Giải bài toán lao động nước ngoài nhập cư
Vì số người thất nghiệp tăng nhanh ở hầu hết các nước giàu, thái độ đối với người lao động nhập cư đã trở nên cứng rắn hơn
Suy thoái kinh tế đã buộc nhiều quốc gia, nhất là các nước giàu, tìm đủ cách để ngăn chặn dòng lao động nhập cư, hợp pháp và bất hợp pháp, nhằm giữ việc làm cho người trong nước. Và thế là hình thành một chủ nghĩa bảo hộ mới: bảo hộ con người.
Trong những năm kinh tế bùng nổ, người di cư hái trái cây trong những vườn cam ở Nam California, làm việc trên các công trường xây dựng ở Tây Ban Nha và Ireland, biên soạn phần mềm ở Thung lũng Silicon và đổ mồ hôi trong các nhà máy ở các nước giàu.
Nhiều người vẫn đang tiếp tục làm như vậy, mặc dù kinh tế đang khủng hoảng. Nhưng vì số người thất nghiệp tăng nhanh ở hầu hết các nước giàu, thái độ đối với người lao động nhập cư đã trở nên cứng rắn hơn.
Những vụ tấn công người Rumani ở Bắc Ailen, tấn công sinh viên Ấn Độ ở Úc là những biểu hiện dễ thấy nhất và gây lo lắng nhất về tình trạng bài ngoại đang gia tăng. Để đối phó, chính phủ nhiều nước đang siết chặt các chính sách nhập cư, theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố hôm 30/6.
Các biện pháp được áp dụng phổ biến là cắt giảm “hạn ngạch” công nhân nước ngoài, đòi hỏi những điều kiện nhập cảnh khó khăn hơn và một số chính phủ còn trả tiền cho người lao động nhập cư để họ quay về quê quán.
Một số quốc gia đã cắt giảm số người nước ngoài được phép nhập cảnh theo các chương trình chính thức. Tây Ban Nha chẳng hạn, năm ngoái có chương trình tiếp nhận 15.731 người nước ngoài nhưng năm nay giảm hạn ngạch xuống còn 901 người.
Chính phủ Ý công bố sẽ không nhận bất kỳ công nhân nước ngoài nào không thuộc diện lao động thời vụ dù năm ngoái họ đã chính thức tiếp nhận tới 70.000 người. Năm ngoái Hàn Quốc đón tiếp 72.000 công nhân nhập cư theo chương trình Giấy phép Lao động nhưng năm nay con số này bị giới hạn ở mức 17.000 người. Và Úc trước đây công bố sẽ tiếp nhận 133.500 công nhân nhập cư có tay nghề, nhưng bây giờ hạ xuống mức 108.100 người.
Từ trước đến nay các nước giàu luôn có một danh mục ngành nghề mà thị trường lao động trong nước không cung ứng đủ, công nhân nước ngoài có kỹ năng cần thiết cho các ngành đó sẽ được ưu đãi. Nhưng hiện nay ở nhiều nước, danh mục ngành nghề này đang bị thu hẹp đáng kể. Ở Tây Ban Nha chẳng hạn, danh mục công bố hồi tháng 10/2008 có số ngành nghề ưu đãi chỉ còn một phần ba so với danh mục công bố trước đó.
Ở vài nước, chính quyền đưa ra những quy định mới gây khó cho các chủ doanh nghiệp muốn thuê mướn người nước ngoài, buộc họ phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối hơn trước. Ở Anh chẳng hạn, chủ doanh nghiệp muốn thuê công nhân nước ngoài có kỹ năng trong một số nghề nghiệp nào đó buộc phải tuân thủ nhiều quy định gắt gao, chẳng hạn như phải đăng quảng cáo tuyển dụng trên một số ấn phẩm nhất định.
Ở Mỹ, điều luật “Sử dụng công nhân Mỹ” (Employ American Workers Act) ban hành kèm theo luật kích thích kinh tế, đã đưa ra nhiều điều kiện khó khăn hơn trước mà doanh nghiệp phải chấp hành nếu muốn nhận được tiền cứu nguy của chính phủ, hoặc muốn thuê mướn công nhân nước ngoài có tay nghề cao theo chương trình thị thực “H-1B visa” của nước này.
Hậu quả là, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính của Mỹ đã phải rút lại lời mời làm việc đã gửi cho những sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các đại học Mỹ, kể cả các sinh viên đã tốt nghiệp bậc sau đại học. Một số chuyên viên dạng này, đã có hợp đồng và giấy phép làm việc cho các doanh nghiệp Mỹ, thì gặp khó khăn lớn khi gia hạn hợp đồng và giấy phép.
