Giá vàng vẫn tăng nhưng không còn đáng ngại?
Phiên giao dịch đêm qua (13/9), giá vàng quốc tế giao tháng 12 tăng 16,80 USD, xuất phát bởi nỗi lo nợ công châu Âu khó giải trừ
Phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của chứng khoán Mỹ cùng sự phục hồi của các sàn châu Âu phiên đêm qua (13/9) có thể được xem là tín hiệu cho thấy nhà đầu tư đã bớt lo lắng về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp và khả năng nợ công châu Âu bung vỡ, lan rộng khắp nơi.
Phiên hôm qua (13/9), trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% lên 11.105,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,91%, đóng cửa ở 1.172,87 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,49%, chốt phiên ở 2.532,15 điểm. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall giảm nhẹ xuống 38 điểm.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng hồi phục mạnh sau khi tuột dốc quá nhiều vài phiên trước. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 của thị trường Anh quốc tăng 0,87% lên 5.174,25 điểm. Chỉ số CAC 40 của chứng khoán Pháp cộng 1,41% lên 2.894,93 điểm và chỉ số DAX của thị trường Đức tiến 1,85% lên 5.166,36 điểm.
Phiên liền trước, khả năng Trung Quốc sẽ mua một lượng lớn trái phiếu của Italy đã góp phần xoa dịu những lo lắng của nhà đầu tư về một mắt xích yếu ớt khác của khu vực đồng Euro đang ngập đầu trong nợ nần. Theo tờ Financial Times, Italy đã đề nghị Trung Quốc mua trái phiếu, với hy vọng giúp Italy vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại.
Các nhà chức trách Italy cho biết, lãnh đạo Tập đoàn đầu tư trung Quốc (CIC) đã dẫn đầu một phái đoàn tới Rome hồi tuần trước và đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Tài chính Giulio Tremonti và đơn vị kiểm soát Cassa Depositi e Prestiti của Italy về việc mở ra một quỹ chiến lược Italy cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2 tuần trước, các nhà chức trách của Italia đã đến Bắc Kinh để gặp CIC và Cục Quản lý nhà nước về ngoại hối - cơ quan đang quản lý khoản 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Các cuộc đàm phán xa hơn được kỳ vọng sẽ được diễn ra sớm trong thời gian tới.
Một diễn biến khác cũng liên quan tới tình hình châu Âu là việc hôm 12/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo cấp cho Bồ Đào Nha khoản tín dụng trị giá 3,98 tỷ Euro (5,4 tỷ USD). Đây là một phần trong gói cứu trợ 3 năm trị giá 78 tỷ euro mà Liên minh châu Âu (EU) và IMF cam kết dành cho nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này.
Trung tuần tháng 5 vừa qua, IMF đã thông qua khoản vay trị giá 27 tỷ Euro cho Bồ Đào Nha, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. IMF nêu rõ khoản tiền trên sẽ được cấp cho Bồ Đào Nha trong vòng 3 năm nhằm giúp nước này có thể vay tiền từ các thị trường, trong khi nước này cam kết thực hiện các bước đi cần thiết về chính sách để khôi phục nền kinh tế.
Trong năm 2011, tổng số tiền mà Bồ Đào Nha sẽ nhận được bao gồm 12,6 tỷ Euro từ nguồn của IMF và 25,2 tỷ Euro từ nguồn của Liên minh châu Âu (EU). Các khoản tiền này là một phần trong gói cứu trợ tài chính trị giá 78 tỷ euro giải ngân trong ba năm mà giới lãnh đạo IMF và EU đã nhất trí dành cho Bồ Đào Nha.
Theo thỏa thuận với IMF, Chính phủ Bồ Đào Nha phải đưa ra một chương trình nhằm ổn định khu vực tài chính, trong đó coi việc phát triển kinh tế và tạo việc làm là trọng tâm. Bồ Đào Nha cũng sẽ phải tiến hành cắt giảm mạnh hơn các khoản chi tiêu công, tăng thuế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, cải cách thị trường lao động cũng như hệ thống tư pháp.
