Giấc mơ “vua” viễn thông Mỹ của AT&T khó thành
Bộ Tư pháp Mỹ đã cố gắng ngăn chặn thương vụ thâu tóm hãng viễn thông T-Mobile của nhà mạng lớn thứ hai nước này - AT&T
Trong một động thái khá bất thường, hôm qua (31/8), Bộ Tư pháp Mỹ đã cố gắng ngăn chặn thương vụ thâu tóm hãng viễn thông T-Mobile của nhà mạng lớn thứ hai nước này - AT&T với giá trị lên đến 39 tỷ USD, trang Market Watch cho hay.
Bộ Tư pháp Mỹ cho hay, thỏa thuận này nếu được chấp thuận sẽ làm giảm bớt sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông Mỹ. Do đó, theo Bộ Tư pháp Mỹ, thương vụ này cần phải bị xếp vào diện "vi phạm đạo luật chống độc quyền".
Trước đó, trong tháng 3, AT&T đã thông báo về kế hoạch mua lại hãng viễn thông lớn thứ 4 ở Mỹ, T-Mobile. Theo hãng nghiên cứu thị trường ComScore, AT&T chiếm khoảng 27% thị phần thuê bao di động tại Mỹ trong tháng 12/2010. Trong khi, T-Mobile chiếm khoảng 12%.
Dự kiến, thỏa thuận mua bán giữa AT&T và T-Mobile sẽ giúp cho AT&T chính thức trở thành hãng viễn thông lớn nhất tại thị trường Mỹ, dọn đường cho việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới 4G đến đông đảo người dùng trong năm nay.
Charles Golvin, chuyên gia phân tích thị trường của hãng Forrester cho biết, việc AT&T mua lại T-Mobile có thể sẽ mang lại cả tin tốt và tin xấu cho người dùng. Tin tốt là dịch vụ sẽ được cải thiện về cả chất lượng và phạm vi hoạt động.
Tin xấu là chi phí dịch vụ không vì thế mà giảm, ngược lại khi AT&T và Verizon chiếm tới 3/4 thị phần tại Mỹ, hai nhà mạng này có thể sẽ độc quyền một số dịch vụ.
Giới phân tích vào thời điểm đó cho hay, để thương vụ thâu tóm T-Mobile thành công, AT&T phải vượt qua nhiều chướng ngại vật. Điều này là thực tế, bởi vài ngày sau, nhà mạng Sprint Nextel đã lên tiếng sẽ chiến đấu chống vụ mua bán này.
"Sprint kêu gọi Chính phủ Mỹ ngăn chặn vụ mua lại phản cạnh tranh này. Sự sáp nhập này sẽ gây hại cho người tiêu dùng, gây hại cho môi trường cạnh tranh", bà Vonya McCann, phó chủ tịch Sprint phụ trách mảng quan hệ với chính phủ cho biết hôm 28/3.
Theo Sprint, thỏa thuận mua lại của AT&T sẽ đưa môi trường cạnh tranh quay trở lại thập niên mở cửa ngành công nghiệp viễn thông Mỹ, sau sự tan rã độc quyền của AT&T hồi những năm 1980.
"Thay mặt cho khách hàng của chúng tôi, ngành công nghiệp của chúng tôi và đất nước của chúng tôi, Sprint sẽ chiến đấu chống lại nỗ lực kéo lùi thời gian đến 25 năm này của AT&T", bà McCann tuyên bố.
Như vậy, với đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ hôm qua, AT&T sẽ không thể thâu tóm T-Mobile như kế hoạch và nhà mạng này sẽ phải chịu một cú sốc lớn. Trước đó, AT&T nói nếu vụ mua bán này thất bại, họ sẽ đền Deutsche Telekom (tập đoàn sở hữu T-Mobile) số tiền lên tới 6 tỷ USD.
