Giá vàng “trật tự” đi xuống…
Lâu rồi giá vàng mới đi xuống “trật tự” như vậy, thị trường không xáo trộn
Mức giá 37 triệu đồng/lượng của vàng miếng SJC bị bẻ gãy từ từ nhưng dứt khoát, sau nỗ lực bám trụ từ giữa tháng 10/2013.
Khá lâu rồi giá vàng trong nước mới đi xuống đều và khá cùng nhịp với giá thế giới như trong chuỗi giao dịch từ cuối tháng 10/2013 đến nay. Ngày 5/11, hướng giảm diễn ra dứt khoát hơn, xuống sâu dưới 37 triệu đồng, còn 36,72 triệu đồng/lượng nhưng không có biểu hiện của lực cầu nâng đỡ.
Bốn tháng qua, đường hiển thị giá vàng trượt đều, không có những cú rơi nổi bật như đầu năm, như ngày 14/1, 28/3, 16/4, hay 28/6. Sự trượt đều kiểu ru ngủ này đã hạn chế lực cầu, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua khi giá về mức thấp.
Theo cách nói của một người trong cuộc, giá vàng đang giảm một cách “có trật tự”, không kích hoạt lực cầu đột ngột, không tạo áp lực thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng bởi người dân rút tiền mua vàng, cũng không kích tỷ giá bùng lên như trước.
“Giá cứ giảm đều nhưng lực cầu không thấy. Giao dịch ảm đạm suốt từ cuối tháng 10 đến nay”, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của một doanh nghiệp đầu mối cho biết.
Vì sao? Trả lời VnEconomy, người trong cuộc này nêu góc nhìn của mình: “Ngân hàng Nhà nước cứ tà tà, đều đều đấu thầu. Cung vàng miếng đã ra thị trường thật rồi. Nếu mua như thời gian qua, giá vẫn cứ giảm nên có lẽ người ta sợ, nhất là lâu lâu nó lại nhồi cho vài trận”.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường này lưu ý, người dân vẫn mua bán, giao dịch chỉ thực sự sôi động khi giá rơi hoặc tăng ở một quãng nhất định. “Họ mua không nhiều, nhưng mua lai rai, xuống thì mua tiếp chứ không mua mạnh như trước bởi xu hướng giá giảm tuy chậm mà chắc”.
Hơn 7 năm phụ trách kinh doanh vàng của một doanh nghiệp phía Nam, kinh nghiệm mà ông chia sẻ, ở thị trường Việt Nam, thông thường giá vàng tăng mới thực sự kích thích lực cầu mua đuổi. Tuy nhiên, đã một năm qua, kể từ khi đạt mốc 48,3 triệu đồng (ngày 5/10/2012), giá vàng chưa có một quãng phục hồi nào thực sự mạnh.
Cũng trong xu hướng đó, nhiều người từng chọn vàng là kênh đầu tư hay nắm giữ, vốn đang kẹt ở những mức giá cao. “Giá xuống không hẳn họ e sợ và cắt lỗ, song cái chính là tiền hay vốn có còn nhiều nữa không để mà đua giá xuốngkéo dài như vậy?”, người trong cuộc này đặt thêm một giả thiết về sức cầu hiện nay.
Trong khi đó, một lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vàng khác lại nêu một góc nhìn rằng, Ngân hàng Nhà nước “đang chơi đúng bài”, thị trường vàng ổn định và giá vàng không gây xáo động như trước đây, tỷ giá thì quá ổn định.
Theo góc nhìn này thì: “Ngân hàng Nhà nước vẫn đấu thầu đều. Họ không lấp đầy chênh lệch giá. Mắc mớ chi mà thả giá xuống cho các ông ôm. Mới đầu năm thôi, chênh lệch giá bán ra so với mua vào có nhiều lúc tới 300 ngàn, 500 ngàn đồng/lượng. Người dân mua xong đã có thể lỗ ngay với chênh lệch đó, nhưng các tay to lại có thể nắm được. Nay thì có thể nói là không còn những tay chơi lớn, hoặc mức giá xuống chưa ăn thua để lôi kéo họ. Bản thân giới kinh doanh hẳn cũng ngại. Gần đây chênh lệch giá bán giá mua chỉ còn 30 - 50 ngàn đồng/lượng, rất hẹp và cho thấy giao dịch ổn định. Chính thị trường định hình nên mức chênh thấp đó chứ không theo chủ quan của các nhà kinh doanh”.
