Giá vàng thế giới tiếp tục rớt mạnh
Trên thị trường giao ngay, giá vàng thế giới ở mức 1.388 USD/oz, giảm 4,5 USD so với cuối ngày 15/5
Giá vàng thế giới tiếp tục giảm phiên thứ 6 liên tiếp trong phiên 16/5, đưa mức giảm trong 6 ngày qua lên tới 5,9% và chốt ở giá thấp nhất trong vòng 1 tháng.
Chốt phiên giao dịch ngày 16/5, giá vàng giao tháng 6 tại sàn Comex ở New York giảm tiếp 9,30 USD, tương ứng -0,7%, xuống còn 1.386,9 USD/oz. Đây là mức giá chốt theo ngày thấp nhất của vàng kỳ hạn loại này kể từ phiên 17/4 cho tới nay, tức là đúng 1 tháng.
Tính tổng 6 phiên giao dịch vừa qua, giá vàng thế giới loại hợp đồng kỳ hạn đã giảm 5,9%, trong khi kể từ đầu năm 2013, giá mặt hàng kim loại quý này đã "bốc hơi" hơn 17%.
Trên thị trường giao ngay, theo bảng thanh toán điện tử Kitco, giá vàng thế giới đang là 1.388 USD/oz, giảm 4,5 USD so với cuối ngày giao dịch liên trước.
Theo giới phân tích, nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới giảm tiếp phiên thứ 6 trong ngày 16/5, là do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ giảm nhẹ. Vàng thường được coi là "vịnh tránh bão" trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Do đó việc lạm phát suy giảm sẽ khiến mặt hàng này bị "thất sủng".
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, CPI của nước này trong tháng 4 vừa qua giảm 0,4%. Tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng qua đã giảm xuống mức 1,1% trong tháng 4, từ mức 1,5% trong tháng 3, đánh dấu mức thấp nhất kể từ hồi tháng 11/2010 đến nay.
Số liệu lạm phát đã xóa nhòa những tác động từ các báo cáo cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại Mỹ tăng lên cao nhất 6 tuần và chỉ số điều kiện kinh doanh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh Philadelphia suy giảm lần đầu trong tháng 5.
Một số nhà chuyên môn cho rằng, những số liệu kinh tế yếu kém thường được xem là lực đỡ tốt nhất cho giá vàng, nhưng trong tình huống hiện nay, rõ ràng là những yếu tố này không đủ sức để kéo thị trường đi lên và xu hướng dài hạn của giá vàng nhìn chung vẫn là giảm xuống.
Điều này cũng đúng trong trường hợp đồng USD suy yếu sau nhiều ngày tăng giá liên tiếp. Phiên giao dịch 16/5, chỉ số USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh Mỹ so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác trên thế giới, đã giảm còn 83,606 điểm, từ mức 83,795 điểm cuối ngày 15/5.
Trong khi đó, theo báo cáo công bố hôm qua của Hội đồng Vàng thế giới, trong suốt quý 1, nhà đầu tư đã mua không đủ lượng vàng vật chất để bù đắp cho những "dòng chảy vàng" từ các quỹ giao dịch. Tổng cầu vàng thế giới trong quý 1 là 963 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ 2012.
Giá vàng tương lai trong 3 tháng đầu năm đã giảm gần 5%, trong lúc giá cổ phiếu của quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust giảm tới 4,7%. Giá vàng trong tháng 4 giảm tiếp 7,8% và rơi vào tình trạng thị trường giá xuống.
Tuy nhiên, Hội đồng Vàng thế giới cũng cho biết, tổng lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF trong quý 1 cao hơn so với cùng kỳ năm trước, và nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi và đồng tiền vàng đã tăng lên.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 16/5 trên sàn Comex, giá bạc giao tháng 7 đi ngang ở mức 22,66 USD/oz. Giá đồng giao cùng kỳ tăng 3 cent lên 3,295 USD/lb. Bạch kim tháng 7 giảm 5,1 USD còn 1.485,60 USD/oz. Palladium tháng 6 tăng 11,70 USD, lên 740,75 USD/oz.
