưng thị trường sẽ tiếp tục ấm lên. Với những giải pháp đi vào cuộc sống thì thị trường sẽ tăng thanh khoản, góp phần kích thích, phát triển nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã chia sẻ như vậy trước câu hỏi rằng “Bộ trưởng có niềm tin với đồng lương eo hẹp của mình, nhiều người dân có thể mua được nhà trong thời gian tới?”.
Trao đổi với VnEconomy, ông Dũng nói:
- Trong năm 2013 vừa qua, những việc mà cá nhân tôi và ngành xây dựng đã làm được là hoàn thiện được các nghị định, dự án luật để Chính phủ ban hành, trình Quốc Hội, trong đó đáng chú ý là nhiều nội dung đổi mới hoàn toàn về quan điểm phát triển, đặc biệt là về vấn đề phát triển nhà ở.
Hiện nay chúng ta vừa phát triển nhà ở thương mại để thoả mãn nhu cầu những người giàu, nhưng vừa phát triển nhà ở xã hội theo phương thức người dân, doanh nghiệp và nhà nước cùng làm để hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội, cải thiện nhà ở cho người dân.
Ngoài ra còn là vấn đề tiền kiểm trong đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khắc phục dự án treo, quy hoạch treo cũng được cải thiện một bước đáng kể. Đó là những đóng góp nổi bật của ngành xây dựng trong năm 2013 và chúng tôi sẽ làm quyết liệt trong những năm tới.
Cụ thể là Bộ Xây dựng đã làm được gì để hỗ trợ thị trường bất động sản và giúp người dân về nhà ở trong năm 2013?
Đó chính là việc tham mưu cho Chính phủ những giải pháp trong Nghị quyết 02 hồi đầu năm 2013. Tôi cho rằng, đó là nghị quyết “rất trúng” bởi Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trong đó quan trọng nhất là tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhưng phải gắn với chiến lược phát triển nhà ở, khắc phục lệch pha cung cầu.
Đây là một quan điểm hết sức đổi mới, vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội, vì trước đây bất động sản phần lớn phát triển theo phong trào, không có mục tiêu dành cho đại đa số người dân. Dự án làm ra chủ yếu để bán cho người giàu, trong khi hàng triệu người nghèo, thu nhập thấp thì không có sản phẩm phù hợp.
Giờ đây, sản phẩm bất động sản phải phù hợp với thu nhập người dân. Cơ quan quản lý phải rà soát lại tất cả các dự án, qua đó phân loại dự án nào phải dừng, dự án nào tiếp tục, chuyển đổi…để làm sao làm bất động sản ra phải phục vụ cho người dân chứ không phải làm ra rồi để đấy.
Hiện nay nhà xã hội phát triển nhiều cũng đã góp phần bình ổn giá trên thị trường bất động sản, làm giảm đầu cơ trên thị trường. Chính vì thế mà giờ đây, với những người có khả năng tài chính đều có thể mua được nhà rẻ hơn 3 - 5 triệu/m2 mà không cần phải nhờ vả, xin xỏ gì như trước đây.
Nhưng về vấn đề “giải cứu thị trường bất động sản” trong Nghị quyết 02 của Chính phủ hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là mục đích của gói 30.000 tỷ?
Tôi khẳng định, gói 30.000 tỷ không phải là để trực tiếp giải cứu thị trường bất động sản. Song, thực tế vừa qua nguồn cung trên thị trường liên tục tăng, trong khi tồn kho bất động sản vẫn giảm mạnh, cho thấy lượng tiêu thụ tăng khá mạnh.
Riêng hai tháng cuối năm 2013 thanh khoản đã gấp 4 lần hai quý đầu năm. Qua đó nó thúc đẩy các ngành phụ trợ khác như vật liệu xây dựng, sắt thép, điện, nội thất… phát triển theo. Từ đó tăng cầu cho nền kinh tế, khi đó sẽ có một bộ phận làm ăn tốt họ sẽ có tiền để mua nhà ở thương mại. Nói cứu thị trường bất động sản là cứu chỗ đó.
Còn gói 30.000 tỷ thực tế là lãi suất mà nhà nước hỗ trợ cho người dân vay. Đây không phải gói tiền cho người dân. Tất nhiên với lãi suất 5 - 6% như hiện nay vẫn còn cao. Các nước hiện nay họ chỉ áp 1 – 3% thôi.
Do đó, trong Nghị định 188/CP của Chính phủ có quy định các ngân hàng thương mại phải để lại 3% tổng dư nợ tín dụng để cho vay phát triển nhà ở. Tức là sẽ có hàng trăm nghìn tỷ chứ không chỉ 30.000 tỷ. Rồi đây, trong suốt quá trình phát triển đất nước sẽ liên tục có gói này.
Tuy nhiên hiện việc giải ngân có phần chậm vì nhà ở xã hội vẫn quá ít, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội chưa nhiều, nhưng tôi nghĩ, tương lai sẽ rất tốt đẹp cho nhà ở xã hội.
Với không ít người dân, họ cho rằng, giá nhà hiện nay vẫn quá cao…?
Rõ ràng là cao, bởi thu nhập của người dân mình vẫn còn thấp. Nhưng giá nhà cũng không thể thấp quá được, bởi nhà ra làm đều có chi phí rõ ràng. Từ tiền sử dụng đất, vật liệu, nhân công, lãi vay ngân hàng, hoàn thiện…để ra một mức giá nhất định.
Nhà ở là một vấn đề lớn. Ngày xưa các thế hệ trước phải gần hết đời mới có được căn nhà, nhưng ngày nay nhiều người trẻ cũng đã có nhà rồi, nó thể hiện sự cố gắng của tất cả mọi người và cũng là thể hiện sự phát triển của đất nước. Nhưng vấn đề ở chỗ là do giá nhà vẫn đang cao nên chúng ta mới phải bàn bạc, tìm giải pháp, phải có chính sách về nhà ở, còn nếu giá thấp thì không phải làm gì nữa.
Bộ có kiểm soát được giá thành nhà ở tại các dự án không, thưa Bộ trưởng?
Cơ bản là kiểm soát được, chẳng hạn như nhà ở xã hội. Còn dự án nhà thương mại thì kiểm soát tổng thể, nhưng giá bán thì phải theo thị trường. Chúng ta phải công nhận quy luật cung cầu, quy luật giá trị, đồng thời có sự can thiệp của nhà nước để có nhà ở xã hội. Nếu chúng ta cứ theo nhà nước hoá thì không kích thích được doanh nghiệp làm, nhưng nếu theo tư tưởng thị trường hoá thì người nghèo sẽ không được lợi.
Ông kỳ vọng gì với thị trường bất động sản trong năm 2014?
Tôi nghĩ rằng, mặc dù còn khó khăn nhưng thị trường sẽ tiếp tục ấm lên. Với những giải pháp đi vào cuộc sống thì thị trường sẽ tăng thanh khoản, góp phần kích thích, phát triển nền kinh tế.