Giá vàng lại xuống dốc
Gá vàng thị trường thế giới quay đầu trượt khá mạnh, khiến giá vàng trong nước giảm 5.000-10.000 đồng/chỉ
Sau một phiên “xanh” nhẹ, giá vàng thị trường thế giới quay đầu trượt khá mạnh, khiến giá vàng trong nước giảm 5.000-10.000 đồng/chỉ. Tháng 4 vừa kết thúc là tháng trượt giảm mạnh mẽ nhất của giá vàng trong vòng 6 tháng trở lại đây.
Giá vàng trong nước hôm nay được điều chỉnh giảm chậm hơn giá vàng thế giới - một tình trạng thường gặp trong thời gian gần đây mỗi khi giá vàng thế giới đi xuống. Mức giảm của giá vàng giao ngay thị trường thế giới phiên hôm qua nếu quy đổi sẽ tương ứng với mức giảm khoảng 26.000 đồng/chỉ. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh vàng trong nước hôm nay chỉ hạ giá vàng niêm yết từ 5.000-10.000 đồng/chỉ so với mức giá áp dụng ở chiều qua.
Cuối buổi sáng nay, giá vàng thị trường trong nước phổ biến ở mức trên 1.960.000 đồng/chỉ (mua vào) và trên 1.970.000 đồng/chỉ (bán ra). Khoảng cách giữa giá mua và giá bán giãn ra thêm 2.000-3.000 đồng/chỉ so với hôm qua, thể hiện sự thận trọng của các nhà kinh doanh vàng khi giá vàng thế giới tuần này liên tục đi xuống.
Cuối buổi sáng, giá vàng SJC tại chi nhánh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 1.963.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.978.000 đồng/chỉ (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) mua vào vàng miếng SJC với giá 1.965.000 đồng/chỉ và bán ra với giá 1.972.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 1.962.000 đồng/chỉ và 1.972.000 đồng/chỉ.
Giá vàng thế giới sau khi phục hồi nhẹ ở phiên trước đã lao dốc trở lại trong phiên giao dịch đêm qua. Chốt phiên tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 12,1 USD/oz (1,4%), còn 887,2 USD/oz. Giá vàng giao tháng 6 giảm 9,3 USD/oz (1%), còn 891,2 USD/oz.
Tháng 4 này là tháng sụt giảm mạnh nhất của giá vàng thị trường thế giới kể từ tháng 10/2008. Sự khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu và sự lên giá của đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác trong tháng đã tạo lực đẩy khiến giá vàng đi xuống.
Trong tháng, giá vàng giao ngay thị trường thế giới giảm 29,6 USD/oz (3,2%); giá vàng kỳ hạn giảm 26,5 USD/oz (2,9%). Cùng kỳ, giá vàng trong nước giảm 20.000 đồng/chỉ (1%).
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng chịu áp lực từ sự phục hồi của đồng USD và sự vững vàng của thị trường chứng khoán Mỹ trước việc hãng ôtô lớn thứ ba của nước này là Chrysler đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
Cùng với việc xin phá sản, Chrysler tuyên bố đạt thỏa thuận sáp nhập với hãng xe Fiat của Italy. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ, Chrysler được kỳ vọng sẽ sớm hoàn tất quá trình phá sản và trở lại với hoạt động bình thường. Tổng thống Mỹ Barack Obama xem vụ phá sản này là một lối thoát hợp lý cho Chrysler đi tới một tương lai mới, đồng thời cũng để bảo vệ việc làm cho công nhân của hãng.
Tâm trạng của giới đầu tư ở Mỹ trong hai phiên giao dịch gần đây lại bắt đầu chuyển sang trạng thái lạc quan, bất chấp dịch cúm lợn vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới. Các nhà đầu tư cho rằng, tốc độ trượt dốc của kinh tế Mỹ đang dần được hãm lại, giống như nhận định của Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đưa ra sau cuộc họp hôm 29/4.
Hôm qua, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho hay, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở nước này đã giảm mạnh hơn dự kiến so với tuần trước, còn 631.000 người. Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của khu vực Chicago đã bất ngờ tăng lên mức 40,1 điểm trong tháng 4, cao nhất trong 7 tháng trở lại đây, từ mức 31,4 điểm trong tháng 3.
Những số liệu có phần khả quan này đã giúp tỷ giá đồng USD nhích lên so với Euro, sau khi trượt mạnh ở phiên trước. Hiện 1 Euro đang đổi được dưới 1,30 USD, từ mức 1 Euro tương đương hơn 1,30 USD ở chiều qua.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu cũng nhích thêm nhờ những dữ liệu kinh tế Mỹ nêu trên. Chốt phiên tại thị trường New York đêm qua, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6 tăng 0,15 USD/thùng, đạt 51,12 USD/thùng.