Đại diện nhà mạng AT&T hôm qua tuyên bố họ cảm thấy "ngạc nhiên" và "thất vọng" về quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ. Cổ phiếu của AT&T đã giảm 4%, trong khi giá trị cổ phiếu của hãng Deutsche Telekom bị bốc hơi gần 8% trong phiên giao dịch hôm 31/8 ở Phố Wall.
Bộ Tư pháp Mỹ cho hay, thỏa thuận này nếu được chấp thuận sẽ làm giảm bớt sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông Mỹ. Do đó, theo Bộ Tư pháp Mỹ, thương vụ này cần phải bị xếp vào diện "vi phạm đạo luật chống độc quyền".
Trước đó, trong tháng 3, AT&T đã thông báo về kế hoạch mua lại hãng viễn thông lớn thứ 4 ở Mỹ, T-Mobile. Theo hãng nghiên cứu thị trường ComScore, AT&T chiếm khoảng 27% thị phần thuê bao di động tại Mỹ trong tháng 12/2010. Trong khi, T-Mobile chiếm khoảng 12%.
Dự kiến, thỏa thuận mua bán giữa AT&T và T-Mobile sẽ giúp cho AT&T chính thức trở thành hãng viễn thông lớn nhất tại thị trường Mỹ, dọn đường cho việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới 4G đến đông đảo người dùng trong năm nay.
Charles Golvin, chuyên gia phân tích thị trường của hãng Forrester cho biết, việc AT&T mua lại T-Mobile có thể sẽ mang lại cả tin tốt và tin xấu cho người dùng. Tin tốt là dịch vụ sẽ được cải thiện về cả chất lượng và phạm vi hoạt động.
Tin xấu là chi phí dịch vụ không vì thế mà giảm, ngược lại khi AT&T và Verizon chiếm tới 3/4 thị phần tại Mỹ, hai nhà mạng này có thể sẽ độc quyền một số dịch vụ.
Giới phân tích vào thời điểm đó cho hay, để thương vụ thâu tóm T-Mobile thành công, AT&T phải vượt qua nhiều chướng ngại vật. Điều này là thực tế, bởi vài ngày sau, nhà mạng Sprint Nextel đã lên tiếng sẽ chiến đấu chống vụ mua bán này.
"Sprint kêu gọi Chính phủ Mỹ ngăn chặn vụ mua lại phản cạnh tranh này. Sự sáp nhập này sẽ gây hại cho người tiêu dùng, gây hại cho môi trường cạnh tranh", bà Vonya McCann, phó chủ tịch Sprint phụ trách mảng quan hệ với chính phủ cho biết hôm 28/3.
Theo Sprint, thỏa thuận mua lại của AT&T sẽ đưa môi trường cạnh tranh quay trở lại thập niên mở cửa ngành công nghiệp viễn thông Mỹ, sau sự tan rã độc quyền của AT&T hồi những năm 1980.
"Thay mặt cho khách hàng của chúng tôi, ngành công nghiệp của chúng tôi và đất nước của chúng tôi, Sprint sẽ chiến đấu chống lại nỗ lực kéo lùi thời gian đến 25 năm này của AT&T", bà McCann tuyên bố.
Như vậy, với đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ hôm qua, AT&T sẽ không thể thâu tóm T-Mobile như kế hoạch và nhà mạng này sẽ phải chịu một cú sốc lớn. Trước đó, AT&T nói nếu vụ mua bán này thất bại, họ sẽ đền Deutsche Telekom (tập đoàn sở hữu T-Mobile) số tiền lên tới 6 tỷ USD.
Đại diện nhà mạng AT&T hôm qua tuyên bố họ cảm thấy "ngạc nhiên" và "thất vọng" về quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ. Cổ phiếu của AT&T đã giảm 4%, trong khi giá trị cổ phiếu của hãng Deutsche Telekom bị bốc hơi gần 8% trong phiên giao dịch hôm 31/8 ở Phố Wall.