Giải mã việc Ấn Độ bắt tay Iran, dù bị Mỹ ngăn cản
Sự ra đời của đất nước Pakistan đã tách rời Ấn Độ ra khởi các tuyến đường thương mại dẫn tới Trung Á và thế giới bên ngoài
Sự ra đời của đất nước Pakistan đã tách rời Ấn Độ ra khởi các tuyến đường thương mại dẫn tới Trung Á và thế giới bên ngoài. Ấn Độ nhận thấy Iran là con đường ngắn nhất có thể giúp nước này tái kết nối với khu vực, nên đã bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Tehran, mạng CS Monitor mới đây cho biết.
Trong thời điểm Mỹ đang cố gắng cô lập Iran bằng cách thúc ép các nước giảm bớt lượng dầu nhập khẩu từ Iran cũng như các hoạt động trao đổi thương mại khác với nước Cộng hòa Hồi giáo, thì New Delhi lại tìm cách tạo dựng các mối quan hệ thương mại mới với Tehran, coi quốc gia này là con đường lý tưởng để xây dựng ảnh hưởng cần có ở Trung Á và Afghanistan.
Trước khi bị Pakistan chia cắt, Ấn Độ có các mối quan hệ chính trị và thương mại với các nước Trung Á và hướng tới Nga cũng như châu Âu. Sự ra đời của đất nước Pakistan đã ngăn cản Ấn Độ thâm nhập vào khu vực này và từ lâu New Delhi đã coi Iran là phao cứu sinh để giúp họ vươn tới khu vực và bên ngoài.
Tuần trước, Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức một hội nghị gồm đại diện của 14 nước nhằm giúp xây dựng một mạng lưới vận chuyển mới mang tên "Hành lang Quốc tế Bắc Nam", để có thể giúp Ấn Độ sử dụng các tuyến đường sắt, đường cao tốc và các bến cảng của Iran.
Dự án này sẽ giúp việc kết nối Ấn Độ với các quốc gia châu Âu chỉ còn mất một nửa thời gian so với các tuyến đường thương mại hiện nay thông qua kênh đào Suez của Ai Cập. Hội nghị này diễn ra sau khi một phái đoàn thương mại Ấn Độ được chính phủ tài trợ trở về từ Iran cho biết những khả năng mới về thương mại giữa hai nước.
Trước đó không lâu, các tổ chức xuất khẩu của Ấn Độ cho biết, Iran đã đặt mua của Ấn Độ nhiều loại hàng hóa mới như thức ăn cho gia súc, lúa mì, đường và chè. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách tiếp tục thúc ép Ấn Độ hạn chế xuất khẩu sang thị trường Iran.
Năm 2011, Ấn Độ là bạn hàng lớn thứ 4 của Iran sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, với 12% sản lượng dầu thô mua từ Iran, trị giá 12 tỷ USD. Điều này cho thấy nhu cầu nhập dầu thô từ Iran của Ấn Độ vẫn còn rất lớn.
Các mối quan hệ thương mại của Ấn Độ với Iran đã khiến Mỹ rơi vào cảnh khó xử. Mặc dù Washington coi sự phát triển của Ấn Độ như một cường quốc khu vực và hoan nghênh các nỗ lực viện trợ của New Delhi tại Afghanistan, song chương trình hạt nhân của Tehran vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hồi giữa tháng trước, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin từ một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Tổng thống Barack Obama có thể sẽ buộc phải ngăn chặn mọi khoản thanh toán liên quan đến mua bán dầu của các ngân hàng Ấn Độ và Ngân hàng Trung ương Iran thông qua hệ thống ngân hàng Mỹ.
Các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu về dầu mỏ của Iran sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 tới. Do vậy, một số quan chức Mỹ tin rằng, Tổng thống Barack Obama có thể bị bắt buộc phải áp đặt lệnh trừng phạt với Ấn Độ sớm nhất là ngày 28/6.
Các thông tin về việc Mỹ có thể áp đặt một lệnh trừng phạt với Ấn Độ xuất hiện sau một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra hôm 14/3 cho thấy, Ấn Độ và Hàn Quốc đang gia tăng sản lượng dầu nhập khẩu của Iran kể từ đầu năm nay. Trước đó, Ấn Độ và Trung Quốc còn đề nghị Iran chuyển đổi từ đồng USD sang vàng trong thương mại song phương.
Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ phải chịu áp lực từ Washington khi liên minh kinh tế với Iran. Phát biểu trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ hồi tháng 2/2012, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton đã cho biết, Mỹ đang tiến hành đối thoại "rất thẳng thắn và rất căng thẳng" với Ấn Độ cũng như nhiều nước khác như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm buộc các nước này chấm dứt nhập khẩu dầu lửa từ Iran.
Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ vẫn không chịu lùi bước. Xuất phát từ quan điểm địa chính trị của Ấn Độ với Iran, các lợi ích an ninh, kinh tế ở Afghanistan và các mối quan hệ thương mại khó khăn với Pakistan, Ấn Độ coi Iran như một đối tác quan trọng lâu dài.
Trả lời Bloomberg hồi giữa tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết, "chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc". “Các hạn chế đối với từng quốc gia sẽ tác động đến kinh tế và từ góc độ pháp lý chúng tôi thấy không có lý do gì buộc chúng tôi phải tuân thủ họ (Mỹ và châu Âu)".
Còn theo nhận xét của Tướng Dipankar Banerjee, chuyên gia cấp cao của Viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột của Ấn Độ, "Mỹ chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt". Ông nói: "Chúng tôi hiểu rằng Mỹ tìm cách ép Iran từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng chúng tôi cũng phải xem xét các lợi ích chiến lược của mình về an ninh và thương mại trong khu vực sau năm 2014, khi Mỹ rút khỏi Afghanistan".
Với các nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trị giá ước khoảng 3.000 tỷ USD ở Afghanistan, một tuyến đường thương mại ổn định đi qua nước này sẽ cung cấp các nguồn nhiên liệu cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Ông Banerjee cho rằng, tuyến đường này cũng có thể giúp ổn định nền kinh tế của Afghanistan và là một biện pháp nhằm chống lại chủ nghĩa quá khích.
Ngoài thương mại, Ấn Độ đã ký thỏa thuận huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan ở Ấn Độ và cung cấp 2 tỷ USD viện trợ phát triển kể từ khu chế độ Taliban sụp đổ. Gần đây, lần đầu tiên Ấn Độ sử dụng cảng Chabahar ở phía đông nam Iran (sau khi giúp xây dựng cảng này một thập niên trước) để vận chuyển 100.000 tấn lúa mì viện trợ nhân đạo tới Afghanistan.
Tuy nhiên, sự phát triển và ổn định kinh tế của Afghanistan phụ thuộc vào nhiều vấn đề chứ không chỉ là sự liên quan của Ấn Độ và những khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran gây ra.
"Lệnh trừng phạt Iran là một yếu tố phức tạp trong chiến lược kinh tế hướng tới Afghanistan. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố phức tạp duy nhất", Ellen Laipson, Chủ tịch kiêm CEO của Trung tâm Stimson, một viện chính sách công có trụ sở tại Washington nhận xét.
Trong thời điểm Mỹ đang cố gắng cô lập Iran bằng cách thúc ép các nước giảm bớt lượng dầu nhập khẩu từ Iran cũng như các hoạt động trao đổi thương mại khác với nước Cộng hòa Hồi giáo, thì New Delhi lại tìm cách tạo dựng các mối quan hệ thương mại mới với Tehran, coi quốc gia này là con đường lý tưởng để xây dựng ảnh hưởng cần có ở Trung Á và Afghanistan.
Trước khi bị Pakistan chia cắt, Ấn Độ có các mối quan hệ chính trị và thương mại với các nước Trung Á và hướng tới Nga cũng như châu Âu. Sự ra đời của đất nước Pakistan đã ngăn cản Ấn Độ thâm nhập vào khu vực này và từ lâu New Delhi đã coi Iran là phao cứu sinh để giúp họ vươn tới khu vực và bên ngoài.
Tuần trước, Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức một hội nghị gồm đại diện của 14 nước nhằm giúp xây dựng một mạng lưới vận chuyển mới mang tên "Hành lang Quốc tế Bắc Nam", để có thể giúp Ấn Độ sử dụng các tuyến đường sắt, đường cao tốc và các bến cảng của Iran.
Dự án này sẽ giúp việc kết nối Ấn Độ với các quốc gia châu Âu chỉ còn mất một nửa thời gian so với các tuyến đường thương mại hiện nay thông qua kênh đào Suez của Ai Cập. Hội nghị này diễn ra sau khi một phái đoàn thương mại Ấn Độ được chính phủ tài trợ trở về từ Iran cho biết những khả năng mới về thương mại giữa hai nước.
Trước đó không lâu, các tổ chức xuất khẩu của Ấn Độ cho biết, Iran đã đặt mua của Ấn Độ nhiều loại hàng hóa mới như thức ăn cho gia súc, lúa mì, đường và chè. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách tiếp tục thúc ép Ấn Độ hạn chế xuất khẩu sang thị trường Iran.
