Giá vàng và USD cùng bật tăng
Giá vàng trong nước sáng nay (31/3) tiếp tục đi lên mạnh hơn, sau khi nhận được đà tăng cuối ngày hôm trước
Giá vàng trong nước sáng nay (31/3) tiếp tục đi lên mạnh hơn, sau khi nhận được đà tăng cuối ngày hôm trước. Tỷ giá USD liên ngân hàng cũng được nâng thêm 5 đồng/USD.
Vào lúc 9h20, vàng SJC của Công ty Phú Quý được niêm yết ở mức 36,67 triệu đồng/lượng giá mua vào và 36,80 triệu đồng/lượng giá bán ra. Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu cùng thời điểm có giá mua và bán tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h15 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,72 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 36,78 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua và bán ở các mức 36,70 và 36,80 triệu đồng mỗi lượng.
Trước đó, lúc 8h55, vàng SJC của Công ty Phú Quý và vàng Rồng Thăng Long đều được niêm yết ở 36,59 - 36,72 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Còn vàng SBJ lúc 8h35 là 36,67 và 36,71 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại Sacombank được mua và bán ở các mức 36,64 và 36,72 triệu đồng mỗi lượng.
Như vậy, chỉ trong vòng 30 phút vừa qua, giá vàng trong nước đã liên tục được điều chỉnh tăng. Chiều 30/3, giá vàng trong nước đã bật trở lại lên vùng 36,62 triệu đồng/lượng, sau khi rơi xuống vùng 36,53 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch buổi sáng. Việc vàng tăng giá trở lại, là do người dân tăng mua vào khi giá vàng giảm mạnh
Đêm qua, giá vàng thế giới tăng nhẹ trở lại sau khi giảm liên tiếp 4 phiên trước đó. Khủng hoảng nợ công tại châu Âu, chiến sự căng thẳng ở Lybia và nguy cơ phóng xạ tại Nhật Bản một lần nữa khiến nhà đầu tư “chạy” sang kênh trú ẩn này.
Cụ thể, vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tại New York tăng 7,40 USD/ounce (+0,5%) lên 1.424,90 USD/ounce. Trong toàn phiên giao dịch, vàng kỳ hạn này biến động rất khó lường, phạm vi dao động thấp nhất là 1.413,1 USD/ounce, cao nhất lên tới 1.431,70 USD/ounce.
Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch châu Á sáng nay (31/3) tiếp tục đi lên. Hiện, tính tới 8h50, vàng giao ngay tại châu Á đang đứng ở khoảng 1.423,70 USD/ounce.
Hôm qua, Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu nắm quyền chỉ huy các chiến dịch không kích Lybia của liên minh do Mỹ cầm đầu, khi các máy bay chiến đấu và các nguồn lực khác của liên minh bắt đầu nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức quân sự này.
Khối liên minh quân sự gồm 28 thành viên sẽ dần thay thế Mỹ trong các sứ mệnh trên không vốn được các máy bay của Mỹ, Pháp, Anh và các nước liên minh khác đảm trách từ ngày 19/3. Hôm qua, Anh, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hà Lan đã trao toàn bộ hoặc một phần quyền chỉ huy các nguồn lực quân sự của họ cho NATO.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, hôm qua, chính phủ nước này đã ra lệnh kiểm soát khẩn cấp tất cả các lò phản ứng hạt nhân, để đảm bảo một ngày nào đó chúng không gây hậu quả giống như các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima 1. Nước này cũng quyết định hủy 4 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Banri Kaieda đã gửi văn bản tới 9 công ty quản lý điện của Nhật Bản cũng như 2 nhà khai thác điện hạt nhân để thông báo quyết định khẩn cấp nói trên. Nhật Bản hiện có hơn 50 lò phản ứng hạt nhân, tất cả nằm bên bờ biển.
Theo thông tin mới nhất được Công ty điện lực Tokyo công bố hôm qua, nồng độ phóng xạ I-131 trong nước biển khu vực cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 1.300m đã cao gấp 3.355 lần so với mức cho phép. Điều này cho thấy, nồng độ phóng xạ trong nước biển ở khu vực nói trên đã tăng lên rất nhanh và hiện ở mức báo động.
