Giải cứu nguy cơ lao động “thua trên sân nhà”
Trong một bảng xếp hạng 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 77
Vốn có thể vay được, công nghệ có thể mua được nhưng nguồn lao động có phát triển được hay không chủ yếu phải trông vào nội lực.
Thế nhưng trong một bảng xếp hạng 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 77. Khi tính bằng USD thì năng suất lao động của Việt Nam đạt là 1.407 USD/người, còn thấp xa so với mức năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như: Indonessia: 2.650 USD, Philippines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD...
Với trên 53 triệu lao động, song tỷ lệ qua đào tạo nghề hiện chỉ đạt trên 20%. Nếu tính toán một cách đầy đủ, nước ta còn tới 10 triệu người chưa có hoặc thiếu việc làm. Chính vì thế, giải quyết việc làm để sử dụng số lượng lao động đã và đang là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu để giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm. Trong khi đó, dự báo 8-10 năm nữa, lao động một số nước đặc biệt là Thái Lan sẽ đổ đến Việt Nam làm việc.
Vậy giải pháp nào “cứu” nguồn nhân lực Việt Nam không bị “thua sân nhà”? Chúng tôi xin đưa ra ý kiến của một số nhà quản lý và các doanh nghiệp xung quanh câu hỏi này.
“7 giải pháp phát triển thị trường lao động”
(Ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
“Trong 5 năm 2001-2005, cả nước đã tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996-2000), riêng năm 2006 tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động. Tuy nhiên việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động hiện vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại.
Thứ nhất, lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn (chiếm trên 50%) trong khi đó 20% lực lượng lao động trong khu vực này thiếu việc làm; lực lượng lao động chưa qua đào tạo hơn 70%, trình độ chuyên môn, tay nghề chưa cao, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém...; cơ cấu ngành, nghề được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, thiếu lao động kỹ thuật cao.
Thứ hai, ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu (hàng năm chỉ bổ sung cho Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm hơn 200 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được 35-40% nhu cầu vay vốn tạo việc làm của dân). Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phát triển mở rộng đô thị chưa gắn với các giải pháp chuyển đổi nghề, tái tạo việc làm, tạo việc làm ổn định cho người lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Thứ ba, số lượng doanh nghiệp còn nhỏ bé, quy mô bình quân khoảng 50 lao động/doanh nghiệp, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động gia công là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, khả năng đầu tư phát triển sản xuất, thu hút lao động hạn chế, tiền lương thấp, điều kiện lao động khó khăn ảnh hưởng lớn đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là phát triển các ngành, vùng, địa phương, khu công nghiệp, doanh nghiệp chưa đồng bộ với quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn lao động, mới quan tâm đến đất, vốn, công nghệ.
Thứ tư, di chuyển lao động đang gia tăng, từ nông thôn ra thành thị, vào các khu đô thị, các tỉnh, thành phố do quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ kích thích sự di chuyển lao động ngày càng tăng kể cả trong nước và ngoài nước...
Thứ năm, thị trường lao động phát triển tập trung chủ yếu ở tỉnh, thành phố có nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở 3 vùng kinh tế trọng điểm; giữa các khu vực, các ngành, còn nhiều rào cản do mất cân đối cung – cầu và hệ thống thông tin về thị trường lao động còn yếu. Cơ sở dữ liệu và chất lượng thông tin dự báo về cung-cầu lao động còn hạn chế, hệ thống giao dịch việc làm còn thiếu và yếu, các trung tâm giới thiệu việc làm chưa làm tốt các hoạt động tư vấn.
Mục tiêu từ nay đến năm 2010 giải quyết việc làm trong nước cho 6 - 6,4 triệu lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 - 1,6 triệu lao động, cần phải có những giải pháp đồng bộ.
Thứ nhất, đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thu hút nhiều lao động.
Thứ hai, đầu tư ngân sách Trung ương khoảng 2.000 tỉ đồng và các tỉnh, thành đầu tư tương ứng để thực hiện các dự án của chương trình quốc gia về việc làm.