Năm 2011, Ấn Độ là bạn hàng lớn thứ 4 của Iran sau Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, với 12% sản lượng dầu thô mua từ Iran, trị giá 12 tỷ USD. Điều này cho thấy nhu cầu nhập dầu thô từ Iran của Ấn Độ vẫn còn rất lớn.
Các mối quan hệ thương mại của Ấn Độ với Iran đã khiến Mỹ rơi vào cảnh khó xử. Mặc dù Washington coi sự phát triển của Ấn Độ như một cường quốc khu vực và hoan nghênh các nỗ lực viện trợ của New Delhi tại Afghanistan, song chương trình hạt nhân của Tehran vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hồi giữa tháng trước, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin từ một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, Tổng thống Barack Obama có thể sẽ buộc phải ngăn chặn mọi khoản thanh toán liên quan đến mua bán dầu của các ngân hàng Ấn Độ và Ngân hàng Trung ương Iran thông qua hệ thống ngân hàng Mỹ.
Các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu về dầu mỏ của Iran sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 tới. Do vậy, một số quan chức Mỹ tin rằng, Tổng thống Barack Obama có thể bị bắt buộc phải áp đặt lệnh trừng phạt với Ấn Độ sớm nhất là ngày 28/6.
Các thông tin về việc Mỹ có thể áp đặt một lệnh trừng phạt với Ấn Độ xuất hiện sau một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra hôm 14/3 cho thấy, Ấn Độ và Hàn Quốc đang gia tăng sản lượng dầu nhập khẩu của Iran kể từ đầu năm nay. Trước đó, Ấn Độ và Trung Quốc còn đề nghị Iran chuyển đổi từ đồng USD sang vàng trong thương mại song phương.
Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ phải chịu áp lực từ Washington khi liên minh kinh tế với Iran. Phát biểu trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ hồi tháng 2/2012, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton đã cho biết, Mỹ đang tiến hành đối thoại "rất thẳng thắn và rất căng thẳng" với Ấn Độ cũng như nhiều nước khác như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm buộc các nước này chấm dứt nhập khẩu dầu lửa từ Iran.
Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ vẫn không chịu lùi bước. Xuất phát từ quan điểm địa chính trị của Ấn Độ với Iran, các lợi ích an ninh, kinh tế ở Afghanistan và các mối quan hệ thương mại khó khăn với Pakistan, Ấn Độ coi Iran như một đối tác quan trọng lâu dài.
Trả lời Bloomberg hồi giữa tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết, "chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc". “Các hạn chế đối với từng quốc gia sẽ tác động đến kinh tế và từ góc độ pháp lý chúng tôi thấy không có lý do gì buộc chúng tôi phải tuân thủ họ (Mỹ và châu Âu)".
Còn theo nhận xét của Tướng Dipankar Banerjee, chuyên gia cấp cao của Viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột của Ấn Độ, "Mỹ chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt". Ông nói: "Chúng tôi hiểu rằng Mỹ tìm cách ép Iran từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng chúng tôi cũng phải xem xét các lợi ích chiến lược của mình về an ninh và thương mại trong khu vực sau năm 2014, khi Mỹ rút khỏi Afghanistan".
Với các nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trị giá ước khoảng 3.000 tỷ USD ở Afghanistan, một tuyến đường thương mại ổn định đi qua nước này sẽ cung cấp các nguồn nhiên liệu cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Ông Banerjee cho rằng, tuyến đường này cũng có thể giúp ổn định nền kinh tế của Afghanistan và là một biện pháp nhằm chống lại chủ nghĩa quá khích.
Ngoài thương mại, Ấn Độ đã ký thỏa thuận huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan ở Ấn Độ và cung cấp 2 tỷ USD viện trợ phát triển kể từ khu chế độ Taliban sụp đổ. Gần đây, lần đầu tiên Ấn Độ sử dụng cảng Chabahar ở phía đông nam Iran (sau khi giúp xây dựng cảng này một thập niên trước) để vận chuyển 100.000 tấn lúa mì viện trợ nhân đạo tới Afghanistan.
Tuy nhiên, sự phát triển và ổn định kinh tế của Afghanistan phụ thuộc vào nhiều vấn đề chứ không chỉ là sự liên quan của Ấn Độ và những khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran gây ra.
"Lệnh trừng phạt Iran là một yếu tố phức tạp trong chiến lược kinh tế hướng tới Afghanistan. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố phức tạp duy nhất", Ellen Laipson, Chủ tịch kiêm CEO của Trung tâm Stimson, một viện chính sách công có trụ sở tại Washington nhận xét.