Tuy nhiên, những thông tin lạc quan này có thể sẽ chưa đủ nếu châu Âu không đưa ra được một biện pháp hữu hiệu hơn và nhanh hơn. Nhà đầu tư cổ phiếu đang chờ đợi kết quả cuộc điện đàm sẽ diễn ra trong ngày hôm nay giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou.
Trong bản báo cáo mới nhất đề ngày 12/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế khẳng định, châu Âu cũng như Mỹ cần giải quyết nhanh những căng thẳng tài chính. Điều này có tầm quan trọng sống còn đối với thành công của nỗ lực ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế thế giới rơi trở lại suy thoái.
Trên cơ sở phân tích các dòng kinh tế cũng như các hiểm họa lây lan giữa các nền kinh tế, IMF nhấn mạnh các liên kết tài chính và các kênh tài chính đóng vai trò quan trọng làm lan truyền các cơn sốc kinh tế và tài chính trên toàn cầu. Các chính sách tài chính và cơn sốc kinh tế trong các nền kinh tế lớn có thể gây bất ổn không chỉ các nền kinh tế khu vực mà cả toàn cầu.
Mới đây, có tin nói rằng, khả năng Hy Lạp vỡ nợ trong vòng 5 năm tới đã tăng lên tới 98%, sau khi Thủ tướng nước này George Papandreou thất bại trong việc làm yên lòng giới đầu tư toàn cầu về khả năng Athens có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng Euro.
Những lời hứa của ông Papandreou về việc tuân thủ các mục tiêu thâm hụt theo điều kiện của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dần mất đi hiệu lực khi những dữ liệu gần đây cho thấy thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trong 8 tháng đầu năm nay đã tăng 22%.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của nước này tăng 70%. Gần đây nhất, Athens cũng dự báo kinh tế sẽ suy giảm trên 5% trong năm 2011, trong khi Ủy ban châu Âu đưa ra con số dự báo là 3,8%, do các biện pháp thắt lưng buộc bụng khiến tình trạng suy thoái trở nên tồi tệ hơn.
Tờ Les Echos của Pháp ngày 12/9 nhận định, Athens đã cố gắng để tránh nguy cơ phá sản khi đưa ra kế hoạch cắt giảm thêm ngân sách 2 tỷ Euro để hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tập đoàn tái bảo hiểm SCOR, nguy cơ khu vực đồng Euro tan rã vẫn có thể trở thành hiện thực.
Trong khi, tuần báo Der Spiegel đưa tin Chính phủ Đức đang chuẩn bị hai kế hoạch để đối phó với tình huống Hy Lạp vỡ nợ. Theo đó, ở kịch bản thứ nhất nước này sẽ vẫn ở lại Khu vực đồng euro, còn trong kịch bản thứ hai, Hy Lạp sẽ quay trở lại với đồng nội tệ (drachma).
Việc ông Juergen Stark - một thành viên Hội đồng quản trị ECB, người phản đối ngân hàng này mua trái phiếu của các nước đang mắc nợ - xin từ chức khi nhiệm kỳ của ông tới tháng 5/2014 mới kết thúc cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong ECB về cách thức đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ.
Phiên giao dịch đêm qua, xuất phát từ nỗi lo này, giá vàng quốc tế giao tháng 12 tăng 16,80 USD, tương đương 0,9%, đóng cửa ở mức 1.830,10 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Giá tăng cao nhất lên đến 1.847,50 USD/ounce. Giá kim loại quý đã tăng 29% trong năm nay, đạt kỷ lục 1.923,70 USD/ounce vào ngày 6/9.
Theo chuyên gia phân tích Daniel Briesemann của ngân hàng Commerzbank AG ở Frankfurt, "cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia trong khu vực đồng Euro vẫn chi phối thị trường". Còn theo Sterling Smith, một nhà phân tích của Country Hedging Inc. tại St. Paul, Minnesota, "lo ngại về Hy Lạp không giảm". Do vậy, nhà đầu tư vẫn coi vàng là nơi trú ẩn an toàn.
