Giá vàng đồng loạt giảm sâu
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng nay (16/3) đồng loạt rơi xuống vùng 36,8 – 36,9 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước sáng nay (16/3) đồng loạt rơi xuống vùng 36,8 - 36,9 triệu đồng/lượng. Trên thị trường vàng thế giới, giá kim loại quý này đã lao dốc xuống dưới 1.400 USD/ounce.
Tính tới 10h17, vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,74 triệu đồng/lượng giá mua vào và 36,90 triệu đồng/lượng giá bán ra. Vàng SJC của công ty Phú Quý được giao dịch ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h45 của Sacombank, giá vàng miếng hiệu SBJ được mua vào với giá 36,76 triệu đồng/lượng, bán ra với giá 36,89 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại công ty này được mua và bán ở 36,75 - 36,90 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước hiện đã giảm từ 300.000 - 400.000 đồng mỗi lượng.
Việc vàng trong nước sụt giá được cho là do giá vàng thế giới đêm qua tuột dốc không phanh, xuống dưới ngưỡng 1.400 USD/ounce, thấp nhất trong 4 tuần. Giá vàng giao tháng 4 tại New York giảm tới 32,1 USD/ounce (-2,3%) xuống 1.392,80 USD/ounce, đánh dấu ngày giảm giá mạnh nhất kể từ ngày 4/1.
Vàng rớt giá trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu hôm qua rực đỏ. Nguyên nhân chính là nguy cơ khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản tăng cao, sau khi hàng loạt vụ nổ và đám cháy xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Thêm vào đó, cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro một lần nữa không đạt được sự nhất trí giữa các thành viên về cách thức cung cấp nguồn vốn cho quỹ giải cứu của Liên minh Châu Âu. Giá vàng quốc tế cũng bị tác động khi quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới công bố, lượng vàng mà tổ chức này nắm giữ giảm ngày thứ hai liên tiếp.
Phiên giao dịch sáng nay tại châu Á, giá vàng giao ngay trồi sụt liên tục với biên độ tăng giảm cực lớn. Thời điểm thấp nhất, vàng giao ngay giảm xuống dưới 1.390 USD/ounce, hiện đã lên lại và đang đứng ở 1.396,4 USD/ounce, theo Kitco lúc 10h17.
Sáng nay, các thị trường tài chính châu Á phục hồi mạnh, sau khi để mất hàng loạt ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng trong ngày hôm trước do nhà đầu tư đổ xô bán tháo trước nguy cơ khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản.
Vào lúc 9h15 (theo giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 4,66%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 1,62%, Straits Times của Singapore tiến 0,6%, Shanghai Composite của Trung Quốc lên 0,09% và Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,15%.
Đêm qua, không chỉ vàng, hàng loạt tài sản khác như bạc, bạch kim, dầu cũng trượt giá mạnh. Trong đó, dầu thô có ngày giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 10/2010. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York hạ 4,01 USD/thùng (-4%) xuống 97,18 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 28/2.
Dầu và các năng lượng khác mất giá mạnh, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất và cam kết tiếp tục thực hiện chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD cho tới tháng 6/2011, bất chấp kinh tế nước này đang phục hồi ngày càng mạnh.
Ngoài ra, thị trường dầu cũng nhận được tín hệu mới khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo, nguồn cung dầu tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 2 và cảnh báo giá dầu cao có thể kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trong khi các loại hàng hóa như vàng, dầu đi xuống, thì đồng USD lại tăng nhẹ. Hôm qua, chỉ số đồng USD tăng 0,1% lên 76,413 USD.
Trong nước, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng sáng nay giảm 5 đồng, xuống còn 20.658 đồng/USD, trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 20.865 đồng/USD.
Tại hệ thống của Vietcombank, giá USD mua vào đứng ở 20.860 đồng/USD, bán ra ở 20.865 đồng/USD. Euro mua vào với giá 28.885,14 đồng/Euro, bán ra 29.375,57 đồng/Euro. Yên Nhật mua vào là 252,47 đồng, bán ra là 260,13 đồng.