Một số quốc gia tỏ ra rất sáng tạo trong nỗ lực không chỉ ngăn chặn dòng chảy lao động nhập cư mà còn làm giảm lượng người nhập cư đang có mặt ở nước họ bằng cách khuyến khích người nhập cư quay về quê quán. Người nhập cư đang ở Tây Ban Nha, nếu không phải là công dân các nước EU khác, sẽ được hưởng một số quyền lợi như người Tây Ban Nha nếu họ quyết định về quê và không quay trở lại trong ba năm tới.
Quy định này có hiệu lực từ tháng 10 năm ngoái. Chính phủ Cộng hòa Czech cam kết cung cấp vé máy bay miễn phí và 500 euro tiền mặt cho mỗi công nhân nhập cư bị sa thải. Đến cuối tháng 3-2009 đã có 1.100 công nhân hợp đồng, chủ yếu từ Mông Cổ, đã chấp nhận quay về nước để được hưởng chính sách này.
Dù rằng ở các nước giàu, ngày càng có nhiều người bản xứ mất việc làm vì suy thoái kinh tế, hạn chế nhập cư là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng báo cáo phân tích của OECD đưa ra một số lời cảnh báo. Các bài học từ thập niên 1970 - khi cuộc khủng hoảng kinh tế theo sau khủng hoảng giá dầu mỏ khiến cho Đức, Pháp và Bỉ đóng sập cửa với người nhập cư - cho thấy rằng những chính sách chống nhập cư sẽ tồn tại rất lâu sau khi tác dụng của chúng không còn nữa.
Nói chung, trong chính trị thì việc siết chặt kiểm soát như các quốc gia đang làm hiện nay dễ thực hiện hơn là nới lỏng nó khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại. Hiện vẫn đang có sự khan hiếm thực sự công nhân có tay nghề cao ở một vài ngành chẳng hạn như y tế và một số nghề kỹ thuật như kỹ sư mà các nước không thể đào tạo nhanh chóng và dễ dàng lực lượng lao động bản xứ để bù đắp khi nguồn lao động nhập cư bị chặn đứng. Do đó, việc ngăn chặn dòng người nhập cư nói chung, sẽ làm cho sự khan hiếm này thêm trầm trọng.
Ngoài ra, một số biện pháp hạn chế việc nhập cư chính thức, chẳng hạn như gây khó khăn cho người lao động có giấy phép làm việc tạm thời khi gia hạn giấy phép, có nguy cơ đẩy những người này đến chỗ tìm cách ở lại bất hợp pháp. Trả tiền cho người nhập cư để buộc họ hồi hương và không trở lại trong ba năm, chẳng hạn sẽ phản tác dụng nếu như nền kinh tế hồi phục vào cuối năm 2010 và nhu cầu sử dụng những công nhân đó tăng trở lại.
Thái Bình (TBKTSG/Economist)
Trong những năm kinh tế bùng nổ, người di cư hái trái cây trong những vườn cam ở Nam California, làm việc trên các công trường xây dựng ở Tây Ban Nha và Ireland, biên soạn phần mềm ở Thung lũng Silicon và đổ mồ hôi trong các nhà máy ở các nước giàu.
Nhiều người vẫn đang tiếp tục làm như vậy, mặc dù kinh tế đang khủng hoảng. Nhưng vì số người thất nghiệp tăng nhanh ở hầu hết các nước giàu, thái độ đối với người lao động nhập cư đã trở nên cứng rắn hơn.
Những vụ tấn công người Rumani ở Bắc Ailen, tấn công sinh viên Ấn Độ ở Úc là những biểu hiện dễ thấy nhất và gây lo lắng nhất về tình trạng bài ngoại đang gia tăng. Để đối phó, chính phủ nhiều nước đang siết chặt các chính sách nhập cư, theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố hôm 30/6.
Các biện pháp được áp dụng phổ biến là cắt giảm “hạn ngạch” công nhân nước ngoài, đòi hỏi những điều kiện nhập cảnh khó khăn hơn và một số chính phủ còn trả tiền cho người lao động nhập cư để họ quay về quê quán.
Một số quốc gia đã cắt giảm số người nước ngoài được phép nhập cảnh theo các chương trình chính thức. Tây Ban Nha chẳng hạn, năm ngoái có chương trình tiếp nhận 15.731 người nước ngoài nhưng năm nay giảm hạn ngạch xuống còn 901 người.
Chính phủ Ý công bố sẽ không nhận bất kỳ công nhân nước ngoài nào không thuộc diện lao động thời vụ dù năm ngoái họ đã chính thức tiếp nhận tới 70.000 người. Năm ngoái Hàn Quốc đón tiếp 72.000 công nhân nhập cư theo chương trình Giấy phép Lao động nhưng năm nay con số này bị giới hạn ở mức 17.000 người. Và Úc trước đây công bố sẽ tiếp nhận 133.500 công nhân nhập cư có tay nghề, nhưng bây giờ hạ xuống mức 108.100 người.