Thứ ba, xây dựng đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, tăng ít nhất 150.000 chỗ làm việc mới hàng năm thông qua các chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.
Thứ tư, mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài, tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
Thứ năm, nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động...
Thứ sáu, tăng đầu tư phát triển dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, bảo đảm đồng bộ giữa các yếu tố lao động - vốn - công nghệ.
Thứ bảy, hoàn thiện thể chế thị trường lao động tạo hành lang pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động.”
“Nên thành lập quỹ đào tạo lao động”
(Bà Lê Thị Mỹ Phương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai)
“Nên xây dựng cơ chế, chính sách thành lập quỹ đào tạo cho lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp (trích 1,5% tổng quỹ lương của doanh nghiệp).
Nguồn tài chính này do hiệp hội các doanh nghiệp quản lý và chỉ sử dụng cho mục đích đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cấp trình độ lao động kỹ thuật theo định kỳ hoặc nhu cầu đào tạo lao động mới của các doanh nghiệp tham gia gây quỹ.
Từ nguồn lực này các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo được cần tiền cho chi phí đào tạo, được hợp đồng, hợp tác đào tạo với các đơn vị khác. Cần cụ thể hoá các chế độ ưu đãi đối với các đơn vị ngoài công lập khi tham gia đào tạo nghề như: cấp đất làm trường, miễn giảm thuế mặt bằng đào tạo nghề, cho vay ưu đãi.”
“Sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng cơ bản”
(Bà Hà Minh Châu, Chủ nhiệm đào tạo, Công ty Tư vấn và Đào tạo nhân lực ACT)
“Có một thực trạng hiện nay là ngay cả phần lớn các sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên đều không có kỹ năng làm việc cơ bản và mới chỉ dừng ở kiến thức lý thuyết nền. Nhiều bạn hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng hỗ trợ làm việc đơn giản như kỹ năng trả lời điện thoại, viết báo cáo công việc hay kỹ năng lập thời gian biểu làm việc.
Chính vì thế, ngay cả khi tuyển được các sinh viên giỏi, tổ chức - doanh nghiệp phải mất ít nhất là 6 tháng tới 1 năm để đào tạo lại nhưng cũng chưa có công cụ đánh giá liệu sinh viên đó có khả năng thích ứng với môi trường làm việc của doanh nghiệp hay có khả năng phát triển lâu dài tại tổ chức - doanh nghiệp không. Điều này khiến tổ chức - doanh nghiệp ngần ngại đầu tư cho phát triển nhân tài.
Thêm nữa trong một thời gian dài, rất nhiều tổ chức - doanh nghiệp luôn coi đào tạo và phát triển nhân viên là một chi phí chứ không nghĩ đó là một nguồn đầu tư dài hạn như bất kỳ một nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng hay máy móc nhà xưởng. Quan điểm này dẫn đến chính sách chỉ tuyển dụng những người có khả năng làm việc ngay hoặc chấp nhận năng lực hạn chế của người lao động mà không đầu tư vào việc phát triển tiềm năng của họ.
Kết quả là việc thiếu nhân lực chất lượng cao hiện hữu trong hầu hết các thành phần kinh tế và xuyên suốt nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, tâm lý chung của xã hội xem giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng như như một đặc quyền. Đối với hầu hết các sinh viên, việc được theo học ở một trường đại học chính là sự trả công cho một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ trước kỳ thi tuyển sinh. Chính vì thế, họ thường nhầm lẫn rằng “cái mác” sinh viên chính là một sự đảm bảo cho sự tôn trọng cần có của xã hội với họ.
Tất cả những nguyên nhân chủ quan nêu trên cùng với nhiều nguyên nhân khách quan khác dẫn đến một thực tế là thiếu vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh không còn là điều cản trở nhất đối với sự phát triển của các doanh nghiệp mà chính là lao động được đào tạo nghề bài bản và có khả năng tạo ra sản phẩm lao động chất lượng cao.
