Giá vàng SJC tiếp tục xuống dốc
Nếu so với mức đỉnh vào cuối tuần, giá vàng SJC hiện giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán
Mức tăng trên 20 USD/oz của giá vàng thế giới vào đêm qua và sáng nay không đủ lực để kéo vàng trong nước tăng giá. Trái lại, giá vàng SJC mua vào trên thị trường đang hướng về gần mốc 36 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra còn 37 triệu đồng/lượng.
Lúc 9h30 sáng nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 650.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC ở mức 36,3 triệu đồng/lượng và 37 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán, giảm 150.000 đồng/lượng và 500.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng thứ 38, chào thầu hơn 1,5 tấn vàng. Cộng thêm những biến động thất thường của giá vàng gần đây, các doanh nghiệp vàng thể hiện sự thận trong bằng cách giảm giá thu mua vàng mạnh hơn giá bán, theo đó nới rộng chênh lệch giữa hai đầu giá.
Nếu như vào cuối giờ chiều qua, giá bán ra vàng SJC trên thị trường chỉ cao hơn giá mua vào từ 300.000-350.000 đồng/lượng thì sáng nay, chênh lệch giá đã là 700.000-800.000 đồng/lượng. Thực tế này vẫn diễn ra trong thời gian từ khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đấu thầu vàng. Vì thế, nếu bán vàng vào những thời điểm có đấu thầu vàng miếng, người dân có thể chịu thiệt về giá so với bình thường.
Cuối tuần trước, ngay trước hạn tất toán vàng 30/6 của các tổ chức tín dụng, giá vàng trong nước đã tăng mạnh lên mức 38 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tuy nhiên, từ hôm qua, bất chấp xu hướng hồi phục được duy trì của giá vàng quốc tế, giá vàng SJC đã quay đầu giảm nhanh trở lại.
Nếu so với mức đỉnh vào cuối tuần, giá vàng SJC hiện giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán. Những biến động khó lường của giá vàng từ tuần trước tới nay cho thấy những rủi ro không nhỏ của việc mua vàng ở thời điểm này.
Sau hạn tất toán vàng 30/6, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chào thầu vàng. Trong khi đó, nhu cầu vàng để tất toán của các tổ chức tín dụng là không còn. Vì vậy, khả năng giá vàng trong nước rút ngắn khoảng cách với giá vàng quốc tế là hoàn toàn có thể xảy ra. Thông tin từ giới kinh doanh vàng cho biết, đến hôm qua, giao dịch vàng trên thị trường đã chững lại khi người dân và các nhà đầu tư chuyển sang nghe ngóng tình hình “hậu 30/6”.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay ổn định quanh ngưỡng 21.200 đồng. Vietcombank báo giá ngoại tệ này ở mức 21.160 đồng (mua vào) và 21.220 đồng (bán ra). Eximbank niêm yết giá USD ở các mức tương ứng lần lượt là 21.150 đồng và 21.230 đồng.
Trên thị trường tự do, giá USD tiếp tục nhích lên gần mức 21.500 đồng. Tại Hà Nội, giá USD tự do đầu giờ sáng nay phổ biến ở mức 21.440-21.450 đồng (mua vào) và 21.470-21.480 đồng (bán ra).
Dùng tỷ giá USD tự do này để quy đổi, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á lúc 9h30 giờ Việt Nam tương đương 32,55 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 4,45 triệu đồng/lượng. Hôm qua, chênh lệch giá vàng trong nước là hơn 5 triệu đồng/lượng. Cuối tuần trước, mức chênh đạt trên 6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đã tăng tổng cộng hơn 20 USD/oz trong phiên đêm qua tại Mỹ và sáng nay tại châu Á. Chốt phiên hôm qua, giá vàng giao ngay tăng 17,3 USD/oz, tương đương tăng 1,4%, đóng cửa ở mức 1.253,6 USD/oz. Lúc 9h30 sáng nay, giá vàng tăng thêm 4,2 USD/oz, lên 1.257,8 USD/oz.
Theo giới chuyên môn, đà hồi phục của giá vàng từ cuối tuần trước tới nay là nhờ lực mua kỹ thuật và hoạt động chốt lãi của các nhà đầu tư bán khống. Giá vàng đã có một khởi đầu tích cực cho quý 3 và nửa cuối năm 2013.
Tuy nhiên, vàng vẫn đang đương đầu với một áp lực giảm giá mạnh do khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm và tiến tới kết thúc chương trình nới lỏng định lượng. Thống kê kinh tế công bố hôm qua càng củng cố thêm khả năng này. Trong tháng 6, sản xuất công nghiệp của Mỹ tăng trưởng sau khi bất ngờ suy giảm trong tháng 5. Chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng tại nước này trong tháng 5 cũng lên mức cao nhất trong 5 năm.
Tuần này, giới đầu tư sẽ tiếp tục bám sát các dữ liệu kinh tế Mỹ để dự báo về khả năng hành động của FED. Trong đó, thống kê được chờ đợi nhất sẽ là báo cáo việc làm công bố vào ngày thứ Sáu.
Áp lực giảm giá đối với vàng còn đến từ hoạt động xả hàng tiếp diễn của quỹ tín thác (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust. Hôm qua, quỹ này bán ròng 1,2 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 968,3 tấn, một mức đáy mới của 4 năm.
Ngân hàng Barclays của Anh đã trở thành tổ chức tiếp theo cắt giảm dự báo giá vàng cho năm 2013. Những nguyên nhân mà Barclays đưa ra cho sự cắt giảm này là giá vàng suy yếu mạnh trong quý 2, giới đầu tư bán tháo vàng, và sự thiếu vắng lực mua vàng hiện nay.
Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay phổ biến ở mức hơn 1,3 USD/Euro, tăng nhẹ so với sáng hôm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York lúc 9h30 giờ Việt Nam là 97,93 USD/thùng, giảm 0,06 USD/thùng so với đóng cửa đêm qua.
Lúc 9h30 sáng nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,2 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 650.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng SJC ở mức 36,3 triệu đồng/lượng và 37 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và giá bán, giảm 150.000 đồng/lượng và 500.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng thứ 38, chào thầu hơn 1,5 tấn vàng. Cộng thêm những biến động thất thường của giá vàng gần đây, các doanh nghiệp vàng thể hiện sự thận trong bằng cách giảm giá thu mua vàng mạnh hơn giá bán, theo đó nới rộng chênh lệch giữa hai đầu giá.
Nếu như vào cuối giờ chiều qua, giá bán ra vàng SJC trên thị trường chỉ cao hơn giá mua vào từ 300.000-350.000 đồng/lượng thì sáng nay, chênh lệch giá đã là 700.000-800.000 đồng/lượng. Thực tế này vẫn diễn ra trong thời gian từ khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đấu thầu vàng. Vì thế, nếu bán vàng vào những thời điểm có đấu thầu vàng miếng, người dân có thể chịu thiệt về giá so với bình thường.
Cuối tuần trước, ngay trước hạn tất toán vàng 30/6 của các tổ chức tín dụng, giá vàng trong nước đã tăng mạnh lên mức 38 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tuy nhiên, từ hôm qua, bất chấp xu hướng hồi phục được duy trì của giá vàng quốc tế, giá vàng SJC đã quay đầu giảm nhanh trở lại.
Nếu so với mức đỉnh vào cuối tuần, giá vàng SJC hiện giảm 1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán. Những biến động khó lường của giá vàng từ tuần trước tới nay cho thấy những rủi ro không nhỏ của việc mua vàng ở thời điểm này.
Sau hạn tất toán vàng 30/6, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chào thầu vàng. Trong khi đó, nhu cầu vàng để tất toán của các tổ chức tín dụng là không còn. Vì vậy, khả năng giá vàng trong nước rút ngắn khoảng cách với giá vàng quốc tế là hoàn toàn có thể xảy ra. Thông tin từ giới kinh doanh vàng cho biết, đến hôm qua, giao dịch vàng trên thị trường đã chững lại khi người dân và các nhà đầu tư chuyển sang nghe ngóng tình hình “hậu 30/6”.
Giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay ổn định quanh ngưỡng 21.200 đồng. Vietcombank báo giá ngoại tệ này ở mức 21.160 đồng (mua vào) và 21.220 đồng (bán ra). Eximbank niêm yết giá USD ở các mức tương ứng lần lượt là 21.150 đồng và 21.230 đồng.
Trên thị trường tự do, giá USD tiếp tục nhích lên gần mức 21.500 đồng. Tại Hà Nội, giá USD tự do đầu giờ sáng nay phổ biến ở mức 21.440-21.450 đồng (mua vào) và 21.470-21.480 đồng (bán ra).
Dùng tỷ giá USD tự do này để quy đổi, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á lúc 9h30 giờ Việt Nam tương đương 32,55 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ 4,45 triệu đồng/lượng. Hôm qua, chênh lệch giá vàng trong nước là hơn 5 triệu đồng/lượng. Cuối tuần trước, mức chênh đạt trên 6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đã tăng tổng cộng hơn 20 USD/oz trong phiên đêm qua tại Mỹ và sáng nay tại châu Á. Chốt phiên hôm qua, giá vàng giao ngay tăng 17,3 USD/oz, tương đương tăng 1,4%, đóng cửa ở mức 1.253,6 USD/oz. Lúc 9h30 sáng nay, giá vàng tăng thêm 4,2 USD/oz, lên 1.257,8 USD/oz.
Theo giới chuyên môn, đà hồi phục của giá vàng từ cuối tuần trước tới nay là nhờ lực mua kỹ thuật và hoạt động chốt lãi của các nhà đầu tư bán khống. Giá vàng đã có một khởi đầu tích cực cho quý 3 và nửa cuối năm 2013.
Tuy nhiên, vàng vẫn đang đương đầu với một áp lực giảm giá mạnh do khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm và tiến tới kết thúc chương trình nới lỏng định lượng. Thống kê kinh tế công bố hôm qua càng củng cố thêm khả năng này. Trong tháng 6, sản xuất công nghiệp của Mỹ tăng trưởng sau khi bất ngờ suy giảm trong tháng 5. Chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng tại nước này trong tháng 5 cũng lên mức cao nhất trong 5 năm.
Tuần này, giới đầu tư sẽ tiếp tục bám sát các dữ liệu kinh tế Mỹ để dự báo về khả năng hành động của FED. Trong đó, thống kê được chờ đợi nhất sẽ là báo cáo việc làm công bố vào ngày thứ Sáu.
Áp lực giảm giá đối với vàng còn đến từ hoạt động xả hàng tiếp diễn của quỹ tín thác (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust. Hôm qua, quỹ này bán ròng 1,2 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 968,3 tấn, một mức đáy mới của 4 năm.
Ngân hàng Barclays của Anh đã trở thành tổ chức tiếp theo cắt giảm dự báo giá vàng cho năm 2013. Những nguyên nhân mà Barclays đưa ra cho sự cắt giảm này là giá vàng suy yếu mạnh trong quý 2, giới đầu tư bán tháo vàng, và sự thiếu vắng lực mua vàng hiện nay.
Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay phổ biến ở mức hơn 1,3 USD/Euro, tăng nhẹ so với sáng hôm qua. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York lúc 9h30 giờ Việt Nam là 97,93 USD/thùng, giảm 0,06 USD/thùng so với đóng cửa đêm qua.