Vào lúc 14h55 chiều nay, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 884,5 USD/oz, giảm 2,7 USD/oz so với giá chốt phiên đêm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 cùng thời điểm giảm 0,39 USD/thùng, còn 50,73 USD/thùng.
Giá vàng trong nước hôm nay được điều chỉnh giảm chậm hơn giá vàng thế giới - một tình trạng thường gặp trong thời gian gần đây mỗi khi giá vàng thế giới đi xuống. Mức giảm của giá vàng giao ngay thị trường thế giới phiên hôm qua nếu quy đổi sẽ tương ứng với mức giảm khoảng 26.000 đồng/chỉ. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh vàng trong nước hôm nay chỉ hạ giá vàng niêm yết từ 5.000-10.000 đồng/chỉ so với mức giá áp dụng ở chiều qua.
Cuối buổi sáng nay, giá vàng thị trường trong nước phổ biến ở mức trên 1.960.000 đồng/chỉ (mua vào) và trên 1.970.000 đồng/chỉ (bán ra). Khoảng cách giữa giá mua và giá bán giãn ra thêm 2.000-3.000 đồng/chỉ so với hôm qua, thể hiện sự thận trọng của các nhà kinh doanh vàng khi giá vàng thế giới tuần này liên tục đi xuống.
Cuối buổi sáng, giá vàng SJC tại chi nhánh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 1.963.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.978.000 đồng/chỉ (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý (PQJ) mua vào vàng miếng SJC với giá 1.965.000 đồng/chỉ và bán ra với giá 1.972.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 1.962.000 đồng/chỉ và 1.972.000 đồng/chỉ.
Giá vàng thế giới sau khi phục hồi nhẹ ở phiên trước đã lao dốc trở lại trong phiên giao dịch đêm qua. Chốt phiên tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 12,1 USD/oz (1,4%), còn 887,2 USD/oz. Giá vàng giao tháng 6 giảm 9,3 USD/oz (1%), còn 891,2 USD/oz.
Tháng 4 này là tháng sụt giảm mạnh nhất của giá vàng thị trường thế giới kể từ tháng 10/2008. Sự khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu và sự lên giá của đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác trong tháng đã tạo lực đẩy khiến giá vàng đi xuống.
Trong tháng, giá vàng giao ngay thị trường thế giới giảm 29,6 USD/oz (3,2%); giá vàng kỳ hạn giảm 26,5 USD/oz (2,9%). Cùng kỳ, giá vàng trong nước giảm 20.000 đồng/chỉ (1%).
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng chịu áp lực từ sự phục hồi của đồng USD và sự vững vàng của thị trường chứng khoán Mỹ trước việc hãng ôtô lớn thứ ba của nước này là Chrysler đệ đơn xin bảo hộ phá sản.
Cùng với việc xin phá sản, Chrysler tuyên bố đạt thỏa thuận sáp nhập với hãng xe Fiat của Italy. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ, Chrysler được kỳ vọng sẽ sớm hoàn tất quá trình phá sản và trở lại với hoạt động bình thường. Tổng thống Mỹ Barack Obama xem vụ phá sản này là một lối thoát hợp lý cho Chrysler đi tới một tương lai mới, đồng thời cũng để bảo vệ việc làm cho công nhân của hãng.
Tâm trạng của giới đầu tư ở Mỹ trong hai phiên giao dịch gần đây lại bắt đầu chuyển sang trạng thái lạc quan, bất chấp dịch cúm lợn vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn thế giới. Các nhà đầu tư cho rằng, tốc độ trượt dốc của kinh tế Mỹ đang dần được hãm lại, giống như nhận định của Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đưa ra sau cuộc họp hôm 29/4.
Hôm qua, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho hay, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở nước này đã giảm mạnh hơn dự kiến so với tuần trước, còn 631.000 người. Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của khu vực Chicago đã bất ngờ tăng lên mức 40,1 điểm trong tháng 4, cao nhất trong 7 tháng trở lại đây, từ mức 31,4 điểm trong tháng 3.
Những số liệu có phần khả quan này đã giúp tỷ giá đồng USD nhích lên so với Euro, sau khi trượt mạnh ở phiên trước. Hiện 1 Euro đang đổi được dưới 1,30 USD, từ mức 1 Euro tương đương hơn 1,30 USD ở chiều qua.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu cũng nhích thêm nhờ những dữ liệu kinh tế Mỹ nêu trên. Chốt phiên tại thị trường New York đêm qua, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 6 tăng 0,15 USD/thùng, đạt 51,12 USD/thùng.
Vào lúc 14h55 chiều nay, giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 884,5 USD/oz, giảm 2,7 USD/oz so với giá chốt phiên đêm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6 cùng thời điểm giảm 0,39 USD/thùng, còn 50,73 USD/thùng.
Giá vàng thế giới quy đổi, chưa tính thuế và các chi phí khác, đang thấp hơn giá vàng bán ra tại thị trường tự do trong nước khoảng 75.000 đồng/chỉ.