Theo tôi, các sinh viên và gia đình có con đi học đại học nên tính toán hiệu quả cụ thể của việc học đại học, hơn là áp đặt cho con cái một áp lực phải thi vào đại học bằng mọi giá. Cách làm rất đơn giản: lập một phép tính chi phí trung bình bỏ ra cho một sinh viên học đại học trong vòng 4-5 năm, và lấy con số đó so với thu nhập bình quân của một lao động có bằng đại học ở Việt Nam. Kết quả sẽ cho thấy khoảng thời gian tối thiểu để có thể đạt được 100% hoàn vốn đầu tư từ việc học đại học.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy cùng con em mình trả lời: học để làm được gì và có được gì? Câu hỏi này có vẻ như khá dễ dàng tìm được câu trả lời, nhưng thực tế hiện nay cho thấy phần đông học sinh phổ thông chỉ cần vào được một trường đại học, bất kể ngành học gì, khả năng đào tạo của trường đó ra sao và mong muốn tương lai của mình như thế nào?
Việc một loạt doanh nghiệp lớn sẵn sàng trả lương cao và tiếp nhận ngay lập tức các sinh viên mới tốt nghiệp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế có chất lượng cao đã tác động rất mạnh tới sự lựa chọn con đường học vấn của rất nhiều học sinh và cha mẹ các em. Nếu xu hướng này tiếp tục được ủng hộ bởi không chỉ khối doanh nghiệp mà còn ở khối cơ quan Nhà nước thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng cũng như số lượng của lao động của người Việt Nam ta trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay chứng chỉ nghề nghiệp ở Việt Nam còn tương đối ít và chi phí tương đối cao so thu nhập của phần lớn các gia đình, nên nếu có sự tham gia của ngân hàng bằng các chính sách ưu đãi lãi suất cho vay thông qua tín chấp đối với học viên theo học các chứng chỉ quốc tế đang có nhu cầu cao, cơ hội học tập sẽ rộng mở hơn với các gia đình có thu nhập trung bình.”
“Sở Lao động thiếu thông tin thị trường lao động”
(Ông Hồ Tất Thắng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An)
“Sức ép về việc làm cho lao động đang ở mức cao do mất cân đối giữa cung và cầu lao động nói chung cũng như giữa các vùng, miền, các địa phương nói riêng. Muốn cân bằng cung - cầu lao động thì phải dạy nghề, nhưng nguồn lực dành cho công tác này quá thấp.
Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có quy mô dân số và lao động đứng thứ tư trong cả nước; bình quân mỗi năm hơn 3 vạn người đến tuổi bổ sung vào nguồn lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển còn chậm, khả năng tạo việc làm tại chỗ đang mất cân đối với tốc độ tăng lên của nguồn lao động nên giải quyết việc làm cho lao động đang là một vấn đề khó khăn, bức xúc. Tỉnh có 3,1 triệu dân, trong đó có 1,5 triệu lao động, nhưng mỗi năm Nhà nước chỉ cấp cho 2 tỷ đồng để dạy nghề nên “không thấm vào đâu”.
Hiện chúng tôi rất muốn xây dựng trung tâm dạy nghề cấp huyện để số học sinh học trung bình, số lao động nhiều tuổi được học nghề ngay tại địa phương mình. Thế nhưng kinh phí chưa có phép.
Một bất cập khác là đến nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thông tin thị trường lao động, thiếu dự báo vĩ mô, dẫn đến trường đào tạo một đằng, doanh nghiệp tuyển một nẻo, các vùng kinh tế trọng điểm thiếu lao động, trong khi vùng nông thôn thì dư thừa. Tôi bị phê bình là không dự báo được cung cầu lao động để định hướng dạy nghề, nhưng một mình Sở không thể làm được.
Dự án chỉ báo cáo với Sở Kế hoạch Đầu tư chứ nói gì với Sở đâu mà biết nhu cầu lao động thế nào!”
