Giấc mộng thẻ xanh với nhà đầu tư Việt
Thời gian để xét duyệt một hồ sơ định cư theo diện đầu tư sẽ vào khoảng từ 2 tháng đến 1 năm, tùy nước
Ông Phạm Đình Nguyên, doanh nhân Việt Nam đã mua thị trấn Buford tại Mỹ tiết lộ sẽ đem cà phê Việt sang kinh doanh tại đây. Người hiểu việc cho rằng, bên cạnh cơ hội kinh doanh, anh còn có cơ hội thẻ xanh!
“Bạn sẽ trở thành người thường trú, bạn sẽ là công dân quốc tế và không còn phải xin visa khi nhập cảnh vào các nước tiên tiến trên thế giới. Bạn có thêm sự lựa chọn đa dạng hóa danh mục đầu tư tại Mỹ. Bạn sẽ có cơ hội phát triển tương lai thế hệ sau vì con cái được học miễn phí. Lợi nhuận đạt 151%/năm”… Những quảng cáo này đã trở nên khá phổ biến trong chương trình mời gọi các nhà đầu tư Việt Nam.
Tất nhiên, thông điệp tương tự còn được gửi đến các thị trường Úc, Canada, Singapore… Và điểm đến cũng không chỉ có Mỹ mà còn có những cái tên khá lạ lẫm, ví dụ như đảo quốc St. Kiss và Nevis…
Tiền đâu đầu tiên
Mức tiền cần bỏ ra của mỗi nhà đầu tư vào từng quốc gia cũng khác nhau khá xa. Ví như, muốn định cư ở Singapore phải đầu tư ít nhất 2,5 triệu Đô la Singapore vào một công ty mới hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp sẵn có với doanh thu hàng năm ít nhất 30 triệu Đô la Singapore.
Ngoài ra, một trong những điều kiện bắt buộc với người muốn định cư ở Singapore là phải báo cáo mức chi tiêu hàng năm khi giấy phép định cư được cấp mới 3-5 năm/lần.
Muốn có visa định cư E-B5 tại Mỹ dạng cơ bản thì cần đầu tư 1 triệu USD, nếu vào đặc khu thì chỉ cần 500.000 USD.
Muốn có cơ hội định cư tại Quebec (Canada), nhà đầu tư cần chứng minh khối tài sản riêng trị giá 1,6 triệu Đô la Canada và kèm theo đó là khoản đầu tư trị giá 800.000 Đô la Canada.
Tại Australia, nhà đầu tư cần có ngân khoản 1,5 triệu Đô la Australia để đầu tư vào trái phiếu nhà nước của bang bảo lãnh và sẽ được hoàn lại sau 4 năm với lãi suất trung bình 4-5%/năm, ngoài ra còn một số ràng buộc về tài sản khác…
Trong khi đó, nếu muốn đầu tư vào liên bang St Kiss và Nevis thì cần đầu tư vào một dự án phát triển bất động sản được phê duyệt bởi chính phủ với mức tiền là 400.000 USD hoặc đóng góp cho quỹ đa dạng hóa ngành đường ở đây với mức từ 250.000 đến 400.000 USD.
Nhưng tiền không phải là tất cả
Ông Lê Sơn, một doanh nhân tại Tp.HCM đã tham gia khá nhiều hội thảo mời gọi đầu tư để có cơ hội định cư nước ngoài, nói: “Mới nghe qua thì khá hấp dẫn, nhưng xem ra muốn hoàn tất việc này ngoài việc có đủ tiền bạc, còn mất khá nhiều thời gian xem xét và tính toán”.
Nhiều quốc gia khi cho phép người nước ngoài sử dụng chương trình định cư với tư cách nhà đầu tư, thường kèm theo các quy định rất chặt chẽ về trình độ kinh doanh, về khả năng tài chính, chứng minh tài chính.
Theo công ty tư vấn Immica, quy trình để đầu tư vào Mỹ dạng E-B5 có đến 8 bước kể từ khi bắt đầu tìm hiểu về hình thức đầu tư để có thể ký hợp đồng cho đến khi có thể được cấp thẻ xanh.
Thời gian để xét duyệt một hồ sơ định cư theo diện đầu tư sẽ vào khoảng từ 2 tháng đến 1 năm, tùy nước. Còn thời gian để nhà đầu tư có thể được nhập tịch chính thức cũng sẽ mất khoảng 3-5 năm.
Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nhân cần quan tâm ở đây là rủi ro đối với số tiền đầu tư của mình. Để tham gia các chuyến tham quan, khảo sát dự án do các công ty tư vấn nhằm xem xét khả năng đầu tư, họ sẽ tốn ít nhất chừng 3.500 - 5.000 USD cho một dự án.
Hơn nữa, theo một doanh nhân đã từng bỏ công đi tìm dự án, những dự án “ngon ăn” thường được các tay lão luyện ngay tại Mỹ tìm đến tức khắc, những dự án kém hấp dẫn thì mới bày ra cho các “tay mơ”.
