Giá vàng trong nước quay đầu tăng nhẹ
Chiều 26/4, giá vàng trong nước đã tăng nhẹ trở lại, do giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á lên trên 1.500 USD/ounce
Chiều nay (26/4), giá vàng trong nước các thương hiệu đã quay đầu đi lên, do giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á đã vượt lên vùng 1.500 USD/ounce.
Tính tới 15h30, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 37,36 - 37,48 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý cũng được mua vào với giá 37,36 triệu đồng, bán ra ở 37,48 triệu đồng.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 15h05 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào là 37,41 triệu đồng/lượng, giá bán ra là 37,47 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua với giá 37,40 triệu đồng/lượng, bán 37,48 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với hồi sáng, hiện giá vàng trong nước đã quay đầu đi lên khoảng 80.000 đồng mỗi lượng, sau khi đã để mất vài trăm nghìn đồng trong phiên giao dịch hồi sáng. Trên thị trường vàng quốc tế chiều nay, giá vàng giao ngay trên bảng thanh toán Kitco, tính tới 15h40, đang đứng ở 1.504,5 USD/ounce.
Trước đó, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước các thương hiệu trượt mạnh, sau khi lực chốt lời trên sàn châu Á khiến vàng tuột giá thả phanh. Lúc 8h30, vàng SJC của Công ty Phú Quý tại Hà Nội có giá mua vào là 37,26 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,40 triệu đồng/lượng.
Còn theo bảng giá lúc 8h15 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào ở mức 37,26 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,36 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đứng ở mức 37,25 - 37,40 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước trượt mạnh là do giá vàng giao ngay tại châu Á sáng nay lao xuống vùng thấp, bởi lực bán chốt lời mạnh mẽ. Tính tới 8h30, theo Kitco, vàng giao ngay đã lao xuống 1.497,5 USD/ounce, thấp nhất trong hơn 1 tuần nay.
Trong khi đó, đêm qua, giá vàng hợp đồng quốc tế một lần nữa xác lập kỷ lục giá mới, trong khi bạc tăng mạnh 2,4%. Sức hấp dẫn của vàng vẫn chưa hề suy xuyển khi nhà đầu tư vẫn lo ngại lạm phát kéo dài trong bối cảnh đồng USD suy yếu hơn.
Giá vàng kỳ hạn giao tháng 6 tăng 5,3 USD, tương đương 0,4%, lên 1.509,1 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trước đó, giá vàng loại này đã leo lên tới đỉnh 1.519,2 USD/ounce. Đây là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp của kim loại quý này.
Giá vàng quốc tế giao ngay chốt ngày 25/4 ở mức 1.509 USD/ounce. Trong phiên có lúc, vàng giao ngay chạm tới 1.518,1 USD/ounce.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong phiên giao dịch kim loại hôm qua lại là giá bạc. Bạc giao tháng 5 tăng tới 1,09 USD, tương đương 2,4%, lên 47,149 USD/ounce. Trong ngày, có lúc, bạc hợp đồng này tăng tới 49,82 USD/ounce, cách mức đỉnh 50,35 USD/ounce hồi tháng 1/1980 không xa.
Nỗi lo ngại về tình hình lạm phát leo thang, trong bối cảnh đồng USD suy yếu tiếp tục là lý do khiến vàng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư như một kênh trú ẩn an toàn. Thêm vào đó, vàng, bạc đồng thời tăng mạnh còn bởi dự đoán Trung Quốc sẽ mua các kim loại quý này để đa dạng dự trữ ngoại hối.
Hãng tin Bloomberg cho hay, theo tờ Tuần san Thế kỷ dẫn nguồn tin giấu tên thì Trung Quốc, nước đang có dự trữ hơn 3.000 tỷ USD, dự định lập các quỹ mới để đầu tư vào năng lượng và kim loại quý hiếm.
"Nhà đầu tư dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà mua chủ yếu các kim loại quý hiếm", chiến lược gia cao cấp Adam Klopfenstein của hãng Lind-Waldock ở Chicago, nhận định.
Trong khi đó, thị trường dầu thô có sự điều chỉnh nhẹ. Chốt ngày, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 trên sàn New York giảm 1 xu Mỹ xuống 112,28 USD/thùng. Dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 6 giảm 33 xu Mỹ xuống 123,66 USD/thùng. Giá cao nhất trong ngày của hai loại dầu này là 113,48 USD và 124,75 USD.
Trên thị trường ngoại hối sáng 26/3, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm thêm 5 đồng, xuống còn 20.703 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.910 đồng/USD. Tuy nhiên, mức niêm yết tại các ngân hàng cụ thể thấp hơn mức trần rất nhiều.
Cụ thể, tại Vietcombank, đồng bạc xanh được mua vào với giá 20.690 đồng, bán ra với giá 20.760 đồng. Tại Eximbank, đồng USD có giá mua là 20.670 - 20.690 đồng/USD, giá bán là 20.740 đồng/USD. Tại Sacombank, giá USD mua vào là 20.650 - 20.670 đồng, bán ra là 20.750 đồng.
