Giá vàng tuần này: Xung lực mới
Nhiều khả năng, lực tăng giá vừa xuất hiện của vàng sẽ còn được duy trì trong tuần này
Sau một loạt thông tin kinh tế bất lợi phát đi từ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ, kỳ vọng mới về chính sách kích thích tăng trưởng đã đẩy giá vàng tăng vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi. Nhiều khả năng, lực tăng giá vừa xuất hiện của vàng sẽ còn được duy trì trong tuần này.
Kết thúc tuần qua, giá vàng giao tháng 8 trên sàn NYMEX đạt mức 1.622,1 USD/oz, tăng 3,2% trong tuần. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco chốt tuần ở mức 1.627,3 USD/oz, tăng 3,5%.
Trong cuộc thăm dò ý kiến dự báo giá vàng tuần này do trang Kitco News tiến hành, có 20/22 người phản hồi nhận định vàng sẽ tăng giá, 2 người nhận định giá giảm và không có nhận định trung tính. Tham gia vào cuộc thăm dò này là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch kỳ hạn, nhà quản lý quỹ và chuyên gia phân tích đồ thị kỹ thuật.
Trong ngày thứ Sáu, đã xuất hiện thêm những bằng chứng cho thấy cỗ máy kinh tế toàn cầu đang vận hành chậm lại. Số liệu về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc và châu Âu đều thấp hơn dự kiến, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Eurozone đã lên mức 11%, cao chưa từng có kể từ khi đồng tiền chung được thiết lập.
Tại Mỹ, chỉ có 69.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 5, mức thấp nhất trong 1 năm qua và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới quan sát. Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lần đầu tiên tăng trong 11 tháng, lên 8,2% từ mức 8,1% trong tháng 4.
Chiến lược gia Adam Klopfeinstein thuộc công ty Archer Financial Services cho rằng, vàng đang tăng giá vì nỗi lo kinh tế toàn cầu suy giảm, nhất là sau khi số liệu việc làm của Mỹ được công bố.
“Vàng đã bật tăng giá trong nỗi sợ hãi. Mọi người vẫn nghĩ nước Mỹ là an toàn, nhưng giờ thì đã xuất hiện những dấu hiệu về sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ. Nhu cầu bị nén đối với vàng bấy lâu nay đang bung ra” ông Klopfeinstein phát biểu.
Hiện nay lợi suất trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục do các nhà đầu tư thời gian qua đổ xô gom mua với tư cách kênh “hầm trú ẩn”. Ông Klopfeinstein cho rằng, trong bối cảnh mà lợi nhuận từ trái phiếu Đức và Mỹ là không đáng kể như thế này, thì sức hấp dẫn của vàng lại gia tăng. Thời gian qua, vàng đã bị giới đầu tư “lạnh nhạt” và giờ thì có thể xem là vàng đang bị định giá thấp hơn mức cần phải có.
“Giá vàng đã có phản ứng tích cực trước các thông tin kinh tế u ám. Sự thay đổi về tâm lý đã diễn ra”, ông Klopfeinstein nói thêm.
Nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng, việc giá vàng phá được ngưỡng cản 1.600 USD/oz là nhờ những kỳ vọng về chính sách kích thích kinh tế mới, có thể từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoặc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Về lý thuyết, với nhiều tiền hơn được bơm nhiều hơn vào thị trường, nguy cơ lạm phát sẽ xuất hiện, mà vàng lại là kênh chống lạm phát hiệu quả nhất. Trên thực tế, điều này đã xảy ra khi các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất và tung tiền mua trái phiếu.
Ông Andrew Busch, chiến lược gia tiền tệ và chính sách công toàn cầu của công ty BMO Capital Markets, nhận định, những đồn đoán về chính sách kích thích “đã làm gia tăng độ bất ổn cho thị trường tài chính toàn cầu.