“Tuyển công nhân còn khó hơn tuyển cử nhân”
(Ông Lê Sỹ Cảnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng không - Aplaco)
“Đứng ở vị trí của một nhà tuyển dụng, sử dụng lao động thì theo tôi, hiện nay, tuyển công nhân kỹ thuật còn khó hơn tuyển cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp đại học bình thường.
Tuyển một công nhân tay nghề bậc cao về cơ khí, chế tạo khuôn mẫu, kỹ thuật thiết bị... tuy không thể sử dụng được ngay nhưng sau khi đào tạo lại khoảng 3 tháng, họ đảm đương được công việc, có trách nhiệm và ham học hỏi. Nhìn chung, tuy họ không được đào tạo bài bản như đại học nhưng ý thức ham hiểu biết và học tập như vậy là rất tốt.
Theo tôi, đào tạo công nhân kỹ thuật hiện nay đã tạm được nhưng nên đầu tư trang thiết bị hơn nữa cho các trường nghề để học viên tốt nghiệp ra trường không quá bỡ ngỡ với các máy móc của doanh nghiệp để chỉ sau khoảng tối đa là một tháng họ có thể dễ dàng bắt tay vào việc. Trường trung học công nghiệp và dạy nghề là hệ thống đào tạo một lớp chuyên viên kỹ thuật trung cấp và công nhân kỹ thuật, do đó, trang thiết bị máy móc hiện đại cho các học viên thực hành là một nhu cầu tối cần thiết, nếu được đầu tư xứng đáng, chắc chắn các trường nghề sẽ ngày càng thu hút được người học.
Tất nhiên, tuyển được những kỹ sư cơ khí, hoá nhựa, quản lý kinh tế, kinh doanh... bậc cao thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần nhưng để giữ chân họ, để họ quên mình vì công ty thì là một việc cực kỳ khó, nhất là đối với những doanh nghiệp đang cố gắng vươn lên. Chúng tôi xây dựng quy chế nhằm đưa ra những điều kiện tốt nhất cho họ về kinh tế, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến trong quản lý chuyên môn...”
Thế nhưng trong một bảng xếp hạng 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đứng thứ 77. Khi tính bằng USD thì năng suất lao động của Việt Nam đạt là 1.407 USD/người, còn thấp xa so với mức năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như: Indonessia: 2.650 USD, Philippines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD...
Với trên 53 triệu lao động, song tỷ lệ qua đào tạo nghề hiện chỉ đạt trên 20%. Nếu tính toán một cách đầy đủ, nước ta còn tới 10 triệu người chưa có hoặc thiếu việc làm. Chính vì thế, giải quyết việc làm để sử dụng số lượng lao động đã và đang là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu để giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm. Trong khi đó, dự báo 8-10 năm nữa, lao động một số nước đặc biệt là Thái Lan sẽ đổ đến Việt Nam làm việc.
Vậy giải pháp nào “cứu” nguồn nhân lực Việt Nam không bị “thua sân nhà”? Chúng tôi xin đưa ra ý kiến của một số nhà quản lý và các doanh nghiệp xung quanh câu hỏi này.
“7 giải pháp phát triển thị trường lao động”
(Ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
“Trong 5 năm 2001-2005, cả nước đã tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996-2000), riêng năm 2006 tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động. Tuy nhiên việc giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động hiện vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại.
Thứ nhất, lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp nông thôn (chiếm trên 50%) trong khi đó 20% lực lượng lao động trong khu vực này thiếu việc làm; lực lượng lao động chưa qua đào tạo hơn 70%, trình độ chuyên môn, tay nghề chưa cao, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém...; cơ cấu ngành, nghề được đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, thiếu lao động kỹ thuật cao.
