Giá USD tự do lao dốc, thị trường vàng vắng khách
Giá vàng trong nước chiều nay bật lên mức 43,6 triệu đồng/lượng giữa không khí giao dịch trầm lắng, giá USD tự do còn 21.100 đồng
Giá vàng trong nước chiều nay bật lên mức 43,6 triệu đồng/lượng giữa không khí giao dịch trầm lắng. Giá USD tự do tiếp tục hạ mạnh về mức 21.100 đồng, giảm hơn 100 đồng so với sáng ngày hôm qua.
Cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Tp.HCM được Công ty SJC niêm yết ở mức 43,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,6 triệu đồng/lượng (bán ra), cao hơn 100.000 đồng/lượng so với lúc mở cửa buổi sáng. Nếu so với cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện tăng 300.000 đồng/lượng.
Sáng nay, giá vàng tăng lúc đầu giờ, sau đó quay đầu giảm và ổn định trên mức 43,4 triệu đồng/lượng. Chiều nay, giá vàng diễn biến theo hướng tăng là chủ yếu nhờ lực tăng được đẩy mạnh của giá vàng quốc tế.
Lúc cuối giờ, Công ty Phú Quý tại Hà Nội giao dịch vàng SJC ở mức 43,35 triệu đồng/lượng và 43,7 triệu đồng/lượng. Hiện giá vàng miếng đang ở mức cao nhất trong 5 ngày trở lại đây.
Các thương hiệu vàng AAA và Rồng Thăng Long vẫn được yết giá thấp hơn vàng SJC 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua-bán. Vàng SBJ và PNJ trong khi đó tiếp tục nỗ lực giữ mức giá ngang bằng với vàng SJC.
Giá vàng hôm nay đã tăng khá mạnh sau vài ngày lình xình ở mức 43,3 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giao dịch diễn ra hết sức trầm lắng. Công ty SJC cho biết, hôm nay đơn vị này chỉ mua được khoảng 800 lượng vàng và bán ra chừng 1.000 lượng. Khối lượng giao dịch vàng tại SJC liên tục đi xuống kể từ tuần trước tới nay. Công ty Sacombank-SBJ mấy ngày qua cũng chỉ giao dịch khoảng 700 lượng vàng mỗi ngày cho cả hai chiều mua-bán.
“Từ nay đến hết năm âm lịch, giao dịch vàng sẽ còn diễn ra chậm trừ khi giá vàng có biến động mạnh. Đây là quy luật thường thấy hàng năm. Nhưng nếu giá vàng quốc tế tăng mạnh kéo giá trong nước tăng theo, nhiều người có thể bán vàng chốt lời. Ngược lại, nếu giá giảm sâu, người dân có tiền nhàn rỗi có thể đẩy mạnh mua vào”, ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC nhận định.
Giá USD tự do tại Hà Nội chiều nay chỉ còn 21.060 đồng (mua vào) và 21.100 đồng (bán ra), giảm 50 đồng ở cả hai chiều mua và bán. Nếu so với sáng qua, ngoại tệ này đã giảm giá 110 đồng. Một nhà kinh doanh ngoại tệ tự do lý giải, sở dĩ giá USD tự do giảm nhanh trong những ngày cận Tết này là do nhu cầu thanh khoản VND đang ở mức cao, trong khi nguồn kiều hối đổ về nhiều.
“Mặt khác, nhu cầu vàng trong nước chậm lại, hoạt động nhập lậu vàng giảm theo cũng có thể là một yếu tố khiến giá USD giảm”, nhà kinh doanh ngoại tệ này nói.
Do giá USD tự do suy yếu, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi đang nỗ lực bám trụ ở mức gần 2 triệu đồng/lượng. Cuối giờ chiều nay, khoảng cách này là 1,9-2 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, do USD giảm giá mà giá vàng trong nước ở một số thời điểm không tăng nổi dù giá vàng quốc tế đi lên.