Trao đổi bên lề về diễn biến hiện nay, vị lãnh đạo doanh nghiệp trên góp ý thêm: “Tôi thấy các bạn dùng từ không chuẩn (báo chí - PV). Đừng có nói là vàng ế. Mới một phiên dư mấy nghìn lượng đã nói là “ế”, ngay cả những phiên tới có dư nhiều đi nữa cũng không nên dùng từ đó”.
Quan điểm “ế” theo ý kiến trên là chỉ khi giá trong nước giảm về thấp hơn giá thế giới và thị trường dư cung. Còn hiện nay, giá vẫn cao hơn trên 3 triệu đồng/lượng, nếu giảm thấp hơn nữa, như về quãng 35 - 36 triệu đồng/lượng dù vẫn cao hơn giá thế giới, lực cầu sẽ vào cuộc rõ nét hơn.
Cùng nhận định với người trong nghề nói trên, ông cảnh báo: “Giá xuống thấp sẽ có người mua, nhưng nếu hồi rõ nét sẽ càng kích thích hoạt động mua đuổi. Trong tình huống này thì Ngân hàng Nhà nước cũng cần định sẵn áp lực phải cung hàng”.
Tránh nói về “sự trật tự” của thị trường vàng và diễn biến giá hiện nay, song trả lời VnEconomy, lãnh đạo phụ trách ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước nói rằng, thị trường vàng đã và đang có sự điều tiết; cơ quan này sẵn sàng tạo cung và vẫn tiếp tục đấu thầu nếu thị trường cần.
Sau khi cung gần 64 tấn, nhà điều hành vẫn giữ lập trường tạo cung nói trên. Một mặt họ là đầu mối duy nhất tạo nguồn cung vàng miếng mới; mặt khác, có thể là diễn biến bên lề, dự trữ ngoại hối từ đầu tháng 10 đến nay tiếp tục gia tăng để tạo thêm nguồn lực cần thiết, khi Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ khá đều. Dòng chảy nổi bật nhất trong hướng mua vào này được người trong cuộc ghi nhận ở nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Tại một hội thảo tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), cũng nhìn nhận ở dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài khá mạnh từ đầu năm đến nay. Một trong những yếu tố ông nhấn mạnh là sự ổn định của tỷ giá ở Việt Nam đã thu hút vốn ngoại, khi họ “tháo chạy” khỏi nhiều thị trường trên thế giới do đồng nội tệ tại những quốc gia đó mất giá tới 16 - 17%...
Khá lâu rồi giá vàng trong nước mới đi xuống đều và khá cùng nhịp với giá thế giới như trong chuỗi giao dịch từ cuối tháng 10/2013 đến nay. Ngày 5/11, hướng giảm diễn ra dứt khoát hơn, xuống sâu dưới 37 triệu đồng, còn 36,72 triệu đồng/lượng nhưng không có biểu hiện của lực cầu nâng đỡ.
Bốn tháng qua, đường hiển thị giá vàng trượt đều, không có những cú rơi nổi bật như đầu năm, như ngày 14/1, 28/3, 16/4, hay 28/6. Sự trượt đều kiểu ru ngủ này đã hạn chế lực cầu, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua khi giá về mức thấp.
Theo cách nói của một người trong cuộc, giá vàng đang giảm một cách “có trật tự”, không kích hoạt lực cầu đột ngột, không tạo áp lực thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng bởi người dân rút tiền mua vàng, cũng không kích tỷ giá bùng lên như trước.
“Giá cứ giảm đều nhưng lực cầu không thấy. Giao dịch ảm đạm suốt từ cuối tháng 10 đến nay”, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của một doanh nghiệp đầu mối cho biết.
Vì sao? Trả lời VnEconomy, người trong cuộc này nêu góc nhìn của mình: “Ngân hàng Nhà nước cứ tà tà, đều đều đấu thầu. Cung vàng miếng đã ra thị trường thật rồi. Nếu mua như thời gian qua, giá vẫn cứ giảm nên có lẽ người ta sợ, nhất là lâu lâu nó lại nhồi cho vài trận”.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường này lưu ý, người dân vẫn mua bán, giao dịch chỉ thực sự sôi động khi giá rơi hoặc tăng ở một quãng nhất định. “Họ mua không nhiều, nhưng mua lai rai, xuống thì mua tiếp chứ không mua mạnh như trước bởi xu hướng giá giảm tuy chậm mà chắc”.