Phản ứng của giá vàng với mức tăng 60 USD/oz trong phiên thứ Sáu là một ví dụ điển hình về việc các nhà đầu tư muốn bấu víu vào bất kỳ ‘vịnh tránh bão’ nào trong cơn bão này. Các thống kê kinh tế và cách phản ứng của thị trường cho thấy châu Âu đang đối mặt với áp lực lớn phải hành động”.
Tuần này có thể mở ra một giai đoạn mới cho những kỳ vọng về các biện pháp kích thích tăng trưởng thông qua chính sách tiền tệ, mặc dù các nhà quan sát cho rằng, ít có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ hành động ngay.
Trong ngày thứ Tư, báo cáo kinh tế Beige Book của FED sẽ được công bố. Đây là tài liệu được chuẩn bị trước cho cuộc họp chính sách tiền tệ của FED diễn ra vào ngày 19-20/6 này. Các chuyên gia của ngân hàng Nomura cho rằng, bản báo cáo có thể “sẽ cho thấy một quan điểm thận trọng hơn khi mô tả các điều kiện kinh tế hiện nay, nhưng sẽ không tạo cảm hứng cho sự thay đổi chính sách trong cuộc họp tháng 6 của FED”.
Cũng trong ngày thứ Tư tuần này, ECB sẽ họp chính sách tiền tệ định kỳ. Theo dự báo của Nomura, ECB nhiều khả năng sẽ không thay đổi lãi suất cơ bản đồng Euro ở mức 1% cho tới khi nào vị trí thành viên Eurozone của Hy Lạp bớt lung lay. Tuy nhiên, Nomura nhận định, thái độ của ECB đối với tăng trưởng trong cuộc họp này sẽ “mềm mỏng” hơn so với cuộc họp trước.
Thêm vào đó, một số chuyên gia cũng cho rằng, ECB có thể phải có hành động nào đó trước áp lực từ phía thị trường. Trong đó, ECB có thể tái khởi động chương trình mua trái phiếu từ các thành viên Eurozone để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
Theo dự báo của ông Klopfeinstein, nếu xung lực tăng giá của phiên thứ Sáu được duy trì, giá vàng tuần này có thể hướng tới mốc 1.645-1.650 USD/oz. Một khi giá vượt 1.650 USD/oz thì mục tiêu tiếp theo sẽ là mốc 1.680 USD/oz.
Kết thúc tuần qua, giá vàng giao tháng 8 trên sàn NYMEX đạt mức 1.622,1 USD/oz, tăng 3,2% trong tuần. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco chốt tuần ở mức 1.627,3 USD/oz, tăng 3,5%.
Trong cuộc thăm dò ý kiến dự báo giá vàng tuần này do trang Kitco News tiến hành, có 20/22 người phản hồi nhận định vàng sẽ tăng giá, 2 người nhận định giá giảm và không có nhận định trung tính. Tham gia vào cuộc thăm dò này là các công ty kinh doanh vàng, ngân hàng đầu tư, nhà giao dịch kỳ hạn, nhà quản lý quỹ và chuyên gia phân tích đồ thị kỹ thuật.
Trong ngày thứ Sáu, đã xuất hiện thêm những bằng chứng cho thấy cỗ máy kinh tế toàn cầu đang vận hành chậm lại. Số liệu về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc và châu Âu đều thấp hơn dự kiến, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Eurozone đã lên mức 11%, cao chưa từng có kể từ khi đồng tiền chung được thiết lập.
Tại Mỹ, chỉ có 69.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 5, mức thấp nhất trong 1 năm qua và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới quan sát. Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã lần đầu tiên tăng trong 11 tháng, lên 8,2% từ mức 8,1% trong tháng 4.
Chiến lược gia Adam Klopfeinstein thuộc công ty Archer Financial Services cho rằng, vàng đang tăng giá vì nỗi lo kinh tế toàn cầu suy giảm, nhất là sau khi số liệu việc làm của Mỹ được công bố.
“Vàng đã bật tăng giá trong nỗi sợ hãi. Mọi người vẫn nghĩ nước Mỹ là an toàn, nhưng giờ thì đã xuất hiện những dấu hiệu về sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ. Nhu cầu bị nén đối với vàng bấy lâu nay đang bung ra” ông Klopfeinstein phát biểu.