Thứ hai, ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu (hàng năm chỉ bổ sung cho Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm hơn 200 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được 35-40% nhu cầu vay vốn tạo việc làm của dân). Việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phát triển mở rộng đô thị chưa gắn với các giải pháp chuyển đổi nghề, tái tạo việc làm, tạo việc làm ổn định cho người lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Thứ ba, số lượng doanh nghiệp còn nhỏ bé, quy mô bình quân khoảng 50 lao động/doanh nghiệp, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động gia công là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, khả năng đầu tư phát triển sản xuất, thu hút lao động hạn chế, tiền lương thấp, điều kiện lao động khó khăn ảnh hưởng lớn đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là phát triển các ngành, vùng, địa phương, khu công nghiệp, doanh nghiệp chưa đồng bộ với quy hoạch đào tạo, sử dụng nguồn lao động, mới quan tâm đến đất, vốn, công nghệ.
Thứ tư, di chuyển lao động đang gia tăng, từ nông thôn ra thành thị, vào các khu đô thị, các tỉnh, thành phố do quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ kích thích sự di chuyển lao động ngày càng tăng kể cả trong nước và ngoài nước...
Thứ năm, thị trường lao động phát triển tập trung chủ yếu ở tỉnh, thành phố có nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở 3 vùng kinh tế trọng điểm; giữa các khu vực, các ngành, còn nhiều rào cản do mất cân đối cung – cầu và hệ thống thông tin về thị trường lao động còn yếu. Cơ sở dữ liệu và chất lượng thông tin dự báo về cung-cầu lao động còn hạn chế, hệ thống giao dịch việc làm còn thiếu và yếu, các trung tâm giới thiệu việc làm chưa làm tốt các hoạt động tư vấn.
Mục tiêu từ nay đến năm 2010 giải quyết việc làm trong nước cho 6 - 6,4 triệu lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 - 1,6 triệu lao động, cần phải có những giải pháp đồng bộ.
Thứ nhất, đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thu hút nhiều lao động.
Thứ hai, đầu tư ngân sách Trung ương khoảng 2.000 tỉ đồng và các tỉnh, thành đầu tư tương ứng để thực hiện các dự án của chương trình quốc gia về việc làm.
Thứ ba, xây dựng đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, tăng ít nhất 150.000 chỗ làm việc mới hàng năm thông qua các chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.
Thứ tư, mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài, tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
Thứ năm, nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động...
Thứ sáu, tăng đầu tư phát triển dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động, bảo đảm đồng bộ giữa các yếu tố lao động - vốn - công nghệ.
Thứ bảy, hoàn thiện thể chế thị trường lao động tạo hành lang pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động.”
“Nên thành lập quỹ đào tạo lao động”
(Bà Lê Thị Mỹ Phương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai)
“Nên xây dựng cơ chế, chính sách thành lập quỹ đào tạo cho lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp (trích 1,5% tổng quỹ lương của doanh nghiệp).
Nguồn tài chính này do hiệp hội các doanh nghiệp quản lý và chỉ sử dụng cho mục đích đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cấp trình độ lao động kỹ thuật theo định kỳ hoặc nhu cầu đào tạo lao động mới của các doanh nghiệp tham gia gây quỹ.
Từ nguồn lực này các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo được cần tiền cho chi phí đào tạo, được hợp đồng, hợp tác đào tạo với các đơn vị khác. Cần cụ thể hoá các chế độ ưu đãi đối với các đơn vị ngoài công lập khi tham gia đào tạo nghề như: cấp đất làm trường, miễn giảm thuế mặt bằng đào tạo nghề, cho vay ưu đãi.”
“Sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng cơ bản”
(Bà Hà Minh Châu, Chủ nhiệm đào tạo, Công ty Tư vấn và Đào tạo nhân lực ACT)
“Có một thực trạng hiện nay là ngay cả phần lớn các sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên đều không có kỹ năng làm việc cơ bản và mới chỉ dừng ở kiến thức lý thuyết nền. Nhiều bạn hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng hỗ trợ làm việc đơn giản như kỹ năng trả lời điện thoại, viết báo cáo công việc hay kỹ năng lập thời gian biểu làm việc.