Chốt phiên giao dịch ngày 16/5, giá vàng giao tháng 6 tại sàn Comex ở New York giảm tiếp 9,30 USD, tương ứng -0,7%, xuống còn 1.386,9 USD/oz. Đây là mức giá chốt theo ngày thấp nhất của vàng kỳ hạn loại này kể từ phiên 17/4 cho tới nay, tức là đúng 1 tháng.
Tính tổng 6 phiên giao dịch vừa qua, giá vàng thế giới loại hợp đồng kỳ hạn đã giảm 5,9%, trong khi kể từ đầu năm 2013, giá mặt hàng kim loại quý này đã "bốc hơi" hơn 17%.
Trên thị trường giao ngay, theo bảng thanh toán điện tử Kitco, giá vàng thế giới đang là 1.388 USD/oz, giảm 4,5 USD so với cuối ngày giao dịch liên trước.
Theo giới phân tích, nguyên nhân chính khiến giá vàng thế giới giảm tiếp phiên thứ 6 trong ngày 16/5, là do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ giảm nhẹ. Vàng thường được coi là "vịnh tránh bão" trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Do đó việc lạm phát suy giảm sẽ khiến mặt hàng này bị "thất sủng".
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, CPI của nước này trong tháng 4 vừa qua giảm 0,4%. Tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng qua đã giảm xuống mức 1,1% trong tháng 4, từ mức 1,5% trong tháng 3, đánh dấu mức thấp nhất kể từ hồi tháng 11/2010 đến nay.
Số liệu lạm phát đã xóa nhòa những tác động từ các báo cáo cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua tại Mỹ tăng lên cao nhất 6 tuần và chỉ số điều kiện kinh doanh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh Philadelphia suy giảm lần đầu trong tháng 5.
Một số nhà chuyên môn cho rằng, những số liệu kinh tế yếu kém thường được xem là lực đỡ tốt nhất cho giá vàng, nhưng trong tình huống hiện nay, rõ ràng là những yếu tố này không đủ sức để kéo thị trường đi lên và xu hướng dài hạn của giá vàng nhìn chung vẫn là giảm xuống.
Điều này cũng đúng trong trường hợp đồng USD suy yếu sau nhiều ngày tăng giá liên tiếp. Phiên giao dịch 16/5, chỉ số USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh Mỹ so với rổ 6 loại tiền tệ chủ chốt khác trên thế giới, đã giảm còn 83,606 điểm, từ mức 83,795 điểm cuối ngày 15/5.
Trong khi đó, theo báo cáo công bố hôm qua của Hội đồng Vàng thế giới, trong suốt quý 1, nhà đầu tư đã mua không đủ lượng vàng vật chất để bù đắp cho những "dòng chảy vàng" từ các quỹ giao dịch. Tổng cầu vàng thế giới trong quý 1 là 963 tấn, giảm 13% so với cùng kỳ 2012.
Giá vàng tương lai trong 3 tháng đầu năm đã giảm gần 5%, trong lúc giá cổ phiếu của quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust giảm tới 4,7%. Giá vàng trong tháng 4 giảm tiếp 7,8% và rơi vào tình trạng thị trường giá xuống.
Tuy nhiên, Hội đồng Vàng thế giới cũng cho biết, tổng lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF trong quý 1 cao hơn so với cùng kỳ năm trước, và nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi và đồng tiền vàng đã tăng lên.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 16/5 trên sàn Comex, giá bạc giao tháng 7 đi ngang ở mức 22,66 USD/oz. Giá đồng giao cùng kỳ tăng 3 cent lên 3,295 USD/lb. Bạch kim tháng 7 giảm 5,1 USD còn 1.485,60 USD/oz. Palladium tháng 6 tăng 11,70 USD, lên 740,75 USD/oz.