Đà tăng của giá vàng quốc tế được đẩy nhanh trong phiên giao dịch chiều nay tại London. Lúc 18h giờ Việt Nam, vàng giao ngay có giá 1.642 USD/oz, cao hơn 8,1 USD/oz so với đóng cửa đêm qua tại New York. Trước đó, có thời điểm, giá vàng tăng vượt mức 1.645 USD/oz, cao nhất trong vòng 4 tuần trở lại đây.
Dù đồng USD vẫn đang mạnh so với Euro, giá vàng quốc tế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực bởi những thông tin kinh tế khả quan của Mỹ và Trung Quốc công bố ngày hôm qua.
“Đồng USD có thể sẽ không có sự điều chỉnh mạnh trong thời gian trước mắt và thậm chí sẽ tiếp tục tăng giá so với Euro vì cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone vẫn còn đó. Tuy nhiên, tác động bất lợi của đồng USD mạnh đối với giá vàng có khả năng sẽ giảm nhiều trong năm 2012, cho phép những yếu tố hỗ trợ vĩ mô trở lại gây ảnh hưởng lên giá vàng”, một báo cáo của ngân hàng Societe General được Reuters trích dẫn.
Theo báo cáo này, khả năng nới lỏng thêm cung tiền của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, trong đó có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng là một nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho giá vàng và kim loại quý. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch vàng cũng cho biết, lực cầu vàng vật chất của Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã mạnh lên cùng với sự phục hồi của đồng Rupee so với USD.
Trên phương diện kỹ thuật, vàng đã trở lại vùng giá bình quân 200 ngày, một ngưỡng kháng cự - hỗ trợ quan trọng. Điều này làm dấy lên những tia hy vọng vàng sẽ nối lại xu hướng tăng giá kéo dài từ suốt năm 2008.
“Vàng vẫn đang ở trong đợt giảm giá kể từ mức giá kỷ lục vào tháng 9. Thời kỳ giảm giá này có thể kết thúc vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3”, ông Dominic Schnider, người đứng đầu mảng nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của UBS Wealth Management, nhận xét trên Reuters. Tuy nhiên, ông Schnider cũng cho rằng, trong ngắn hạn, vàng khó vượt qua được mốc 1.680 USD/oz.
Cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Tp.HCM được Công ty SJC niêm yết ở mức 43,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,6 triệu đồng/lượng (bán ra), cao hơn 100.000 đồng/lượng so với lúc mở cửa buổi sáng. Nếu so với cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện tăng 300.000 đồng/lượng.
Sáng nay, giá vàng tăng lúc đầu giờ, sau đó quay đầu giảm và ổn định trên mức 43,4 triệu đồng/lượng. Chiều nay, giá vàng diễn biến theo hướng tăng là chủ yếu nhờ lực tăng được đẩy mạnh của giá vàng quốc tế.
Lúc cuối giờ, Công ty Phú Quý tại Hà Nội giao dịch vàng SJC ở mức 43,35 triệu đồng/lượng và 43,7 triệu đồng/lượng. Hiện giá vàng miếng đang ở mức cao nhất trong 5 ngày trở lại đây.
Các thương hiệu vàng AAA và Rồng Thăng Long vẫn được yết giá thấp hơn vàng SJC 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua-bán. Vàng SBJ và PNJ trong khi đó tiếp tục nỗ lực giữ mức giá ngang bằng với vàng SJC.
Giá vàng hôm nay đã tăng khá mạnh sau vài ngày lình xình ở mức 43,3 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giao dịch diễn ra hết sức trầm lắng. Công ty SJC cho biết, hôm nay đơn vị này chỉ mua được khoảng 800 lượng vàng và bán ra chừng 1.000 lượng. Khối lượng giao dịch vàng tại SJC liên tục đi xuống kể từ tuần trước tới nay. Công ty Sacombank-SBJ mấy ngày qua cũng chỉ giao dịch khoảng 700 lượng vàng mỗi ngày cho cả hai chiều mua-bán.