Thêm vào đó, cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 cũng không đi đến bất kỳ một kết luận cụ thể nào, đã gây thất vọng cho các nhà đầu tư vốn hy vọng nhóm này sẽ cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giữ vững nền tảng của các thị trường tài chính.
Ngoài ra, trong ngày 12/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố các chỉ số kinh tế tổng hợp của tất cả 34 nước thành viên OECD cho thấy, hoạt động kinh tế của câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới này đã giảm từ 102,1 điểm trong tháng Sáu xuống 101,6 điểm trong tháng Bảy vừa qua, kéo dài đà suy giảm liên tục suốt bốn tháng qua.
Báo cáo này cho thấy nguy cơ suy thoái ngày càng rõ hơn ở các nền kinh tế lớn nhất và giàu nhất thế giới, kể cả các nước thành viên và không thành viên tổ chức này. OECD nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển thuộc OECD và không thuộc OECD sẽ tiếp tục chậm và suy giảm khiến nguy cơ các nền kinh tế rơi vào suy thoái từ quý 2 gia tăng.
Nghiên cứu của OECD cho biết các nền kinh tế phát triển có nguy cơ suy thoái tăng lên bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Mỹ và Anh. Các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu có nguy cơ suy thoái có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Tăng trưởng GDP toàn OECD giảm từ 0,3% trong quý I/2011 xuống 0,2% trong quý 2.
Riêng tại Mỹ, theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính nước này, thâm hụt ngân sách trong tháng 8 tăng lên 134,2 tỷ USD, vượt xa mức thâm hụt 90,5 tỷ USD trong tháng 8 năm ngoái. Kế hoạch 447 tỷ USD nhằm cải thiện thị trường việc làm của Tổng thống Obama có thể làm gia tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm 1.000 tỷ USD, đẩy nợ Mỹ vượt trần.
Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá hiện lại, Ủy ban ngân sách Nhà Trắng và Ủy ban ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ ở mức 1.300 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc ngày 30/9 tới, thấp hơn khoảng 10 tỷ USD so với năm 2010. Cả hai ủy ban này đều hạ mức thâm hụt dự báo trong năm tài chính tiếp theo.
Phiên hôm qua (13/9), trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% lên 11.105,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,91%, đóng cửa ở 1.172,87 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,49%, chốt phiên ở 2.532,15 điểm. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall giảm nhẹ xuống 38 điểm.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng hồi phục mạnh sau khi tuột dốc quá nhiều vài phiên trước. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 của thị trường Anh quốc tăng 0,87% lên 5.174,25 điểm. Chỉ số CAC 40 của chứng khoán Pháp cộng 1,41% lên 2.894,93 điểm và chỉ số DAX của thị trường Đức tiến 1,85% lên 5.166,36 điểm.
Phiên liền trước, khả năng Trung Quốc sẽ mua một lượng lớn trái phiếu của Italy đã góp phần xoa dịu những lo lắng của nhà đầu tư về một mắt xích yếu ớt khác của khu vực đồng Euro đang ngập đầu trong nợ nần. Theo tờ Financial Times, Italy đã đề nghị Trung Quốc mua trái phiếu, với hy vọng giúp Italy vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại.
Các nhà chức trách Italy cho biết, lãnh đạo Tập đoàn đầu tư trung Quốc (CIC) đã dẫn đầu một phái đoàn tới Rome hồi tuần trước và đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Tài chính Giulio Tremonti và đơn vị kiểm soát Cassa Depositi e Prestiti của Italy về việc mở ra một quỹ chiến lược Italy cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2 tuần trước, các nhà chức trách của Italia đã đến Bắc Kinh để gặp CIC và Cục Quản lý nhà nước về ngoại hối - cơ quan đang quản lý khoản 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Các cuộc đàm phán xa hơn được kỳ vọng sẽ được diễn ra sớm trong thời gian tới.