Thị trường ngoại tệ tiếp tục căng thẳng khi các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của người dân, bất kể Chính phủ đã có chỉ đạo bán ngoại tệ cho cá nhân có nhu cầu chính đáng.
Tính tới 10h17, vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,74 triệu đồng/lượng giá mua vào và 36,90 triệu đồng/lượng giá bán ra. Vàng SJC của công ty Phú Quý được giao dịch ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h45 của Sacombank, giá vàng miếng hiệu SBJ được mua vào với giá 36,76 triệu đồng/lượng, bán ra với giá 36,89 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại công ty này được mua và bán ở 36,75 - 36,90 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước hiện đã giảm từ 300.000 - 400.000 đồng mỗi lượng.
Việc vàng trong nước sụt giá được cho là do giá vàng thế giới đêm qua tuột dốc không phanh, xuống dưới ngưỡng 1.400 USD/ounce, thấp nhất trong 4 tuần. Giá vàng giao tháng 4 tại New York giảm tới 32,1 USD/ounce (-2,3%) xuống 1.392,80 USD/ounce, đánh dấu ngày giảm giá mạnh nhất kể từ ngày 4/1.
Vàng rớt giá trong bối cảnh các thị trường chứng khoán toàn cầu hôm qua rực đỏ. Nguyên nhân chính là nguy cơ khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản tăng cao, sau khi hàng loạt vụ nổ và đám cháy xảy ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Thêm vào đó, cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro một lần nữa không đạt được sự nhất trí giữa các thành viên về cách thức cung cấp nguồn vốn cho quỹ giải cứu của Liên minh Châu Âu. Giá vàng quốc tế cũng bị tác động khi quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới công bố, lượng vàng mà tổ chức này nắm giữ giảm ngày thứ hai liên tiếp.
Phiên giao dịch sáng nay tại châu Á, giá vàng giao ngay trồi sụt liên tục với biên độ tăng giảm cực lớn. Thời điểm thấp nhất, vàng giao ngay giảm xuống dưới 1.390 USD/ounce, hiện đã lên lại và đang đứng ở 1.396,4 USD/ounce, theo Kitco lúc 10h17.
Sáng nay, các thị trường tài chính châu Á phục hồi mạnh, sau khi để mất hàng loạt ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng trong ngày hôm trước do nhà đầu tư đổ xô bán tháo trước nguy cơ khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản.
Vào lúc 9h15 (theo giờ Việt Nam), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 4,66%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cộng 1,62%, Straits Times của Singapore tiến 0,6%, Shanghai Composite của Trung Quốc lên 0,09% và Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,15%.
Đêm qua, không chỉ vàng, hàng loạt tài sản khác như bạc, bạch kim, dầu cũng trượt giá mạnh. Trong đó, dầu thô có ngày giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 10/2010. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 trên sàn New York hạ 4,01 USD/thùng (-4%) xuống 97,18 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 28/2.
Dầu và các năng lượng khác mất giá mạnh, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất và cam kết tiếp tục thực hiện chương trình mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD cho tới tháng 6/2011, bất chấp kinh tế nước này đang phục hồi ngày càng mạnh.
Ngoài ra, thị trường dầu cũng nhận được tín hệu mới khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thông báo, nguồn cung dầu tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 2 và cảnh báo giá dầu cao có thể kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trong khi các loại hàng hóa như vàng, dầu đi xuống, thì đồng USD lại tăng nhẹ. Hôm qua, chỉ số đồng USD tăng 0,1% lên 76,413 USD.
Trong nước, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng sáng nay giảm 5 đồng, xuống còn 20.658 đồng/USD, trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 20.865 đồng/USD.
Tại hệ thống của Vietcombank, giá USD mua vào đứng ở 20.860 đồng/USD, bán ra ở 20.865 đồng/USD. Euro mua vào với giá 28.885,14 đồng/Euro, bán ra 29.375,57 đồng/Euro. Yên Nhật mua vào là 252,47 đồng, bán ra là 260,13 đồng.
Thị trường ngoại tệ tiếp tục căng thẳng khi các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của người dân, bất kể Chính phủ đã có chỉ đạo bán ngoại tệ cho cá nhân có nhu cầu chính đáng.