Giá vàng sụt nhanh, USD ổn định
Mở phiên 4/4, giá vàng khá ổn định trên 36,9 triệu đồng/lượng, nhưng sau đó sụt nhanh, xuống vùng 36,7 – 36,8 triệu đồng/lượng
Giá vàng miếng các thương hiệu trong nước mở phiên giao dịch sáng 4/4 tiếp tục dao động quanh mức 36,9 triệu đồng/lượng, nhưng đã nhanh chóng trượt xuống vùng 36,7 - 36,8 triệu đồng/lượng. Trong khi, tỷ giá USD liên ngân hàng vẫn giữ nguyên ở mức 20.703 đồng/USD.
Tính tới 9h25, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,74 - 36,86 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được mua và bán ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h25 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,77 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 36,83 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đuợc niêm yết ở mức 36,75 - 36,85 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Trước đó, lúc 8h55, vàng Rồng Thăng Long đứng ở mức 36,79 - 36,92 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được mua vào với giá 36,78 triệu đồng/lượng, bán ra là 36,91 triệu đồng/lượng.
Tại bảng giá lúc 8h50 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,83 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 36,91 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đuợc niêm yết ở mức 36,82 - 36,92 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Như vậy, mở phiên sáng nay, giá vàng trong nước đã sụt giảm khá nhanh, sau khi đã để mất mốc 37 triệu đồng/lượng trong phiên cuối tuần trước (2/4). Hiện, giá vàng đã giảm khoảng 80.000 - 90.000 đồng mỗi lượng.
Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, mở phiên châu Á sáng nay, giá vàng cũng đang biến động với mức tăng giảm rất nhẹ. Hiện, tính tới 9h30, vàng giao ngay tại châu Á có giá 1.429,7 USD/ounce, tăng 1 USD/ounce so với cuối tuần trước.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng thế giới giảm mạnh, sau các báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ đang hồi phục khả quan hơn và khả năng Mỹ không kết thúc sớm gói nới lỏng định lượng thứ hai như những nhận định trước đó.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế Mỹ đang từng bước hồi phục có thể sẽ góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá của vàng trong thời gian tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng có thể sẽ sớm nâng lãi suất sau hơn 2 năm duy trì mức lãi suất gần 0% để thúc đẩy nền kinh tế.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal, Chủ tịch Cục Dự trữ bang Minneapolis, Narayana Kocherlakota, cho biết FED có thể nâng lãi suất vào cuối năm nay. Nếu lạm phát cơ bản tăng 0,5% trong năm 2011, thì lãi suất có thể tăng ít nhất là 0,5%.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia phân tích, tuần này, giá vàng sẽ vẫn chịu áp lực giảm. Tuy nhiên mức giảm không quá sâu, bởi thị trường này vẫn đang có nhiều yếu tố hỗ trợ, bao gồm chiến sự ở Lybia, khủng hoảng hạt nhân của Nhật và tình hình nợ công đeo bám châu Âu.
Dẫu dự đoán giá vàng giảm, nhưng các nhà đầu tư vẫn chờ đợi một lực tăng mới. Theo dự báo chiến lược vàng của ngân hàng Scotia Mocatta, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất và kinh tế Mỹ kém lạc quan, thì vàng có thể vượt lên vùng 1.500 USD/ounce trong tháng này.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng 4/4, tỷ giá USD liên ngân hàng được giữ ổn định so với hôm thứ 7 tuần trước, ở mức 20.703 đồng/USD. Tuần trước, tỷ giá này đã tăng liên tiếp 20 đồng trong thời gian 3 ngày, từ 20.688 đồng hôm 29/3 vọt lên tới 20.708 đồng/USD hôm 1/4.
Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.910 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank, giá USD mua vào là 20.905 đồng/USD, bán ra ở mức 20.910 đồng/USD.
Cũng tại Vietcombank sáng 4/4, giá Yên Nhật mua vào đứng ở mức 244,19 - 246,66 đồng/Yên, bán ra ở mức 251,48 đồng/Yên. Đồng Euro được mua vào với giá 29.552,21 - 29.641,13 đồng/Euro, bán ra với giá 30.039,21 đồng/Euro.
Tính tới 9h25, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,74 - 36,86 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được mua và bán ở các mức tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h25 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,77 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 36,83 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đuợc niêm yết ở mức 36,75 - 36,85 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Trước đó, lúc 8h55, vàng Rồng Thăng Long đứng ở mức 36,79 - 36,92 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý được mua vào với giá 36,78 triệu đồng/lượng, bán ra là 36,91 triệu đồng/lượng.
Tại bảng giá lúc 8h50 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,83 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 36,91 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đuợc niêm yết ở mức 36,82 - 36,92 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra).
Như vậy, mở phiên sáng nay, giá vàng trong nước đã sụt giảm khá nhanh, sau khi đã để mất mốc 37 triệu đồng/lượng trong phiên cuối tuần trước (2/4). Hiện, giá vàng đã giảm khoảng 80.000 - 90.000 đồng mỗi lượng.
Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, mở phiên châu Á sáng nay, giá vàng cũng đang biến động với mức tăng giảm rất nhẹ. Hiện, tính tới 9h30, vàng giao ngay tại châu Á có giá 1.429,7 USD/ounce, tăng 1 USD/ounce so với cuối tuần trước.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng thế giới giảm mạnh, sau các báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ đang hồi phục khả quan hơn và khả năng Mỹ không kết thúc sớm gói nới lỏng định lượng thứ hai như những nhận định trước đó.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế Mỹ đang từng bước hồi phục có thể sẽ góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá của vàng trong thời gian tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng có thể sẽ sớm nâng lãi suất sau hơn 2 năm duy trì mức lãi suất gần 0% để thúc đẩy nền kinh tế.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal, Chủ tịch Cục Dự trữ bang Minneapolis, Narayana Kocherlakota, cho biết FED có thể nâng lãi suất vào cuối năm nay. Nếu lạm phát cơ bản tăng 0,5% trong năm 2011, thì lãi suất có thể tăng ít nhất là 0,5%.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia phân tích, tuần này, giá vàng sẽ vẫn chịu áp lực giảm. Tuy nhiên mức giảm không quá sâu, bởi thị trường này vẫn đang có nhiều yếu tố hỗ trợ, bao gồm chiến sự ở Lybia, khủng hoảng hạt nhân của Nhật và tình hình nợ công đeo bám châu Âu.
Dẫu dự đoán giá vàng giảm, nhưng các nhà đầu tư vẫn chờ đợi một lực tăng mới. Theo dự báo chiến lược vàng của ngân hàng Scotia Mocatta, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất và kinh tế Mỹ kém lạc quan, thì vàng có thể vượt lên vùng 1.500 USD/ounce trong tháng này.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng 4/4, tỷ giá USD liên ngân hàng được giữ ổn định so với hôm thứ 7 tuần trước, ở mức 20.703 đồng/USD. Tuần trước, tỷ giá này đã tăng liên tiếp 20 đồng trong thời gian 3 ngày, từ 20.688 đồng hôm 29/3 vọt lên tới 20.708 đồng/USD hôm 1/4.
Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.910 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank, giá USD mua vào là 20.905 đồng/USD, bán ra ở mức 20.910 đồng/USD.
Cũng tại Vietcombank sáng 4/4, giá Yên Nhật mua vào đứng ở mức 244,19 - 246,66 đồng/Yên, bán ra ở mức 251,48 đồng/Yên. Đồng Euro được mua vào với giá 29.552,21 - 29.641,13 đồng/Euro, bán ra với giá 30.039,21 đồng/Euro.