Một diễn biến khác cũng liên quan tới tình hình châu Âu là việc hôm 12/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo cấp cho Bồ Đào Nha khoản tín dụng trị giá 3,98 tỷ Euro (5,4 tỷ USD). Đây là một phần trong gói cứu trợ 3 năm trị giá 78 tỷ euro mà Liên minh châu Âu (EU) và IMF cam kết dành cho nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) này.
Trung tuần tháng 5 vừa qua, IMF đã thông qua khoản vay trị giá 27 tỷ Euro cho Bồ Đào Nha, nhằm giúp nước này thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. IMF nêu rõ khoản tiền trên sẽ được cấp cho Bồ Đào Nha trong vòng 3 năm nhằm giúp nước này có thể vay tiền từ các thị trường, trong khi nước này cam kết thực hiện các bước đi cần thiết về chính sách để khôi phục nền kinh tế.
Trong năm 2011, tổng số tiền mà Bồ Đào Nha sẽ nhận được bao gồm 12,6 tỷ Euro từ nguồn của IMF và 25,2 tỷ Euro từ nguồn của Liên minh châu Âu (EU). Các khoản tiền này là một phần trong gói cứu trợ tài chính trị giá 78 tỷ euro giải ngân trong ba năm mà giới lãnh đạo IMF và EU đã nhất trí dành cho Bồ Đào Nha.
Theo thỏa thuận với IMF, Chính phủ Bồ Đào Nha phải đưa ra một chương trình nhằm ổn định khu vực tài chính, trong đó coi việc phát triển kinh tế và tạo việc làm là trọng tâm. Bồ Đào Nha cũng sẽ phải tiến hành cắt giảm mạnh hơn các khoản chi tiêu công, tăng thuế, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, cải cách thị trường lao động cũng như hệ thống tư pháp.
Tuy nhiên, những thông tin lạc quan này có thể sẽ chưa đủ nếu châu Âu không đưa ra được một biện pháp hữu hiệu hơn và nhanh hơn. Nhà đầu tư cổ phiếu đang chờ đợi kết quả cuộc điện đàm sẽ diễn ra trong ngày hôm nay giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou.
Trong bản báo cáo mới nhất đề ngày 12/9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế khẳng định, châu Âu cũng như Mỹ cần giải quyết nhanh những căng thẳng tài chính. Điều này có tầm quan trọng sống còn đối với thành công của nỗ lực ngăn chặn nguy cơ nền kinh tế thế giới rơi trở lại suy thoái.
Trên cơ sở phân tích các dòng kinh tế cũng như các hiểm họa lây lan giữa các nền kinh tế, IMF nhấn mạnh các liên kết tài chính và các kênh tài chính đóng vai trò quan trọng làm lan truyền các cơn sốc kinh tế và tài chính trên toàn cầu. Các chính sách tài chính và cơn sốc kinh tế trong các nền kinh tế lớn có thể gây bất ổn không chỉ các nền kinh tế khu vực mà cả toàn cầu.
Mới đây, có tin nói rằng, khả năng Hy Lạp vỡ nợ trong vòng 5 năm tới đã tăng lên tới 98%, sau khi Thủ tướng nước này George Papandreou thất bại trong việc làm yên lòng giới đầu tư toàn cầu về khả năng Athens có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng Euro.
Những lời hứa của ông Papandreou về việc tuân thủ các mục tiêu thâm hụt theo điều kiện của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dần mất đi hiệu lực khi những dữ liệu gần đây cho thấy thâm hụt ngân sách của Hy Lạp trong 8 tháng đầu năm nay đã tăng 22%.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của nước này tăng 70%. Gần đây nhất, Athens cũng dự báo kinh tế sẽ suy giảm trên 5% trong năm 2011, trong khi Ủy ban châu Âu đưa ra con số dự báo là 3,8%, do các biện pháp thắt lưng buộc bụng khiến tình trạng suy thoái trở nên tồi tệ hơn.
Tờ Les Echos của Pháp ngày 12/9 nhận định, Athens đã cố gắng để tránh nguy cơ phá sản khi đưa ra kế hoạch cắt giảm thêm ngân sách 2 tỷ Euro để hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tập đoàn tái bảo hiểm SCOR, nguy cơ khu vực đồng Euro tan rã vẫn có thể trở thành hiện thực.