“Từ nay đến hết năm âm lịch, giao dịch vàng sẽ còn diễn ra chậm trừ khi giá vàng có biến động mạnh. Đây là quy luật thường thấy hàng năm. Nhưng nếu giá vàng quốc tế tăng mạnh kéo giá trong nước tăng theo, nhiều người có thể bán vàng chốt lời. Ngược lại, nếu giá giảm sâu, người dân có tiền nhàn rỗi có thể đẩy mạnh mua vào”, ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC nhận định.
Giá USD tự do tại Hà Nội chiều nay chỉ còn 21.060 đồng (mua vào) và 21.100 đồng (bán ra), giảm 50 đồng ở cả hai chiều mua và bán. Nếu so với sáng qua, ngoại tệ này đã giảm giá 110 đồng. Một nhà kinh doanh ngoại tệ tự do lý giải, sở dĩ giá USD tự do giảm nhanh trong những ngày cận Tết này là do nhu cầu thanh khoản VND đang ở mức cao, trong khi nguồn kiều hối đổ về nhiều.
“Mặt khác, nhu cầu vàng trong nước chậm lại, hoạt động nhập lậu vàng giảm theo cũng có thể là một yếu tố khiến giá USD giảm”, nhà kinh doanh ngoại tệ này nói.
Do giá USD tự do suy yếu, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế quy đổi đang nỗ lực bám trụ ở mức gần 2 triệu đồng/lượng. Cuối giờ chiều nay, khoảng cách này là 1,9-2 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, do USD giảm giá mà giá vàng trong nước ở một số thời điểm không tăng nổi dù giá vàng quốc tế đi lên.
Đà tăng của giá vàng quốc tế được đẩy nhanh trong phiên giao dịch chiều nay tại London. Lúc 18h giờ Việt Nam, vàng giao ngay có giá 1.642 USD/oz, cao hơn 8,1 USD/oz so với đóng cửa đêm qua tại New York. Trước đó, có thời điểm, giá vàng tăng vượt mức 1.645 USD/oz, cao nhất trong vòng 4 tuần trở lại đây.
Dù đồng USD vẫn đang mạnh so với Euro, giá vàng quốc tế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực bởi những thông tin kinh tế khả quan của Mỹ và Trung Quốc công bố ngày hôm qua.
“Đồng USD có thể sẽ không có sự điều chỉnh mạnh trong thời gian trước mắt và thậm chí sẽ tiếp tục tăng giá so với Euro vì cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone vẫn còn đó. Tuy nhiên, tác động bất lợi của đồng USD mạnh đối với giá vàng có khả năng sẽ giảm nhiều trong năm 2012, cho phép những yếu tố hỗ trợ vĩ mô trở lại gây ảnh hưởng lên giá vàng”, một báo cáo của ngân hàng Societe General được Reuters trích dẫn.
Theo báo cáo này, khả năng nới lỏng thêm cung tiền của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, trong đó có Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng là một nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho giá vàng và kim loại quý. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch vàng cũng cho biết, lực cầu vàng vật chất của Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, đã mạnh lên cùng với sự phục hồi của đồng Rupee so với USD.
Trên phương diện kỹ thuật, vàng đã trở lại vùng giá bình quân 200 ngày, một ngưỡng kháng cự - hỗ trợ quan trọng. Điều này làm dấy lên những tia hy vọng vàng sẽ nối lại xu hướng tăng giá kéo dài từ suốt năm 2008.
“Vàng vẫn đang ở trong đợt giảm giá kể từ mức giá kỷ lục vào tháng 9. Thời kỳ giảm giá này có thể kết thúc vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3”, ông Dominic Schnider, người đứng đầu mảng nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của UBS Wealth Management, nhận xét trên Reuters. Tuy nhiên, ông Schnider cũng cho rằng, trong ngắn hạn, vàng khó vượt qua được mốc 1.680 USD/oz.