Ông cho biết: “Chúng tôi đã viếng thăm một dự án phát triển thủy sản tại vùng Everglades, Florida. Theo đánh giá của tôi thì nó khá rủi ro, vì nằm ở khu vực thường xuyên xảy ra bão lụt.
Một dự án khác là phát triển khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết tại Burke Mountain, Vermon cũng khó mang lại lợi tức hoặc lãi suất cao cho nhà đầu tư, vì nằm trong khu vực đã có sẵn nhiều ski resorts khác. Một dự án xây dựng trường học tại Homestead, Florida cũng không được đánh giá cao.
Công ty phát triển dự tính trong 3 năm sau khi xây dựng, khối trường học này sẽ thu hút được 25.000 học sinh và tỷ suất lợi nhuận hàng năm vào khoảng 0,2% lãi suất tổng số tiền đầu tư, song theo tôi, sẽ rất khó thu hút được lượng học sinh và sinh viên trong khoảng thời gian dự tính”.
Xét từ một khía cạnh khác, cơ hội định cư để con cái có thể đỡ tốn chi phí học tập cũng là một trong các lợi ích khá căn bản, bởi con em các gia đình được công nhận là người thường trú thường được miễn phí học tập từ mẫu giáo cho đến hết trung học phổ thông tại các trường công lập.
Tuy nhiên, hầu hết các gia đình doanh nhân ở Việt Nam khi quyết tâm cho con đi học ở Mỹ hay Canada thì lại chọn trường tư thục, bởi chất lượng giáo dục thường tốt hơn trường công rất xa. Và nếu vào trường tư thục thì con cái họ hoàn toàn không được miễn học phí (dao động trong mức 40.000 đến 50.000 USD/năm).
Mặc dù trong một số trường hợp, đầu tư kết hợp định cư vẫn là một cơ hội tốt. Phạm Đình Nguyên và dự án Phin Deli của anh là một ví dụ. Nó cũng tốt đối với những nhà kinh doanh đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh và cần mở rộng ra các quốc gia khác.
Song, ông Nguyễn Thành, giám đốc một công ty cơ khí có hai nhà máy lớn tại Hà Nội và Tp.HCM cho biết: “Tôi và gia đình hiện đã định cư tại Canada. Không phải bỗng nhiên tôi sang lập nghiệp tại đây, mà vì khách hàng nhập khẩu sản phẩm tại thị trường này của chúng tôi khá đông; đặt ra yêu cầu mở văn phòng tại Canada để tiếp thị sản phẩm và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của họ. Nhu cầu mở rộng làm ăn dẫn đến định cư là quá trình tự nhiên và bền vững hơn”.
(Nguồn: Doanh Nhân)
“Bạn sẽ trở thành người thường trú, bạn sẽ là công dân quốc tế và không còn phải xin visa khi nhập cảnh vào các nước tiên tiến trên thế giới. Bạn có thêm sự lựa chọn đa dạng hóa danh mục đầu tư tại Mỹ. Bạn sẽ có cơ hội phát triển tương lai thế hệ sau vì con cái được học miễn phí. Lợi nhuận đạt 151%/năm”… Những quảng cáo này đã trở nên khá phổ biến trong chương trình mời gọi các nhà đầu tư Việt Nam.
Tất nhiên, thông điệp tương tự còn được gửi đến các thị trường Úc, Canada, Singapore… Và điểm đến cũng không chỉ có Mỹ mà còn có những cái tên khá lạ lẫm, ví dụ như đảo quốc St. Kiss và Nevis…
Tiền đâu đầu tiên
Mức tiền cần bỏ ra của mỗi nhà đầu tư vào từng quốc gia cũng khác nhau khá xa. Ví như, muốn định cư ở Singapore phải đầu tư ít nhất 2,5 triệu Đô la Singapore vào một công ty mới hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp sẵn có với doanh thu hàng năm ít nhất 30 triệu Đô la Singapore.
Ngoài ra, một trong những điều kiện bắt buộc với người muốn định cư ở Singapore là phải báo cáo mức chi tiêu hàng năm khi giấy phép định cư được cấp mới 3-5 năm/lần.
Muốn có visa định cư E-B5 tại Mỹ dạng cơ bản thì cần đầu tư 1 triệu USD, nếu vào đặc khu thì chỉ cần 500.000 USD.
Muốn có cơ hội định cư tại Quebec (Canada), nhà đầu tư cần chứng minh khối tài sản riêng trị giá 1,6 triệu Đô la Canada và kèm theo đó là khoản đầu tư trị giá 800.000 Đô la Canada.