Chiến lược gia thị trường Adam Klopfenstein của hãng Lind-Waldock tại Chicago (Mỹ) cho rằng, bất ổn tại Trung Đông, khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ cho thị trường vàng trong phiên 30/3. “Nhà đầu tư thấy nhiều lý do mua vào hơn là bán ra”, chuyên gia thị trường này cho hay.
Còn theo các chuyên gia kinh tế của ICICI, thì ngoài hai vấn đề trên, nỗi lo nợ công châu Âu, sau khi tổ chức Standard & Poor’s hôm 29/3 hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp và Bồ Đào Nha, cũng là một nhân tố tác động tới thị trường vàng. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất tại cuộc họp 7/4 tới, đà tăng của vàng sẽ bị cản lại.
Tương tự thị trường vàng, giá các kim loại quý khác cũng có sự phục hồi khá mạnh trong phiên giao dịch 30/3. Bạc giao tháng 5 tăng 52 xu Mỹ (+1,4%) lên 37,51 USD/ounce.
Palladium giao tháng 6 tăng 5,15 USD/ounce (+0,7%) lên 758,10 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 tăng 1,7% lên 1.774,10 USD/ounce.
Trong khi đó, thị trường dầu đi xuống, do lượng dầu tồn kho tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo. Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn New York giảm 52 xu Mỹ (-0,5%) xuống 104,27 USD/thùng. Dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 5 trên sàn London giảm 3 xu Mỹ, xuống mức 115,13 USD/thùng.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng 31/3, tỷ giá USD liên ngân hàng tiếp tục tăng thêm 5 đồng/USD, lên 20.703 đồng/USD, cách mức đỉnh 20.713 đồng/USD không xa. Như vậy, chỉ trong hai ngày cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá USD liên ngân hàng lên thêm 15 đồng mỗi USD.
Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.910 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank sáng 31/3, đồng USD được mua vào với giá 20.905 đồng/USD, bán ra ở 20.910 đồng/USD.
Cũng tại Vietcombank, đồng Yên được mua vào ở khoảng giá 247,61 – 250,11 đồng/Yên, bán ra ở 254,99 đồng/Yên. Đồng Euro được giao dịch ở mức 29.374,29 – 29.462,68 đồng/Euro giá mua vào, và 29.858,22 đồng/Euro giá bán ra.
Vào lúc 9h20, vàng SJC của Công ty Phú Quý được niêm yết ở mức 36,67 triệu đồng/lượng giá mua vào và 36,80 triệu đồng/lượng giá bán ra. Vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu cùng thời điểm có giá mua và bán tương tự.
Còn theo bảng giá cập nhật lúc 9h15 của Sacombank, vàng SBJ được mua vào với giá 36,72 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 36,78 triệu đồng/lượng. Vàng SJC được mua và bán ở các mức 36,70 và 36,80 triệu đồng mỗi lượng.
Trước đó, lúc 8h55, vàng SJC của Công ty Phú Quý và vàng Rồng Thăng Long đều được niêm yết ở 36,59 - 36,72 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Còn vàng SBJ lúc 8h35 là 36,67 và 36,71 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại Sacombank được mua và bán ở các mức 36,64 và 36,72 triệu đồng mỗi lượng.
Như vậy, chỉ trong vòng 30 phút vừa qua, giá vàng trong nước đã liên tục được điều chỉnh tăng. Chiều 30/3, giá vàng trong nước đã bật trở lại lên vùng 36,62 triệu đồng/lượng, sau khi rơi xuống vùng 36,53 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch buổi sáng. Việc vàng tăng giá trở lại, là do người dân tăng mua vào khi giá vàng giảm mạnh
Đêm qua, giá vàng thế giới tăng nhẹ trở lại sau khi giảm liên tiếp 4 phiên trước đó. Khủng hoảng nợ công tại châu Âu, chiến sự căng thẳng ở Lybia và nguy cơ phóng xạ tại Nhật Bản một lần nữa khiến nhà đầu tư “chạy” sang kênh trú ẩn này.
Cụ thể, vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tại New York tăng 7,40 USD/ounce (+0,5%) lên 1.424,90 USD/ounce. Trong toàn phiên giao dịch, vàng kỳ hạn này biến động rất khó lường, phạm vi dao động thấp nhất là 1.413,1 USD/ounce, cao nhất lên tới 1.431,70 USD/ounce.
Trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch châu Á sáng nay (31/3) tiếp tục đi lên. Hiện, tính tới 8h50, vàng giao ngay tại châu Á đang đứng ở khoảng 1.423,70 USD/ounce.