Trong khi, tuần báo Der Spiegel đưa tin Chính phủ Đức đang chuẩn bị hai kế hoạch để đối phó với tình huống Hy Lạp vỡ nợ. Theo đó, ở kịch bản thứ nhất nước này sẽ vẫn ở lại Khu vực đồng euro, còn trong kịch bản thứ hai, Hy Lạp sẽ quay trở lại với đồng nội tệ (drachma).
Việc ông Juergen Stark - một thành viên Hội đồng quản trị ECB, người phản đối ngân hàng này mua trái phiếu của các nước đang mắc nợ - xin từ chức khi nhiệm kỳ của ông tới tháng 5/2014 mới kết thúc cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong ECB về cách thức đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ.
Phiên giao dịch đêm qua, xuất phát từ nỗi lo này, giá vàng quốc tế giao tháng 12 tăng 16,80 USD, tương đương 0,9%, đóng cửa ở mức 1.830,10 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Giá tăng cao nhất lên đến 1.847,50 USD/ounce. Giá kim loại quý đã tăng 29% trong năm nay, đạt kỷ lục 1.923,70 USD/ounce vào ngày 6/9.
Theo chuyên gia phân tích Daniel Briesemann của ngân hàng Commerzbank AG ở Frankfurt, "cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia trong khu vực đồng Euro vẫn chi phối thị trường". Còn theo Sterling Smith, một nhà phân tích của Country Hedging Inc. tại St. Paul, Minnesota, "lo ngại về Hy Lạp không giảm". Do vậy, nhà đầu tư vẫn coi vàng là nơi trú ẩn an toàn.
Thêm vào đó, cuộc họp cuối tuần qua của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 cũng không đi đến bất kỳ một kết luận cụ thể nào, đã gây thất vọng cho các nhà đầu tư vốn hy vọng nhóm này sẽ cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để giữ vững nền tảng của các thị trường tài chính.
Ngoài ra, trong ngày 12/9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố các chỉ số kinh tế tổng hợp của tất cả 34 nước thành viên OECD cho thấy, hoạt động kinh tế của câu lạc bộ các nước giàu nhất thế giới này đã giảm từ 102,1 điểm trong tháng Sáu xuống 101,6 điểm trong tháng Bảy vừa qua, kéo dài đà suy giảm liên tục suốt bốn tháng qua.
Báo cáo này cho thấy nguy cơ suy thoái ngày càng rõ hơn ở các nền kinh tế lớn nhất và giàu nhất thế giới, kể cả các nước thành viên và không thành viên tổ chức này. OECD nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển thuộc OECD và không thuộc OECD sẽ tiếp tục chậm và suy giảm khiến nguy cơ các nền kinh tế rơi vào suy thoái từ quý 2 gia tăng.
Nghiên cứu của OECD cho biết các nền kinh tế phát triển có nguy cơ suy thoái tăng lên bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Mỹ và Anh. Các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu có nguy cơ suy thoái có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Tăng trưởng GDP toàn OECD giảm từ 0,3% trong quý I/2011 xuống 0,2% trong quý 2.
Riêng tại Mỹ, theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính nước này, thâm hụt ngân sách trong tháng 8 tăng lên 134,2 tỷ USD, vượt xa mức thâm hụt 90,5 tỷ USD trong tháng 8 năm ngoái. Kế hoạch 447 tỷ USD nhằm cải thiện thị trường việc làm của Tổng thống Obama có thể làm gia tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm 1.000 tỷ USD, đẩy nợ Mỹ vượt trần.
Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá hiện lại, Ủy ban ngân sách Nhà Trắng và Ủy ban ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ ở mức 1.300 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc ngày 30/9 tới, thấp hơn khoảng 10 tỷ USD so với năm 2010. Cả hai ủy ban này đều hạ mức thâm hụt dự báo trong năm tài chính tiếp theo.