Chính vì thế, ngay cả khi tuyển được các sinh viên giỏi, tổ chức - doanh nghiệp phải mất ít nhất là 6 tháng tới 1 năm để đào tạo lại nhưng cũng chưa có công cụ đánh giá liệu sinh viên đó có khả năng thích ứng với môi trường làm việc của doanh nghiệp hay có khả năng phát triển lâu dài tại tổ chức - doanh nghiệp không. Điều này khiến tổ chức - doanh nghiệp ngần ngại đầu tư cho phát triển nhân tài.
Thêm nữa trong một thời gian dài, rất nhiều tổ chức - doanh nghiệp luôn coi đào tạo và phát triển nhân viên là một chi phí chứ không nghĩ đó là một nguồn đầu tư dài hạn như bất kỳ một nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng hay máy móc nhà xưởng. Quan điểm này dẫn đến chính sách chỉ tuyển dụng những người có khả năng làm việc ngay hoặc chấp nhận năng lực hạn chế của người lao động mà không đầu tư vào việc phát triển tiềm năng của họ.
Kết quả là việc thiếu nhân lực chất lượng cao hiện hữu trong hầu hết các thành phần kinh tế và xuyên suốt nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, tâm lý chung của xã hội xem giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng như như một đặc quyền. Đối với hầu hết các sinh viên, việc được theo học ở một trường đại học chính là sự trả công cho một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ trước kỳ thi tuyển sinh. Chính vì thế, họ thường nhầm lẫn rằng “cái mác” sinh viên chính là một sự đảm bảo cho sự tôn trọng cần có của xã hội với họ.
Tất cả những nguyên nhân chủ quan nêu trên cùng với nhiều nguyên nhân khách quan khác dẫn đến một thực tế là thiếu vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh không còn là điều cản trở nhất đối với sự phát triển của các doanh nghiệp mà chính là lao động được đào tạo nghề bài bản và có khả năng tạo ra sản phẩm lao động chất lượng cao.
Theo tôi, các sinh viên và gia đình có con đi học đại học nên tính toán hiệu quả cụ thể của việc học đại học, hơn là áp đặt cho con cái một áp lực phải thi vào đại học bằng mọi giá. Cách làm rất đơn giản: lập một phép tính chi phí trung bình bỏ ra cho một sinh viên học đại học trong vòng 4-5 năm, và lấy con số đó so với thu nhập bình quân của một lao động có bằng đại học ở Việt Nam. Kết quả sẽ cho thấy khoảng thời gian tối thiểu để có thể đạt được 100% hoàn vốn đầu tư từ việc học đại học.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh hãy cùng con em mình trả lời: học để làm được gì và có được gì? Câu hỏi này có vẻ như khá dễ dàng tìm được câu trả lời, nhưng thực tế hiện nay cho thấy phần đông học sinh phổ thông chỉ cần vào được một trường đại học, bất kể ngành học gì, khả năng đào tạo của trường đó ra sao và mong muốn tương lai của mình như thế nào?
Việc một loạt doanh nghiệp lớn sẵn sàng trả lương cao và tiếp nhận ngay lập tức các sinh viên mới tốt nghiệp các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế có chất lượng cao đã tác động rất mạnh tới sự lựa chọn con đường học vấn của rất nhiều học sinh và cha mẹ các em. Nếu xu hướng này tiếp tục được ủng hộ bởi không chỉ khối doanh nghiệp mà còn ở khối cơ quan Nhà nước thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng cũng như số lượng của lao động của người Việt Nam ta trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hiện nay chứng chỉ nghề nghiệp ở Việt Nam còn tương đối ít và chi phí tương đối cao so thu nhập của phần lớn các gia đình, nên nếu có sự tham gia của ngân hàng bằng các chính sách ưu đãi lãi suất cho vay thông qua tín chấp đối với học viên theo học các chứng chỉ quốc tế đang có nhu cầu cao, cơ hội học tập sẽ rộng mở hơn với các gia đình có thu nhập trung bình.”