Hôm qua, Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu nắm quyền chỉ huy các chiến dịch không kích Lybia của liên minh do Mỹ cầm đầu, khi các máy bay chiến đấu và các nguồn lực khác của liên minh bắt đầu nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức quân sự này.
Khối liên minh quân sự gồm 28 thành viên sẽ dần thay thế Mỹ trong các sứ mệnh trên không vốn được các máy bay của Mỹ, Pháp, Anh và các nước liên minh khác đảm trách từ ngày 19/3. Hôm qua, Anh, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hà Lan đã trao toàn bộ hoặc một phần quyền chỉ huy các nguồn lực quân sự của họ cho NATO.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, hôm qua, chính phủ nước này đã ra lệnh kiểm soát khẩn cấp tất cả các lò phản ứng hạt nhân, để đảm bảo một ngày nào đó chúng không gây hậu quả giống như các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima 1. Nước này cũng quyết định hủy 4 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Banri Kaieda đã gửi văn bản tới 9 công ty quản lý điện của Nhật Bản cũng như 2 nhà khai thác điện hạt nhân để thông báo quyết định khẩn cấp nói trên. Nhật Bản hiện có hơn 50 lò phản ứng hạt nhân, tất cả nằm bên bờ biển.
Theo thông tin mới nhất được Công ty điện lực Tokyo công bố hôm qua, nồng độ phóng xạ I-131 trong nước biển khu vực cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 khoảng 1.300m đã cao gấp 3.355 lần so với mức cho phép. Điều này cho thấy, nồng độ phóng xạ trong nước biển ở khu vực nói trên đã tăng lên rất nhanh và hiện ở mức báo động.
Chiến lược gia thị trường Adam Klopfenstein của hãng Lind-Waldock tại Chicago (Mỹ) cho rằng, bất ổn tại Trung Đông, khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ cho thị trường vàng trong phiên 30/3. “Nhà đầu tư thấy nhiều lý do mua vào hơn là bán ra”, chuyên gia thị trường này cho hay.
Còn theo các chuyên gia kinh tế của ICICI, thì ngoài hai vấn đề trên, nỗi lo nợ công châu Âu, sau khi tổ chức Standard & Poor’s hôm 29/3 hạ bậc tín nhiệm của Hy Lạp và Bồ Đào Nha, cũng là một nhân tố tác động tới thị trường vàng. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất tại cuộc họp 7/4 tới, đà tăng của vàng sẽ bị cản lại.
Tương tự thị trường vàng, giá các kim loại quý khác cũng có sự phục hồi khá mạnh trong phiên giao dịch 30/3. Bạc giao tháng 5 tăng 52 xu Mỹ (+1,4%) lên 37,51 USD/ounce.
Palladium giao tháng 6 tăng 5,15 USD/ounce (+0,7%) lên 758,10 USD/ounce. Bạch kim giao tháng 7 tăng 1,7% lên 1.774,10 USD/ounce.
Trong khi đó, thị trường dầu đi xuống, do lượng dầu tồn kho tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo. Dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 trên sàn New York giảm 52 xu Mỹ (-0,5%) xuống 104,27 USD/thùng. Dầu thô Brent Biển Bắc giao tháng 5 trên sàn London giảm 3 xu Mỹ, xuống mức 115,13 USD/thùng.
Trên thị trường ngoại hối trong nước sáng 31/3, tỷ giá USD liên ngân hàng tiếp tục tăng thêm 5 đồng/USD, lên 20.703 đồng/USD, cách mức đỉnh 20.713 đồng/USD không xa. Như vậy, chỉ trong hai ngày cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá USD liên ngân hàng lên thêm 15 đồng mỗi USD.
Tỷ giá trần áp dụng tại các ngân hàng thương mại là 20.910 đồng/USD. Cụ thể, tại Vietcombank sáng 31/3, đồng USD được mua vào với giá 20.905 đồng/USD, bán ra ở 20.910 đồng/USD.
Cũng tại Vietcombank, đồng Yên được mua vào ở khoảng giá 247,61 – 250,11 đồng/Yên, bán ra ở 254,99 đồng/Yên. Đồng Euro được giao dịch ở mức 29.374,29 – 29.462,68 đồng/Euro giá mua vào, và 29.858,22 đồng/Euro giá bán ra.