Hơn 7 năm phụ trách kinh doanh vàng của một doanh nghiệp phía Nam, kinh nghiệm mà ông chia sẻ, ở thị trường Việt Nam, thông thường giá vàng tăng mới thực sự kích thích lực cầu mua đuổi. Tuy nhiên, đã một năm qua, kể từ khi đạt mốc 48,3 triệu đồng (ngày 5/10/2012), giá vàng chưa có một quãng phục hồi nào thực sự mạnh.
Cũng trong xu hướng đó, nhiều người từng chọn vàng là kênh đầu tư hay nắm giữ, vốn đang kẹt ở những mức giá cao. “Giá xuống không hẳn họ e sợ và cắt lỗ, song cái chính là tiền hay vốn có còn nhiều nữa không để mà đua giá xuốngkéo dài như vậy?”, người trong cuộc này đặt thêm một giả thiết về sức cầu hiện nay.
Trong khi đó, một lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vàng khác lại nêu một góc nhìn rằng, Ngân hàng Nhà nước “đang chơi đúng bài”, thị trường vàng ổn định và giá vàng không gây xáo động như trước đây, tỷ giá thì quá ổn định.
Theo góc nhìn này thì: “Ngân hàng Nhà nước vẫn đấu thầu đều. Họ không lấp đầy chênh lệch giá. Mắc mớ chi mà thả giá xuống cho các ông ôm. Mới đầu năm thôi, chênh lệch giá bán ra so với mua vào có nhiều lúc tới 300 ngàn, 500 ngàn đồng/lượng. Người dân mua xong đã có thể lỗ ngay với chênh lệch đó, nhưng các tay to lại có thể nắm được. Nay thì có thể nói là không còn những tay chơi lớn, hoặc mức giá xuống chưa ăn thua để lôi kéo họ. Bản thân giới kinh doanh hẳn cũng ngại. Gần đây chênh lệch giá bán giá mua chỉ còn 30 - 50 ngàn đồng/lượng, rất hẹp và cho thấy giao dịch ổn định. Chính thị trường định hình nên mức chênh thấp đó chứ không theo chủ quan của các nhà kinh doanh”.
Trao đổi bên lề về diễn biến hiện nay, vị lãnh đạo doanh nghiệp trên góp ý thêm: “Tôi thấy các bạn dùng từ không chuẩn (báo chí - PV). Đừng có nói là vàng ế. Mới một phiên dư mấy nghìn lượng đã nói là “ế”, ngay cả những phiên tới có dư nhiều đi nữa cũng không nên dùng từ đó”.
Quan điểm “ế” theo ý kiến trên là chỉ khi giá trong nước giảm về thấp hơn giá thế giới và thị trường dư cung. Còn hiện nay, giá vẫn cao hơn trên 3 triệu đồng/lượng, nếu giảm thấp hơn nữa, như về quãng 35 - 36 triệu đồng/lượng dù vẫn cao hơn giá thế giới, lực cầu sẽ vào cuộc rõ nét hơn.
Cùng nhận định với người trong nghề nói trên, ông cảnh báo: “Giá xuống thấp sẽ có người mua, nhưng nếu hồi rõ nét sẽ càng kích thích hoạt động mua đuổi. Trong tình huống này thì Ngân hàng Nhà nước cũng cần định sẵn áp lực phải cung hàng”.
Tránh nói về “sự trật tự” của thị trường vàng và diễn biến giá hiện nay, song trả lời VnEconomy, lãnh đạo phụ trách ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước nói rằng, thị trường vàng đã và đang có sự điều tiết; cơ quan này sẵn sàng tạo cung và vẫn tiếp tục đấu thầu nếu thị trường cần.
Sau khi cung gần 64 tấn, nhà điều hành vẫn giữ lập trường tạo cung nói trên. Một mặt họ là đầu mối duy nhất tạo nguồn cung vàng miếng mới; mặt khác, có thể là diễn biến bên lề, dự trữ ngoại hối từ đầu tháng 10 đến nay tiếp tục gia tăng để tạo thêm nguồn lực cần thiết, khi Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ khá đều. Dòng chảy nổi bật nhất trong hướng mua vào này được người trong cuộc ghi nhận ở nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Tại một hội thảo tuần qua, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), cũng nhìn nhận ở dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài khá mạnh từ đầu năm đến nay. Một trong những yếu tố ông nhấn mạnh là sự ổn định của tỷ giá ở Việt Nam đã thu hút vốn ngoại, khi họ “tháo chạy” khỏi nhiều thị trường trên thế giới do đồng nội tệ tại những quốc gia đó mất giá tới 16 - 17%...