Từ trước đến nay các nước giàu luôn có một danh mục ngành nghề mà thị trường lao động trong nước không cung ứng đủ, công nhân nước ngoài có kỹ năng cần thiết cho các ngành đó sẽ được ưu đãi. Nhưng hiện nay ở nhiều nước, danh mục ngành nghề này đang bị thu hẹp đáng kể. Ở Tây Ban Nha chẳng hạn, danh mục công bố hồi tháng 10/2008 có số ngành nghề ưu đãi chỉ còn một phần ba so với danh mục công bố trước đó.
Ở vài nước, chính quyền đưa ra những quy định mới gây khó cho các chủ doanh nghiệp muốn thuê mướn người nước ngoài, buộc họ phải trải qua nhiều thủ tục rắc rối hơn trước. Ở Anh chẳng hạn, chủ doanh nghiệp muốn thuê công nhân nước ngoài có kỹ năng trong một số nghề nghiệp nào đó buộc phải tuân thủ nhiều quy định gắt gao, chẳng hạn như phải đăng quảng cáo tuyển dụng trên một số ấn phẩm nhất định.
Ở Mỹ, điều luật “Sử dụng công nhân Mỹ” (Employ American Workers Act) ban hành kèm theo luật kích thích kinh tế, đã đưa ra nhiều điều kiện khó khăn hơn trước mà doanh nghiệp phải chấp hành nếu muốn nhận được tiền cứu nguy của chính phủ, hoặc muốn thuê mướn công nhân nước ngoài có tay nghề cao theo chương trình thị thực “H-1B visa” của nước này.
Hậu quả là, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính của Mỹ đã phải rút lại lời mời làm việc đã gửi cho những sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các đại học Mỹ, kể cả các sinh viên đã tốt nghiệp bậc sau đại học. Một số chuyên viên dạng này, đã có hợp đồng và giấy phép làm việc cho các doanh nghiệp Mỹ, thì gặp khó khăn lớn khi gia hạn hợp đồng và giấy phép.
Một số quốc gia tỏ ra rất sáng tạo trong nỗ lực không chỉ ngăn chặn dòng chảy lao động nhập cư mà còn làm giảm lượng người nhập cư đang có mặt ở nước họ bằng cách khuyến khích người nhập cư quay về quê quán. Người nhập cư đang ở Tây Ban Nha, nếu không phải là công dân các nước EU khác, sẽ được hưởng một số quyền lợi như người Tây Ban Nha nếu họ quyết định về quê và không quay trở lại trong ba năm tới.
Quy định này có hiệu lực từ tháng 10 năm ngoái. Chính phủ Cộng hòa Czech cam kết cung cấp vé máy bay miễn phí và 500 euro tiền mặt cho mỗi công nhân nhập cư bị sa thải. Đến cuối tháng 3-2009 đã có 1.100 công nhân hợp đồng, chủ yếu từ Mông Cổ, đã chấp nhận quay về nước để được hưởng chính sách này.
Dù rằng ở các nước giàu, ngày càng có nhiều người bản xứ mất việc làm vì suy thoái kinh tế, hạn chế nhập cư là một vấn đề nhạy cảm. Nhưng báo cáo phân tích của OECD đưa ra một số lời cảnh báo. Các bài học từ thập niên 1970 - khi cuộc khủng hoảng kinh tế theo sau khủng hoảng giá dầu mỏ khiến cho Đức, Pháp và Bỉ đóng sập cửa với người nhập cư - cho thấy rằng những chính sách chống nhập cư sẽ tồn tại rất lâu sau khi tác dụng của chúng không còn nữa.
Nói chung, trong chính trị thì việc siết chặt kiểm soát như các quốc gia đang làm hiện nay dễ thực hiện hơn là nới lỏng nó khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại. Hiện vẫn đang có sự khan hiếm thực sự công nhân có tay nghề cao ở một vài ngành chẳng hạn như y tế và một số nghề kỹ thuật như kỹ sư mà các nước không thể đào tạo nhanh chóng và dễ dàng lực lượng lao động bản xứ để bù đắp khi nguồn lao động nhập cư bị chặn đứng. Do đó, việc ngăn chặn dòng người nhập cư nói chung, sẽ làm cho sự khan hiếm này thêm trầm trọng.
Ngoài ra, một số biện pháp hạn chế việc nhập cư chính thức, chẳng hạn như gây khó khăn cho người lao động có giấy phép làm việc tạm thời khi gia hạn giấy phép, có nguy cơ đẩy những người này đến chỗ tìm cách ở lại bất hợp pháp. Trả tiền cho người nhập cư để buộc họ hồi hương và không trở lại trong ba năm, chẳng hạn sẽ phản tác dụng nếu như nền kinh tế hồi phục vào cuối năm 2010 và nhu cầu sử dụng những công nhân đó tăng trở lại.
Thái Bình (TBKTSG/Economist)