Tại Australia, nhà đầu tư cần có ngân khoản 1,5 triệu Đô la Australia để đầu tư vào trái phiếu nhà nước của bang bảo lãnh và sẽ được hoàn lại sau 4 năm với lãi suất trung bình 4-5%/năm, ngoài ra còn một số ràng buộc về tài sản khác…
Trong khi đó, nếu muốn đầu tư vào liên bang St Kiss và Nevis thì cần đầu tư vào một dự án phát triển bất động sản được phê duyệt bởi chính phủ với mức tiền là 400.000 USD hoặc đóng góp cho quỹ đa dạng hóa ngành đường ở đây với mức từ 250.000 đến 400.000 USD.
Nhưng tiền không phải là tất cả
Ông Lê Sơn, một doanh nhân tại Tp.HCM đã tham gia khá nhiều hội thảo mời gọi đầu tư để có cơ hội định cư nước ngoài, nói: “Mới nghe qua thì khá hấp dẫn, nhưng xem ra muốn hoàn tất việc này ngoài việc có đủ tiền bạc, còn mất khá nhiều thời gian xem xét và tính toán”.
Nhiều quốc gia khi cho phép người nước ngoài sử dụng chương trình định cư với tư cách nhà đầu tư, thường kèm theo các quy định rất chặt chẽ về trình độ kinh doanh, về khả năng tài chính, chứng minh tài chính.
Theo công ty tư vấn Immica, quy trình để đầu tư vào Mỹ dạng E-B5 có đến 8 bước kể từ khi bắt đầu tìm hiểu về hình thức đầu tư để có thể ký hợp đồng cho đến khi có thể được cấp thẻ xanh.
Thời gian để xét duyệt một hồ sơ định cư theo diện đầu tư sẽ vào khoảng từ 2 tháng đến 1 năm, tùy nước. Còn thời gian để nhà đầu tư có thể được nhập tịch chính thức cũng sẽ mất khoảng 3-5 năm.
Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nhân cần quan tâm ở đây là rủi ro đối với số tiền đầu tư của mình. Để tham gia các chuyến tham quan, khảo sát dự án do các công ty tư vấn nhằm xem xét khả năng đầu tư, họ sẽ tốn ít nhất chừng 3.500 - 5.000 USD cho một dự án.
Hơn nữa, theo một doanh nhân đã từng bỏ công đi tìm dự án, những dự án “ngon ăn” thường được các tay lão luyện ngay tại Mỹ tìm đến tức khắc, những dự án kém hấp dẫn thì mới bày ra cho các “tay mơ”.
Ông cho biết: “Chúng tôi đã viếng thăm một dự án phát triển thủy sản tại vùng Everglades, Florida. Theo đánh giá của tôi thì nó khá rủi ro, vì nằm ở khu vực thường xuyên xảy ra bão lụt.
Một dự án khác là phát triển khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết tại Burke Mountain, Vermon cũng khó mang lại lợi tức hoặc lãi suất cao cho nhà đầu tư, vì nằm trong khu vực đã có sẵn nhiều ski resorts khác. Một dự án xây dựng trường học tại Homestead, Florida cũng không được đánh giá cao.
Công ty phát triển dự tính trong 3 năm sau khi xây dựng, khối trường học này sẽ thu hút được 25.000 học sinh và tỷ suất lợi nhuận hàng năm vào khoảng 0,2% lãi suất tổng số tiền đầu tư, song theo tôi, sẽ rất khó thu hút được lượng học sinh và sinh viên trong khoảng thời gian dự tính”.
Xét từ một khía cạnh khác, cơ hội định cư để con cái có thể đỡ tốn chi phí học tập cũng là một trong các lợi ích khá căn bản, bởi con em các gia đình được công nhận là người thường trú thường được miễn phí học tập từ mẫu giáo cho đến hết trung học phổ thông tại các trường công lập.
Tuy nhiên, hầu hết các gia đình doanh nhân ở Việt Nam khi quyết tâm cho con đi học ở Mỹ hay Canada thì lại chọn trường tư thục, bởi chất lượng giáo dục thường tốt hơn trường công rất xa. Và nếu vào trường tư thục thì con cái họ hoàn toàn không được miễn học phí (dao động trong mức 40.000 đến 50.000 USD/năm).
Mặc dù trong một số trường hợp, đầu tư kết hợp định cư vẫn là một cơ hội tốt. Phạm Đình Nguyên và dự án Phin Deli của anh là một ví dụ. Nó cũng tốt đối với những nhà kinh doanh đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh và cần mở rộng ra các quốc gia khác.
Song, ông Nguyễn Thành, giám đốc một công ty cơ khí có hai nhà máy lớn tại Hà Nội và Tp.HCM cho biết: “Tôi và gia đình hiện đã định cư tại Canada. Không phải bỗng nhiên tôi sang lập nghiệp tại đây, mà vì khách hàng nhập khẩu sản phẩm tại thị trường này của chúng tôi khá đông; đặt ra yêu cầu mở văn phòng tại Canada để tiếp thị sản phẩm và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của họ. Nhu cầu mở rộng làm ăn dẫn đến định cư là quá trình tự nhiên và bền vững hơn”.
(Nguồn: Doanh Nhân)