“Sở Lao động thiếu thông tin thị trường lao động”
(Ông Hồ Tất Thắng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An)
“Sức ép về việc làm cho lao động đang ở mức cao do mất cân đối giữa cung và cầu lao động nói chung cũng như giữa các vùng, miền, các địa phương nói riêng. Muốn cân bằng cung - cầu lao động thì phải dạy nghề, nhưng nguồn lực dành cho công tác này quá thấp.
Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có quy mô dân số và lao động đứng thứ tư trong cả nước; bình quân mỗi năm hơn 3 vạn người đến tuổi bổ sung vào nguồn lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển còn chậm, khả năng tạo việc làm tại chỗ đang mất cân đối với tốc độ tăng lên của nguồn lao động nên giải quyết việc làm cho lao động đang là một vấn đề khó khăn, bức xúc. Tỉnh có 3,1 triệu dân, trong đó có 1,5 triệu lao động, nhưng mỗi năm Nhà nước chỉ cấp cho 2 tỷ đồng để dạy nghề nên “không thấm vào đâu”.
Hiện chúng tôi rất muốn xây dựng trung tâm dạy nghề cấp huyện để số học sinh học trung bình, số lao động nhiều tuổi được học nghề ngay tại địa phương mình. Thế nhưng kinh phí chưa có phép.
Một bất cập khác là đến nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thông tin thị trường lao động, thiếu dự báo vĩ mô, dẫn đến trường đào tạo một đằng, doanh nghiệp tuyển một nẻo, các vùng kinh tế trọng điểm thiếu lao động, trong khi vùng nông thôn thì dư thừa. Tôi bị phê bình là không dự báo được cung cầu lao động để định hướng dạy nghề, nhưng một mình Sở không thể làm được.
Dự án chỉ báo cáo với Sở Kế hoạch Đầu tư chứ nói gì với Sở đâu mà biết nhu cầu lao động thế nào!”
“Tuyển công nhân còn khó hơn tuyển cử nhân”
(Ông Lê Sỹ Cảnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa cao cấp Hàng không - Aplaco)
“Đứng ở vị trí của một nhà tuyển dụng, sử dụng lao động thì theo tôi, hiện nay, tuyển công nhân kỹ thuật còn khó hơn tuyển cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp đại học bình thường.
Tuyển một công nhân tay nghề bậc cao về cơ khí, chế tạo khuôn mẫu, kỹ thuật thiết bị... tuy không thể sử dụng được ngay nhưng sau khi đào tạo lại khoảng 3 tháng, họ đảm đương được công việc, có trách nhiệm và ham học hỏi. Nhìn chung, tuy họ không được đào tạo bài bản như đại học nhưng ý thức ham hiểu biết và học tập như vậy là rất tốt.
Theo tôi, đào tạo công nhân kỹ thuật hiện nay đã tạm được nhưng nên đầu tư trang thiết bị hơn nữa cho các trường nghề để học viên tốt nghiệp ra trường không quá bỡ ngỡ với các máy móc của doanh nghiệp để chỉ sau khoảng tối đa là một tháng họ có thể dễ dàng bắt tay vào việc. Trường trung học công nghiệp và dạy nghề là hệ thống đào tạo một lớp chuyên viên kỹ thuật trung cấp và công nhân kỹ thuật, do đó, trang thiết bị máy móc hiện đại cho các học viên thực hành là một nhu cầu tối cần thiết, nếu được đầu tư xứng đáng, chắc chắn các trường nghề sẽ ngày càng thu hút được người học.
Tất nhiên, tuyển được những kỹ sư cơ khí, hoá nhựa, quản lý kinh tế, kinh doanh... bậc cao thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần nhưng để giữ chân họ, để họ quên mình vì công ty thì là một việc cực kỳ khó, nhất là đối với những doanh nghiệp đang cố gắng vươn lên. Chúng tôi xây dựng quy chế nhằm đưa ra những điều kiện tốt nhất cho họ về kinh tế, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến trong quản lý chuyên môn...”