Hiện nay lợi suất trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục do các nhà đầu tư thời gian qua đổ xô gom mua với tư cách kênh “hầm trú ẩn”. Ông Klopfeinstein cho rằng, trong bối cảnh mà lợi nhuận từ trái phiếu Đức và Mỹ là không đáng kể như thế này, thì sức hấp dẫn của vàng lại gia tăng. Thời gian qua, vàng đã bị giới đầu tư “lạnh nhạt” và giờ thì có thể xem là vàng đang bị định giá thấp hơn mức cần phải có.
“Giá vàng đã có phản ứng tích cực trước các thông tin kinh tế u ám. Sự thay đổi về tâm lý đã diễn ra”, ông Klopfeinstein nói thêm.
Nhiều nhà phân tích thị trường cho rằng, việc giá vàng phá được ngưỡng cản 1.600 USD/oz là nhờ những kỳ vọng về chính sách kích thích kinh tế mới, có thể từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoặc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Về lý thuyết, với nhiều tiền hơn được bơm nhiều hơn vào thị trường, nguy cơ lạm phát sẽ xuất hiện, mà vàng lại là kênh chống lạm phát hiệu quả nhất. Trên thực tế, điều này đã xảy ra khi các ngân hàng trung ương lớn hạ lãi suất và tung tiền mua trái phiếu.
Ông Andrew Busch, chiến lược gia tiền tệ và chính sách công toàn cầu của công ty BMO Capital Markets, nhận định, những đồn đoán về chính sách kích thích “đã làm gia tăng độ bất ổn cho thị trường tài chính toàn cầu.
Phản ứng của giá vàng với mức tăng 60 USD/oz trong phiên thứ Sáu là một ví dụ điển hình về việc các nhà đầu tư muốn bấu víu vào bất kỳ ‘vịnh tránh bão’ nào trong cơn bão này. Các thống kê kinh tế và cách phản ứng của thị trường cho thấy châu Âu đang đối mặt với áp lực lớn phải hành động”.
Tuần này có thể mở ra một giai đoạn mới cho những kỳ vọng về các biện pháp kích thích tăng trưởng thông qua chính sách tiền tệ, mặc dù các nhà quan sát cho rằng, ít có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ hành động ngay.
Trong ngày thứ Tư, báo cáo kinh tế Beige Book của FED sẽ được công bố. Đây là tài liệu được chuẩn bị trước cho cuộc họp chính sách tiền tệ của FED diễn ra vào ngày 19-20/6 này. Các chuyên gia của ngân hàng Nomura cho rằng, bản báo cáo có thể “sẽ cho thấy một quan điểm thận trọng hơn khi mô tả các điều kiện kinh tế hiện nay, nhưng sẽ không tạo cảm hứng cho sự thay đổi chính sách trong cuộc họp tháng 6 của FED”.
Cũng trong ngày thứ Tư tuần này, ECB sẽ họp chính sách tiền tệ định kỳ. Theo dự báo của Nomura, ECB nhiều khả năng sẽ không thay đổi lãi suất cơ bản đồng Euro ở mức 1% cho tới khi nào vị trí thành viên Eurozone của Hy Lạp bớt lung lay. Tuy nhiên, Nomura nhận định, thái độ của ECB đối với tăng trưởng trong cuộc họp này sẽ “mềm mỏng” hơn so với cuộc họp trước.
Thêm vào đó, một số chuyên gia cũng cho rằng, ECB có thể phải có hành động nào đó trước áp lực từ phía thị trường. Trong đó, ECB có thể tái khởi động chương trình mua trái phiếu từ các thành viên Eurozone để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.
Theo dự báo của ông Klopfeinstein, nếu xung lực tăng giá của phiên thứ Sáu được duy trì, giá vàng tuần này có thể hướng tới mốc 1.645-1.650 USD/oz. Một khi giá vượt 1.650 USD/oz thì mục tiêu tiếp theo sẽ là mốc 1.680 USD/oz.