“Giá thuê nhà công vụ không thấp so với lương bộ trưởng”
Thứ trưởng Bộ Xây dựng lên tiếng trước dư luận cho rằng giá thuê nhà công vụ hiện nay quá “bèo”
“Hồi mới về Hà Nội từ những năm 80, tiền tôi thuê nhà ở phố Mai Hắc Đế một
năm cũng chỉ hết mấy điếu thuốc lá Sông Cầu, tiền đó cũng không đủ trả
lương cho những người đi thu tiền thuê nhà”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam kể lại khi đề cập đến trường hợp của cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thuê biệt thự công hơn 400 m2 chỉ với giá 460.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, hiện nay thì giá thuê nhà công vụ theo cơ chế mới cũng “tương đối” rồi, ông Nam nói tại buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Nhà ở (sửa đổi), chiều 11/12.
Ví dụ như nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng đang ký hợp đồng cho các bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh đạo địa phương được luân chuyển lên Trung ương hiện nay vào khoảng 14.000 - 18.000 đồng/m2. Ngoài ra phải trả phí trông xe, tiền nước, tiền điện, phí cho bảo trì, bảo dưỡng.
“Như vậy tính ra, nếu một người thuê một căn hộ khoảng 150 m2 như tiêu chuẩn bộ trưởng đang thuê là phải trả 2 triệu đồng rồi, mà lương bộ trưởng hơn 10 triệu đồng thôi. Như thế không phải cao, nhưng cũng chẳng thấp, tiền điện, tiền nước rõ ràng”, ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, theo Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thì đối tượng được ở nhà công vụ đã thu hẹp hơn. Trong đó, trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển ở Trung ương thì phải từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên mới được ở nhà công vụ.
Luật mới cũng quy định cụ thể khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ thì phải trả. Nếu không trả thì sau 90 ngày nghỉ hưu, Nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế, thu hồi.
Theo Thứ trưởng Nam, từ tháng 2/2014, sau khi Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, cơ quan này đã ban hành quy chế về loại hình nhà ở này đồng thời có nhiều văn bản hướng dẫn các các bộ ngành, địa phương trong việc quản lý nhà ở công vụ.
“Việc hết thời hạn phải trả lại nhà công vụ không phụ thuộc vào việc anh có nhà hợp pháp hay chưa. Sau 3 tháng phải trả, đó là quy định. Hồi xây dựng quy chế, chúng tôi đã đưa vào quy chế quy định nếu không trả nhà công vụ sẽ cưỡng chế. Thậm chí khi nhận quản lý nhà công vụ ở Hoàng Cầu, tôi còn đề xuất nếu không trả nhà thì sẽ cho cắt điện, cắt nước”, Thứ trưởng Nam nói.
Vị lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho rằng, những người trả lại nhà công vụ mà chưa có nhà ở tại địa phương đó, thì có thể sẽ được xem xét cho mua nhà ở xã hội, và được tính vào đối tượng ưu tiên cao nhất.
Tuy nhiên, hiện nay thì giá thuê nhà công vụ theo cơ chế mới cũng “tương đối” rồi, ông Nam nói tại buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Nhà ở (sửa đổi), chiều 11/12.
Ví dụ như nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng đang ký hợp đồng cho các bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh đạo địa phương được luân chuyển lên Trung ương hiện nay vào khoảng 14.000 - 18.000 đồng/m2. Ngoài ra phải trả phí trông xe, tiền nước, tiền điện, phí cho bảo trì, bảo dưỡng.
“Như vậy tính ra, nếu một người thuê một căn hộ khoảng 150 m2 như tiêu chuẩn bộ trưởng đang thuê là phải trả 2 triệu đồng rồi, mà lương bộ trưởng hơn 10 triệu đồng thôi. Như thế không phải cao, nhưng cũng chẳng thấp, tiền điện, tiền nước rõ ràng”, ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, theo Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thì đối tượng được ở nhà công vụ đã thu hẹp hơn. Trong đó, trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển ở Trung ương thì phải từ cấp thứ trưởng và tương đương trở lên mới được ở nhà công vụ.
Luật mới cũng quy định cụ thể khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ thì phải trả. Nếu không trả thì sau 90 ngày nghỉ hưu, Nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế, thu hồi.
Theo Thứ trưởng Nam, từ tháng 2/2014, sau khi Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng quản lý nhà ở công vụ, cơ quan này đã ban hành quy chế về loại hình nhà ở này đồng thời có nhiều văn bản hướng dẫn các các bộ ngành, địa phương trong việc quản lý nhà ở công vụ.
“Việc hết thời hạn phải trả lại nhà công vụ không phụ thuộc vào việc anh có nhà hợp pháp hay chưa. Sau 3 tháng phải trả, đó là quy định. Hồi xây dựng quy chế, chúng tôi đã đưa vào quy chế quy định nếu không trả nhà công vụ sẽ cưỡng chế. Thậm chí khi nhận quản lý nhà công vụ ở Hoàng Cầu, tôi còn đề xuất nếu không trả nhà thì sẽ cho cắt điện, cắt nước”, Thứ trưởng Nam nói.
Vị lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho rằng, những người trả lại nhà công vụ mà chưa có nhà ở tại địa phương đó, thì có thể sẽ được xem xét cho mua nhà ở xã hội, và được tính vào đối tượng ưu tiên cao nhất.