Tính tới 15h30, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 37,36 - 37,48 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Cùng thời điểm, vàng SJC của Công ty Phú Quý cũng được mua vào với giá 37,36 triệu đồng, bán ra ở 37,48 triệu đồng.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 15h05 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào là 37,41 triệu đồng/lượng, giá bán ra là 37,47 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua với giá 37,40 triệu đồng/lượng, bán 37,48 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với hồi sáng, hiện giá vàng trong nước đã quay đầu đi lên khoảng 80.000 đồng mỗi lượng, sau khi đã để mất vài trăm nghìn đồng trong phiên giao dịch hồi sáng. Trên thị trường vàng quốc tế chiều nay, giá vàng giao ngay trên bảng thanh toán Kitco, tính tới 15h40, đang đứng ở 1.504,5 USD/ounce.
Trước đó, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước các thương hiệu trượt mạnh, sau khi lực chốt lời trên sàn châu Á khiến vàng tuột giá thả phanh. Lúc 8h30, vàng SJC của Công ty Phú Quý tại Hà Nội có giá mua vào là 37,26 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,40 triệu đồng/lượng.
Còn theo bảng giá lúc 8h15 của Sacombank, vàng SBJ có giá mua vào ở mức 37,26 triệu đồng/lượng, bán ra là 37,36 triệu đồng/lượng. Vàng SJC đứng ở mức 37,25 - 37,40 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước trượt mạnh là do giá vàng giao ngay tại châu Á sáng nay lao xuống vùng thấp, bởi lực bán chốt lời mạnh mẽ. Tính tới 8h30, theo Kitco, vàng giao ngay đã lao xuống 1.497,5 USD/ounce, thấp nhất trong hơn 1 tuần nay.
Trong khi đó, đêm qua, giá vàng hợp đồng quốc tế một lần nữa xác lập kỷ lục giá mới, trong khi bạc tăng mạnh 2,4%. Sức hấp dẫn của vàng vẫn chưa hề suy xuyển khi nhà đầu tư vẫn lo ngại lạm phát kéo dài trong bối cảnh đồng USD suy yếu hơn.
Giá vàng kỳ hạn giao tháng 6 tăng 5,3 USD, tương đương 0,4%, lên 1.509,1 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trước đó, giá vàng loại này đã leo lên tới đỉnh 1.519,2 USD/ounce. Đây là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp của kim loại quý này.
Giá vàng quốc tế giao ngay chốt ngày 25/4 ở mức 1.509 USD/ounce. Trong phiên có lúc, vàng giao ngay chạm tới 1.518,1 USD/ounce.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong phiên giao dịch kim loại hôm qua lại là giá bạc. Bạc giao tháng 5 tăng tới 1,09 USD, tương đương 2,4%, lên 47,149 USD/ounce. Trong ngày, có lúc, bạc hợp đồng này tăng tới 49,82 USD/ounce, cách mức đỉnh 50,35 USD/ounce hồi tháng 1/1980 không xa.
Nỗi lo ngại về tình hình lạm phát leo thang, trong bối cảnh đồng USD suy yếu tiếp tục là lý do khiến vàng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư như một kênh trú ẩn an toàn. Thêm vào đó, vàng, bạc đồng thời tăng mạnh còn bởi dự đoán Trung Quốc sẽ mua các kim loại quý này để đa dạng dự trữ ngoại hối.
Hãng tin Bloomberg cho hay, theo tờ Tuần san Thế kỷ dẫn nguồn tin giấu tên thì Trung Quốc, nước đang có dự trữ hơn 3.000 tỷ USD, dự định lập các quỹ mới để đầu tư vào năng lượng và kim loại quý hiếm.
"Nhà đầu tư dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà mua chủ yếu các kim loại quý hiếm", chiến lược gia cao cấp Adam Klopfenstein của hãng Lind-Waldock ở Chicago, nhận định.
Trong khi đó, thị trường dầu thô có sự điều chỉnh nhẹ. Chốt ngày, dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 trên sàn New York giảm 1 xu Mỹ xuống 112,28 USD/thùng. Dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 6 giảm 33 xu Mỹ xuống 123,66 USD/thùng. Giá cao nhất trong ngày của hai loại dầu này là 113,48 USD và 124,75 USD.
Trên thị trường ngoại hối sáng 26/3, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm thêm 5 đồng, xuống còn 20.703 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.910 đồng/USD. Tuy nhiên, mức niêm yết tại các ngân hàng cụ thể thấp hơn mức trần rất nhiều.
Cụ thể, tại Vietcombank, đồng bạc xanh được mua vào với giá 20.690 đồng, bán ra với giá 20.760 đồng. Tại Eximbank, đồng USD có giá mua là 20.670 - 20.690 đồng/USD, giá bán là 20.740 đồng/USD. Tại Sacombank, giá USD mua vào là 20.650 - 20.670 đồng, bán ra là 20.750 đồng.